Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55+56 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Củng cố hệ thống lại các kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của các động vật có xương sống thích nghi với đời sống của chúng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, kĩ năng tổng hợp, so sánh.

3. Thái độ:

- GD lòng yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

- GV: hệ thống các câu hỏi.

- HS: ôn tập nội dung kiến thức.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Cá nhân, cặp.

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

 HĐ1: KĐ: GV giới thiệu mục tiêu của tiết ôn tập.

HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55+56 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/6/2020 Ngày giảng: 7A5: ...../6 ; 7A6: ....../ 6 Tiết 55 : ÔN TẬP HỌC KÌ II (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Củng cố hệ thống lại các kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của các động vật có xương sống thích nghi với đời sống của chúng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, kĩ năng tổng hợp, so sánh. 3. Thái độ: - GD lòng yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ - GV: hệ thống các câu hỏi. - HS: ôn tập nội dung kiến thức. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV giới thiệu mục tiêu của tiết ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. HĐ 1. Kiến thức về cấu tạo ngoài. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: y/c học sinh xem lại đặc điểm cấu tạo ngoài của các động vật có xương sống - HS: nhớ lại nội dung kiến thức. - GV: đưa câu hỏi hs trả lời. - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước ? - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn, ở nước ? - Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ? I. Kiến thức về cấu tạo ngoài. + Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân để giảm sức cản của nước khi bơi. + Mắt cá không có mi màng mắt tiếp xúc với môi trường nước màng mắt không bị khô. + Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước. + Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang. - Đặc điểm ở nước: 1, 3, 6 bảng sgk T114 - Đặc điểm ở cạn: 2, 4, 5 bảng sgk T114. - Trình bày các đặc điểm bảng sgk T135 HĐ 2. Ôn tập kiến thức về đa dạng sinh học. Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Thế nào là đa dạng sinh học. ? Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích ? Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. ?Nêu những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học. ?Nêu những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học II. Ôn tập kiến thức về đa dạng sinh học. - Đa dạng sinh học biểu thị bằng số loài nhiều, sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi củ động vật với điều kiện sống khác nhau. - Đặc điểm cấu tạo của động vật ở môi trường đới lạnh + Bộ lông dày để giữ nhiệt. + Lớp mỡ dưới da dày: giữ nhiệt dự trữ năng lượng chống rét. + Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, tre mắt kẻ thù. - Tập tính: ngủ về mùa đông, di cư về mùa đông, hoạt động về ban ngày. - Ở hoang mạc đới nóng học sinh dựa vào bảng trả lời. - Vì do điều kiện sống và nguồn sống của môi trường đa dạng do khả năng thích nghi chuyên hóa cao của nhiều loài dẫn đến số loài nhiều phông phú. + do ý thức của người dân. + nhu cầu phát triển của xã hội. HĐ 3: Luyện tập - Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học ? HĐ 4: Vận dụng - Thế nào là động vật quý hiếm ? Cho ví dụ. - Biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm ? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV yêu cầu hs về nhà tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Ôn tập các nội dung kiến thức để kiểm tra học kì II. Ngày soạn: 16/6/2020 Ngày giảng: 7A5: ...../6; 7A6: ....../ 6 ÔN TẬP NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP THÚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng. - Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn KN quan sát, so sánh. KN hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ -GV: Hình phóng to 48.1; 48.2 SGK. - HS: kẻ bảng SGK trang 157 vào vở. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đời sống? 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: GV giới thiệu nội dung bài học. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động 1: Đặc điểm chung của lớp thú: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung. Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh. I. Đặc điểm chung của lớp thú: - Đặc điểm chung của lớp thú: + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất + Thai sinh và nuôi con bằng sữa + Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt. Hoạt động 2: Vai trò của thú: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Thú có những giá trị gì trong đời sống con người? ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? - GV nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận. II. Vai trò của thú: - Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại. - Biện pháp: + Bảo vệ động vật hoang dã. + Xây dựng khu bảo tồn động vật. + Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. HĐ 3: Luyện tập - GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm ? Nêu vai trò của lớp thú HĐ 4: Vận dụng ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV yêu cầu hs về nhà thực hiện Cho tập hợp các sinh vật sau: Vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy sắp xếp thành từng nhóm sinh vật có một, hai, ba hình thức di chuyển V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập lại các nội dug học kì II để tiết sau ôn tập.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_5556_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx
Giáo án liên quan