Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

- Nêu được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

2. Kỹ năng: Biết cách thực hiện các phương pháp hô hấp nhân tạo.

3. Thái độ:Có tinh thần tích cực sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.

4.2. Phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phương tiện Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân (chuẩn bị theo tổ)

Nếu có điều kiện sử dụng đĩa CD về các thao tác trong 2 phương pháp, tranh.

2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

- Ổn định lớp: 8B.

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, kiểm tra mục đích của bài thực

hành.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học:

2.1. Khởi động:

Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho ta bị ngạt thở. Theo em, cơ thể

ngừng hô hấp có thể dẫn tới hậu quả gì?

Vậy để cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột theo đúng cách để có hiệu

quả cao nhẩt ta phải làm như thế nào?

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng : 04/11/2019 Tiết 25 – Bài 23 THỰC HÀNH - HÔ HẤP NHÂN TẠO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. - Nêu được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. 2. Kỹ năng: Biết cách thực hiện các phương pháp hô hấp nhân tạo. 3. Thái độ:Có tinh thần tích cực sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn. 4. Năng lực, phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học - Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất. 4.2. Phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Phương tiện Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân (chuẩn bị theo tổ) Nếu có điều kiện sử dụng đĩa CD về các thao tác trong 2 phương pháp, tranh. 2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Ổn định lớp: 8B............... - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, kiểm tra mục đích của bài thực hành. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: 2.1. Khởi động: Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho ta bị ngạt thở. Theo em, cơ thể ngừng hô hấp có thể dẫn tới hậu quả gì? Vậy để cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột theo đúng cách để có hiệu quả cao nhẩt ta phải làm như thế nào? 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống cần được hô hấp - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT đọc tích cực - NL: NL tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác và NL thể chất. - PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản I. Các tình huống cần được hô hấp 2 thân... - GV đặt câu hỏi: - Nêu các tình huống cần được hô hấp nhân tạo? - Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế và nêu được. - Khi bị đuối nước: cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược vừa chạy. - Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện. - Khi bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. Hoạt động 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT đọc tích cực - NL: NL tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác và NL thể chất. - PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... - Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào? - GV treo tranh vẽ minh hoạ các thao tác hô hấp (hoặc cho HS xem băng hình). - HS tự nghiên cứu thông tin SGK. - 1 HS trình bày. - Các nhóm tiến hành làm dưới dự điều khiển của nhóm trưởng. - GV treo tranh minh hoạ hoặc cho HS xem băng hình để trả lời câu hỏi: - Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành như thế nào? - Yêu cầu các nhóm tiến hành. - HS tự nghiên cứu SGK, xem tranh - 1 HS trình bày thao tác. - Các nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày thao tác. - Các nhóm khác nhận xét. II. Tiến hành hô hấp nhân tạo SGK Hoạt động 3: Thu hoạch 2.3. Hoạt động luyện tập: - Mỗi HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho GV đánh giá 24. Hoạt động vận dụng: 3 Gợi ý viết thu hoạch I. Kiến thức Câu 1: So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo. * Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái. * Khác nhau: - Chết đuối do phổi ngập nước. - Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng. - Bị lâm vào môi trường ô nhiễm; ngất hay ngạt thở. Câu 3: So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo * Giống: - Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân. - Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút. lượng khí được thông ít nhất 200 ml. * Khác nhau: Cách tiến hành. - Phương pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí. - Phương pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực. * Hiệu quả của phương pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì: - Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi. - Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn). - Học bài và trả lời câu SGK. - Giải thích vì sao ngủ trong phòng kín, sưởi than lại có thể tử vong? - Hướng dẫn: Câu 3: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh. 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học bài và hoàn thành bản thu hoạch. - Chuẩn bị bài cho giờ sau , ngày 02 tháng 11 năm 2019 Đã kiểm tra ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... 4 Ngày giảng: /11/2019 Chương V – Tiêu hoá Tiết 26 – Bài 24 TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được các nhóm chất có mặt trong thức ăn. - Trình bày được các hoạt động trong quá trình tiêu hoá. - Trình bày vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người. - Xác định được vị trí của các cơ quan trên tranh, mô hình. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá. 4. Năng lực, phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học - Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất. 4.2. Phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. Mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. 2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Ổn định lớp: 8B.............. - Kiểm tra bài cũ: GV thu báo cáo giờ thực hành. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học : 2.1. Khởi động: Các em nhịn ăn được bao lâu? Chúng ta nói đến ăn uống tức là nói đến hệ cơ quan trong cơ thể? Trong bài mở đầu của chương chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tiêu hoá, xem nó xảy ra như thế nào? gồm những cơ quan nào? 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động1: Thức ăn và sự tiêu hoá - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT đọc tích cực - NL: NL tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác và NL thể chất. I: Thức ăn và sự tiêu hoá 5 - PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát H 24.1; 24.2, cùng với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi: - Vai trò của tiêu hoá là gì? + Tiêu hoá giúp chuyển các chất trong thức ăn thành các chất cơ thể hấp thụ được. Thức ăn tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và xây dựng tế bào. - HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - Hằng ngày chúng ta thường ăn những loại thức ăn nào? Thức ăn đó thuộc loại thức ăn gì? - Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá? chất nào không bị biến đổi? - HS kể tên các loại thức ăn và sắp xếp chúng thành từng loại: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng... + Chất bị biến đổi: prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. + Chất không bị biến đổi: nước, vitamin, muối khoáng. - Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? - Hoạt động nào quan trọng nhất? + Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất. - HS trình bày. - Vai trò của tiêu hoá đối với thức ăn? - Quá trình tiêu hoá diễn ra ở đâu? chúng ta cùng tìm hiểu phần II. - Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ - Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn → đẩy các chất trong ống tiêu hoá→tiết dịch tiêu hoá→ tiêu hoá thức ăn→ hấp thụ chất dinh dưỡng → thải bã. - Vai trò của tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn. Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT đọc tích cực - NL: NL tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác . - PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... - Yêu cầu HS quan sát H 24.3 và lên bảng hoàn thành tranh câm. ?Kể tên các bộ phận của ống tiêu hoá? - Kể tên các tuyến tiêu hoá? - HS tự quan sát H 24.3, 1 HS lên bảng gắn chú II. Các cơ quan tiêu hoá + ống tiêu hoá gồm: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. + Tuyến tiêu hoá gồm: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột. 6 thích. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 24 vào vở. - HS hoàn thành bảng. - GV giới thiệu về tuyến tiêu hoá. - Yêu cầu HS dự đoán chức năng của các cơ quan. - HS nghe. - 1 HS dự đoán, các HS khác bổ sung. - GV trình bày quá trình tiêu hoá thức ăn 1 lần. - Gọi 1 HS khác trình bày lại. 2.3. Hoạt động luyện tập: HS đọc kl sgk. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: Thế nào là sự tiêu hoá thức ăn? a. Sự biến đổi thức ăn từ chất rắn thành chất lỏng. b. Sự biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. c. Sự biến đổi thức ăn từ các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất cặn bã không thể hấp thụ được. Câu 2: Điền vào chỗ trống Quá trình tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn về mặt ............ (sinh lí, sinh hoá, lí hoá). Kết quả là thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản, hoà tan, có thể ........... (hấp thụ, tràn, ngấm) vào máu để cung cấp cho các tế bào sử dụng. Câu 3: Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào? 2.4. Hoạt động vận dụng: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Hướng dẫn: Câu 1: Các chất trong thức ăn được phân nhóm theo các đặc điểm sau: + Căn cứ vào cấu tạo hoá học: chất hữu cơ và chất vô cơ. + Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hoá: chất không bị biến đổi, chất bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá. Câu 3: Các chất cần thiết như nước, vitamin, muối khoáng vào cơ thể theo đường tiêu hoá thì cần phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá, hấp thụ thức ăn. - Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là: tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn hoặ qua kẽ giữa các tế bào vào mô rồi lại vào máu (tiêm bắp). 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Đọc trước bài 25- tiêu hoá ở khoang miệng. ngày 02 tháng 11 năm 2019 Đã kiểm tra ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... 7

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_2526_nam_hoc_2019_2020_truong_pt.pdf
Giáo án liên quan