Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Hiểu được vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng quan sát kênh hình nhận biết kiến thức và hoạt động theo nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin

b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 10/01/2020 TIẾT 39 : ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ I. MỤC TIÊU Qua bài học này hs đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng. - Hiểu được vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư. 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs kĩ năng quan sát kênh hình nhận biết kiến thức và hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: Gv : - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. Video một số loại lưỡng cư Hs: Tìm hiểu về lưỡng cư qua thực tế và qua internet III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: : Khởi động: Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Gv cho 2-4 hs tham gia Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các loài lưỡng cư mà em biết Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài Đặt vấn đề: Các loài lưỡng cư có thể được chia làm mấy lớp ? Đặc điểm phân loại là gì ?..... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài Hoạt động của GV và HS Nội dung - Gv cho hs xem video 1 số loại lưỡng cư - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 37.1 SGK thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. Tên bộ lưỡng cư Đặc điểm phân biệt Hình dạng Đuôi Kích thước chi sau Có đuôi Không đuôi Không chân - Cá nhân hs tự thu thập thông tin, thảo luận theo nhóm và hoàn thành phần bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét. - GV thông báo đáp án đúng KT trình bày 1 phút - Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt ba bộ lưỡng cư là gì ? Hs: về chân và đuôi - Nêu đặc điểm các bộ lưỡng cư? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia làm 3 bộ: + Bộ lưỡng cư có đuôi: Có đuôi dài dẹp,hai chân trước bằng chân sau. + Bộ lưỡng cư không đuôi: Thân ngắn, không có đuôi, hai chi sau to dài hơn hai chi trước. + Bộ lưỡng cư không chân: Thân dài thiếu chi. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường và tập tính Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS quan sát hình 37 (1-5) đọc chú thích và thảo luận nhóm lựa chọn câu trả lời điền vào bảng trang 121 SGK. - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Kết luận: Luỡng cư có tập tính phong phú và đa dạng về môi trường sống Đáp án : Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư Tên loài Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ Cá cóc tam đảo Sống chủ yếu trong nước Ban ngày Trốn chạy, ẩn nấp Ểnh ương lớn Ưa sống ở vực nước hơn Ban đêm Doạ nạt Cóc nhà Ưa sống ở cạn hơn Ban đêm Trốn chạy ẩn nấp Ếch cây Sống chủ yếu trên cây vẫn lệ thuộc vào môi trường nước Ban đêm Trốn chạy ẩn nấp Ếch giun Sống chủ yếu ở cạn Chui luồn trong hang đất Trốn ẩn nấp Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của lưỡng cư Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học , thảo luận nhóm( khăn trải bàn )trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về môi trường sống, cơ quan di chuyển, hô hấp, tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể? - Hs thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung nhất của lưỡng cư. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Lưỡng cư là động vật có xương sống vừa thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da trần và ẩm. - Di chuyển bằng 4 chi. - Hô hấp bằng da và phổi. - Tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua giai đoạn biến thái . - Là động vật biến nhiệt. Hoạt động 4: Vai trò của lưỡng cư Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi: KT trình bày 1 phút + Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người ? + Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ? (Đa số chim đi kiếm ăn về ban ngày, đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư) đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày) + Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có ích chúng ta cần làm gì? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. - Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế trong địa phương, kết hợp giáo dục các em và cho các em biết một số loài ếch đem lại lợi ích lớn trong nền kinh tế vì vậy đã có nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi ếch đem lại lợi nhuận lớn. - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình Vai trò: - Lưỡng cư có vai trò rất lớn cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh . - Có giá trị thực phẩm. - Một số lưỡng cư làm thuốc. - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học Hình thành phẩm chất: bảo vệ các loài động vật có ích HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Phân biệt 3 bộ lưỡng cư. - Nêu đặc điểm chung và vai trò của lưỡng cư ? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: - Ở địa phương em có những loại lưỡng cư nào ? chúng thuộc bộ nào ? - Vai trò của các loài lưỡng cư ở địa phương em ? - Cần làm gí để bảo vệ nhân giống các loại lưỡng cư có ích ? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà). - Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục " Em có biết". V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nghiên cứu bài mới: Bài: Thằn lằn bóng đuôi dài. - Tìm hiểu thằn lằn bóng đuôi dài qua internet - Kẻ bảng tr.125 vào vở bài tập ........................................................ Ngày giảng: 13/01/2020 LỚP BÒ SÁT TIẾT 40: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI I. MỤC TIÊU Qua bài học này hs đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được những đặc điềm về đời sống của thằn lằn. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. - Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn. 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm . 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, có ý thức bảo vệ động vật 4. Năng lực : a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. 2. HS: tìm hiểu về thằn lằn bóng qua internet III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư ? - Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: “bóng chuyền” Câu hỏi: Nêu các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng đuôi dài mà em quan sát được : Luật chơi: Mỗi hs nêu 1 đặc điểm sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng Vậy thằn lằn bóng đuôi dài có những đặc điểm cấu tạo thích nghi đời sống ntn? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động 1: Đời sống Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành bảng so sánh: “So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng” - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Yêu cầu hs trả lời câu hỏi? KT trình bày 1 phút + Thằn lằn bóng thường sinh sống ở đâu? + Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn? + Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít? + Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. - Đời sống: + Thằn lằn ưa sống nơi khô ráo. + Thích phơi nắng, ăn sâu bọ. + Có tập tính trú đông. + Là động vật biến nhiệt. - Sinh sản: Thụ tinh trong, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng phát triển trực tiếp. Đáp án : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng với ếch đồng. Đặc điểm so sánh Thằn lằn Ếch đồng Nơi sống và hoạt động Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt, cạnh các khu vực nước Thời gian kiếm mồi Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi lúc chập tối hoặc đêm. Tập tính Thích phơi nắng, trú đông trong các hố đất khô ráo Thích ở nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong hốc đất ẩm bên bờ vực nước hoặc trong bùn. Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc bảng tr.125 SGK đối chiếu với hình cấu tạo ngoài →ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn câu trả lời phù hợp→hoàn thành bảng tr.125 SGK - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức - GV chốt lại kiến thức. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài (Nội dung ở bảng) Đáp án: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn TT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô có vảy song bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể 2 Có cổ dài Phát huy được vai trò các giác quan trên đầu và bắt mồi dễ dàng. 3 Mắt có mí cử động , có nước mắt Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô. 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ 5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển 6 Bàn chân có 5 ngón và có vuốt Tham gia sự di chuyển ở cạn - Học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ và nêu thứ tự các bước của thằn lằn khi di chuyển. KT trình bày 1 phút - Thân và đuôi có vai trò gì trong di chuyển?( làm điểm tựa) - GV nhận xét và chốt kiến thức 2. Di chuyển - Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi làm con vật tiến lên phía trước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Chọn đáp án đúng Câu 1: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng như thế nào- A. Bắt mồi về ban đêm B. Bắt mồi về ban ngày C. Bắt mồi cả ban ngày và ban đêm. Câu 2: Thằn lằn bóng có tập tính gì- A. Trú đông trong các hốc đất khô dáo. B. Trú đông trong các hốc đất tối và ẩm ướt. C. Không trú đông Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào- A. Di chuyển theo kiểu nhảy cóc. B. Di chuyển theo kiểu vừa nhảy vừa bò. C. Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước. Câu 4: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn. A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để làm nổi rõ các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ? - Vẽ hình mô tả lại cách di chuyển của thằn lằn ? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học kĩ bài, hoàn thành phần bài tập - Đọc mục em có biết V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Tìm hiểu cấu tạo trong của thằn lằn. - Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với môi trường cạn?

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc