Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 42+43 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được tính đa dạng và thông nhất của lớp bò sát

- Phân biệt được đặc điểm cấu tạo 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát (có vảy

rùa, cá sấu)

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ yêu thích, tìm hiểu tự nhiên.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh một số loài khủng long.

2. Học sinh:

- Ôn tập các kiến thức về bò sát.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, trực quan, thảo luận.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 42+43 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7AB- 05/5/2020. Tiết 42 - Bài 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được tính đa dạng và thông nhất của lớp bò sát - Phân biệt được đặc điểm cấu tạo 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát (có vảy rùa, cá sấu) - Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục thái độ yêu thích, tìm hiểu tự nhiên. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh một số loài khủng long. 2. Học sinh: - Ôn tập các kiến thức về bò sát. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, trực quan, thảo luận. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - Gv lớp bò sát đa dạng ntn? đặc điểm chung của lớp? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS KT: GV yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung trên bảng, khuyến khích trả lời các câu hỏi đơn giản. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong I. Sự đa dạng của bò sát SGK trang 130, quan sát hình 40.1 - Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào? => Sự đa dạng thể hiện ở: Số loài nhiều, cấu tạo cơ thể và môi trường sống phong phú. - Lấy VD minh hoạ? - GV chốt lại kiến thức. - GV giảng giải cho HS: - Sự ra đời của bò sát. + Nguyên nhân: do khí hậu thay đổi. + Tổ tiên bò sát là lưỡng cư cổ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 40.2, thảo luận: - Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa? - GV chốt lại kiến thức. - GV cho HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi 3p: - Nguyên nhân khủng long bị diệt vong? - Lí do diệt vong: + Do cạnh tranh với chim và thú. + Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai. - Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay? - Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì: + Cơ thể nhỏ  dễ tìm nơi trú ẩn. + Yêu cầu về thức ăn ít. + Trứng nhỏ an toàn hơn. - GVchốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS thảo luận: - Nêu đặc điểm chung của bò sát về: + Môi trường sống. + Đặc điểm cấu tạo ngoài. + Đặc điểm cấu tạo trong. - GV chốt lại kiến thức. - GV có thể gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung. - Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia làm 4 bộ - Có lối sống và môi trường sống phong phú. II. Các loài khủng long a. Sự ra đời - Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. b. Thời đại phồn thịnh và diệt vong củ khủng long - Thời đại phồn thịnh: Do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù. + Các loài khủng long rất đa dạng. - Lí do diệt vong: + Do cạnh tranh với chim và thú. + Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai. III. Đặc điểm chung của bò sát Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn. + Da khô, có vảy sừng. + Chi yếu có vuốt sắc. + Phổi có nhiều vách ngăn. + Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể. + Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. + Là động vật biến nhiệt. IV. Vai trò của bò sát - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu lợi ích và tác hại của bò sát? + Lấy VD minh hoạ? - HS tự đọc thông tin và rút ra vai trò của bò sát. - 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. - Lợi ích: + Có ích cho nông nghiệp, VD: rắn diệt sâu bọ, diệt chuột + Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa + Làm dược phẩm: nọc rắn, mật trăn + Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu - Tác hại: + Gây độc cho người: rắn Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm chung của bò sát ? Hoạt động 4. Vận dụng - Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục “Em có biết”. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu. - Kẻ bảng 1, 2 bài 41 vào vở. LỚP CHIM Ngày giảng: 7C- 07/5/2020. Tiết 43 - Bài 41: CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu phù hợp với chức năng bay lượn. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu. Bảng phụ ghi nội dung bảng 1và 2 trang 135, 136. 2. Học sinh: - Mỗi HS kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, trực quan, thảo luận. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm chung của bò sát? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV giới thiệu đặc điểm đặc trưng của lớp chim: Cấu tạo cơ thể thích nghi với sự bay và giới hạn nội dung nghiên cứu: chim bồ câu. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: - Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà? - Đặc điểm đời sống của chim bồ câu? - HS đọc thông trong SGK trang 135, I. Đời sống chim bồ câu - Đời sống: + Sống trên cây, bay giỏi thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Bay giỏi + Thân nhiệt ổn định - GV cho HS tiếp tục thảo luận: - Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? - 1-2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. + Thụ tinh trong + Trứng có vỏ đá vôi. + Có hiện tượng ấp trứng nuôi con. - So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV chốt lại kiến thức. - Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì? - GV phân tích: Vỏ đá vôi  phôi phát triển an toàn. ấp trứng  phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường. - GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1 và 41.2, đọc thông tin trong SGK trang 136 và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - HS quan sát kĩ hình kết hợp với thông tin trong SGK, nêu được các đặc điểm: + Thân, cổ, mỏ. + Chi + Lông - GV gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh. - 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 trang 135 SGK. - Các nhóm thảo luận, tìm các đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay, điền vào bảng 1. - GV gọi HS lên điền trên bảng phụ. - Đại diện nhóm lên bảng chữa, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV sửa chữa và chốt lại kiến thức theo bảng mẫu. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3, 41.4 SGK. + Tập tính làm tổ + Là động vật hằng nhiệt - Sinh sản: + Thụ tinh trong + Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi + Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi Thân: hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay Chi trước: Cánh chim Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng. Lông bông: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp Giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng Làm đầu chim nhẹ Cổ: Dài khớp đầu với thân. Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. b. Di chuyển - Nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh? - HS thu nhận thông tin qua hình  nắm được các động tác. + Bay lượn + Bay vỗ cánh - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1. - Thảo luận nhóm  đánh dấu vào bảng 2 Đáp án: bay vỗ cánh: 1, 5 Bay lượn: 2, 3, 4. - GV gọi 1 HS nhắc lại đặc điểm mỗi kiểu bay. - GV chốt lại kiến thức. - Chim có 2 kiểu bay: + Bay lượn. + Bay vỗ cánh. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Hoạt động 4. Vận dụng - Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục “Em có biết”. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài và trả lời câu hỏi SGK, kẻ bảng trang 139 vào vở ..............................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_4243_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf