I. MỤC TIÊU
Qua bài học này học sinh sẽ:
1. Kiến thức:
- Hs nêu được định nghĩa quần thể , lấy được ví dụ hoạ về một quần thể sinh vật.
- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Thảo luận nhóm
3. Thái độ:Xây dựng cho hs ý thức tự giác trong học tập. Ý thức bảo vệ thiên nhiên
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
2.Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòinăng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh phóng to hình 47 SGK. Tư liệu về 1 vài vài quần thể sinh vật.
- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.
2. HS: Nghiên cúu trước bài 47
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 47+48: Quần thể sinh vật. Quần thể người - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:16/05/2020
CHƯƠNG II- HỆ SINH THÁI
Tiết 47: Bài 47+ 48: QUẦN THỂ SINH VẬT- QUẦN THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này học sinh sẽ:
1. Kiến thức:
- Hs nêu được định nghĩa quần thể , lấy được ví dụ hoạ về một quần thể sinh vật.
- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Thảo luận nhóm
3. Thái độ:Xây dựng cho hs ý thức tự giác trong học tập. Ý thức bảo vệ thiên nhiên
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
2.Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòinăng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh phóng to hình 47 SGK. Tư liệu về 1 vài vài quần thể sinh vật.
- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.
2. HS: Nghiên cúu trước bài 47
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: Khởi động
Gv cho hs xem video các loài vật trong rừng nhiệt đới:
Tổ chức cho hs thảo luận vấn đề:
- Em quan sát được nhưng loài sv nào ? Chúng sống theo đàn hay đơn lẻ ?
Gv gọi 1 số hs trả lời. Mỗi hs nêu 1 đặc điểm
Gv ghi các ý của hs ra góc bảng
Vậy tập hợp các cá thể sv cùng loài gọi là gì? Chúng có mqh với nhau ntn?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh: đàn ngựa, đàn bò, bụi tre, rừng dừa...
- GV thông báo rằng chúng được gọi là 1 quần thể.
KT trình bày 1 phút
- Thế nào là 1 quần thể sinh vật?
- HS nêu được :
+ Các cá thể cùng loài .
+ Cùng sống trong khoảng không gian nhất định.
+ Có khả năng giao phối.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật.
HS trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ VD 1, 3, 4 không phải là quần thể.
+ VD 2, 5 là quần thể sinh vật.
- GV nhận xét, thông báo kết quả đúng và yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết.
Hs: lấy ví dụ: đàn Chim sáo trong rừng, các cá thể cá mè trắng sống trong hồ ....
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
I.Thế nào là một quần thể sinh vật
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng
không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Vd: Các cá thể cá rô tuong 1 cái ao
Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK
GV chỉ giới thiệu các đặc trưng
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuôit, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
2. Thành phần nhóm tuổi
- Bảng 47.2.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.
3. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- GV yêu cầu HS nc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong mục s SGK trang 141.
- HS thảo luận nhóm, trình bày và bổ sung kiến thức, nêu được:
+ Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao
+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
+ Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa.
Giáo viên nhận xét và chốt kết luận.
- GV gợi ý HS nêu thêm 1 số VD về biến động số lượng cá thể sinh vật tại địa phương.
- GV đặt câu hỏi:
KT trình bày 1 phút
- Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể?
- Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào?
Giáo viên nhận xét và chốt kết luận.
III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Các nhân tố của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
Hoạt động 4: Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 48.1 SGK.
HS vận dụng kiến thức đã học ở bài trước, kết hợp với kiến thức thực tế, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng 48.1
- Quần thể người có đặc điểm nào giống với các đặc điểm của quần thể sinh vật khác?
- GV lưu ý HS: tỉ lệ giới tính có ảnh hưởng đến mức tăng giảm dân số từng thời kì, đến sự phân công lao động ...(như SGV).
- Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào?
- Do đâu có sự khác nhau đó?
Giáo viên nhận xét và chốt kết luận.
IV.Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
- Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Hoạt động 2: Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
Yêu cầu HS tự đọc SGK
V. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- SGK
Hoạt động 3: Tăng dân số và phát triển xã hội
- Phân biệt tăng dân số tự nhiên với tăng dân số thực?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập SGK trang 145.
HS trao đổi nhóm, liên hệ thực tế và hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Lựa chọn a, b, c, d, e, f, g.
- GV nhận xét và chốt đáp án
KT trình bày 1 phút
- Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
- Ở Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống?
GV giới thiệu tình hình tăng dân số ở Việt Nam (SGK trang 134). Và các biện pháp tuyên truyền
+ Thực hiện pháp lệnh dân số.
+ Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô.
+ Giáo dục sinh sản vị thành niên.
Giáo viên nhận xét và chốt kết luận.
VI. Tăng dân số và phát triển xã hội
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
* Tăng dân số tự niên + số người nhập cư – số người di cư = Tăng dân số thực.
- Khi dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước.
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
- Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể? Trong các đặc trưng đó đặc trưng nào là quan trọng nhất ?
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
Giói tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá
Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế
C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân
D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
Câu 2: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia?
A. Tỉ lệ giới tính B. Sự tăng giảm dân số
C. Thành phần nhóm tuổi D. Cả 3 yếu tố A, B và C
Câu 3: Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:
Mật độ dân số trên một khu vực nào đó
B. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
Tỉ lệ giới tính
Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người
4. Hoạt động vận dụng
- Lấy VD một số quần thể SV sống ở xung quanh em ?
- Trong những tập hợp dưới đây, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
1. Các con voi sống trong vườn bách thú.
2. Các cá thể tôm sú sống trong đầm.
3. Một bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi.
4. Các cá thể chim trong rừng.
5. Tập hợp người Việt Nam định cư ở thành phố của Đức.
6. Tập hợp cá chép sống trong ao.
7. Rừng dừa Bình Định.
- Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?
- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
- Trả lời câu hỏi 2,3 SGK
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu bài quần xã sinh vật
- Tìm hiểu những đặc điểm khác biệt của quần thể người châu á, âu, phi, mĩ ?
************************************************
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh: đàn ngựa, đàn bò, bụi tre, rừng dừa...
- GV thông báo rằng chúng được gọi là 1 quần thể.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Thế nào là 1 quần thể sinh vật?
- GV lưu ý HS những cụm từ:
+ Các cá thể cùng loài .
+ Cùng sống trong khoảng không gian nhất định.
+ Có khả năng giao phối.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật.
- GV nhận xét, thông báo kết quả đúng và yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết.
- GV cho HS nhận biết thêm VD quần thể khác: các con voi sống trong vườn bách thú, các cá thể tôm sống trong đầm, 1 bầy voi sống trong rừng rậm châu phi ...
- HS nghiên cứu SGK trang 139 và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ VD 1, 3, 4 không phải là quần thể.
+ VD 2, 5 là quần thể sinh vật.
+ Chim trong rừng, các cá thể sống trong hồ như tập hợp thực vật nổi, cá mè trắng, cá chép, cá rô phi...
Kết luận
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng
không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Các quần thể trong 1 loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào?
- Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này cho phép ta biết được điều gì?
- Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? Cho VD ?
- Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát bảng 47.2 và trả lời câu hỏi:
- Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?
- Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu HS đọc tiếp thông tin SGK, quan sát H 47 và trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi?
- Mật độ quần thể là gì?
- GV lưu ý HS: dùng khối lượng hay thể tích tuỳ theo kích thước của cá thể trong quần thể. Kích thước nhỏ thì tính bằng khối lượng...
- Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? Cho VD?
- Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp?
- Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao?
- HS nghiêncứu SGK nêu được:
+ Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
- HS tự nghiên cứu SGK trang 140, cá nhân trả lời, nhận xét và rút ra kết luận.
+ Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn: giai đoạn trứng mới được thụ tinh, giai đoạn trứng mới nở hoặc con non, giai đoạn trưởng thành.
+ Tỉ lệ đực cái trưởng thành cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
+ Tuỳ loài mà điều chỉnh cho phù hợp.
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Hình A: đáy tháp rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
+ Hình B: Đáy tháp rộng vừa phải (trung bình), tỉ lệ sinh không cao, vừa phải (tỉ lệ sinh = tỉ ệ tử vong) số lượng cá thể ổn định (không tăng, không giảm).
+ Hình C: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản, số lượng cá thể giảm dần.
- HS nghiên cứu GSK trang 141 trả lời câu hỏi.
- HS nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:
- Rút ra kết luận.
+ Biện pháp: trồng dày hợp lí loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ.
+ Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.
Kết luận:
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuôit, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
2. Thành phần nhóm tuổi
- Bảng 47.2.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.
3. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục s SGK trang 141.
- GV gợi ý HS nêu thêm 1 số VD về biến động số lượng cá thể sinh vật tại địa phương.
- GV đặt câu hỏi:
- Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể?
- Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào?
- HS thảo luận nhóm, trình bày và bổ sung kiến thức, nêu được:
+ Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao
+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
+ Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa.
- HS khái quát từ VD trên và rút ra kết luận.
Kết luận:
- Các đời sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC tự tin
Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học:
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể? Trong các đặc trưng đó đặc trưng nào là quan trọng nhất ?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Lấy VD một số quần thể SV sống ở xung quanh em ?
- Trong những tập hợp dưới đây, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
1. Các con voi sống trong vườn bách thú.
2. Các cá thể tôm sú sống trong đầm.
3. Một bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi.
4. Các cá thể chim trong rừng.
5. Tập hợp người Việt Nam định cư ở thành phố của Đức.
6. Tập hợp cá chép sống trong ao.
7. Rừng dừa Bình Định.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Tìm hiểu một số quần thể SV có ở địa phương. Liên hệ các đặc trưng của quần thể đó?
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể trong quàn thể quan mạng internet
- Tìm hiểu các đặc trưng của quần thể người
*******************************************************
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_4748_quan_the_sinh_vat_quan_the_n.doc