I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS chỉ ra được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ
quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể với môi trường nước. Trình bày được
tập tính của cá.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD HS lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng
lực thực hành, năng lực hoạt động nhóm
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến
thức sinh học vào cuộc sống, năng lực thực hành
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh cấu tạo trong của cá chép.
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
2. HS: Tìm hiểu cấu tạo trong cá chép
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành thí
nghiệm, hoạt động nhóm
2. KTDH: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 27/11/2019
TIẾT 33 - Bài 32
CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS chỉ ra được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ
quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể với môi trường nước. Trình bày được
tập tính của cá.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD HS lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng
lực thực hành, năng lực hoạt động nhóm
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến
thức sinh học vào cuộc sống, năng lực thực hành
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh cấu tạo trong của cá chép.
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
2. HS: Tìm hiểu cấu tạo trong cá chép
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành thí
nghiệm, hoạt động nhóm
2. KTDH: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. æn ®Þnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi
Cấu tạo trong của cá chép có đặc điểm gì tiến hóa hơn các nhóm động vật đã
học ?
- Hs thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời
- Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng
Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Các hoạt động hình thành kiến thức mới
NỘI DUNG 1: Các cơ quan dinh dưỡng.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
1. Các cơ quan dinh dưỡng.
* Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
- Các bộ phận:
+ Ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực
quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
- GV yêu cầu hs hoạt động cá
nhân, nghiên cứu thông tin
SGK, quan sát tranh trả lời câu
hỏi:
- Sự phân hóa các bộ phận hệ tiêu
hóa ntn?
+ Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột.
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất
dinh dưỡng, thải chất cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá
chìm nổi trong nước.
* Hô hấp:
Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những
nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao
đổi khí.
* Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể:
đỏ tươi.
* Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống
lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra
ngoài.
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn
ra như thế nào?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hóa?
. HS nêu được:
+ Thức ăn được nghiền nát nhờ
răng hàm, dưới tác dụng của
enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi
thành chất dinh dưỡng ngấm qua
thành ruột vào máu
+ Các chất cặn bã được thải ra
ngoài qua hậu môn.
- GV cung cấp thêm thông tin về
vai trò của bóng hơi.
- GV cho HS thảo luận
nhóm( khăn trải bàn) câu hỏi:
+ Cá hô hấp bằng gì ?
+ Hãy giải thích hiện tượng cá có
cử động há miệng liên tiếp kết
hợp với cử động khép mở nắp
mang?
+ Vì sao trong bể nuôi cá người ta
thường thả rong hoặc cây thủy
sinh?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ
hệ tuần hoàn→ thảo luận nhóm
cặp đôi:
- Hệ tuần hoàn gồm những cơ
quan nào ?
- Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức
năng gì ?
- GV nhận xét và chốt kiến thức
NỘI DUNG 2: Thần kinh và các giác quan của cá.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
2.Thần kinh và các giác quan của cá:
- Hệ thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: não, tủy sống.
+ Dây thần kinh: đi từ trung ưng thần kinh
GV yêu cầu HS quan sát H33.2-3
SGK và mô hình não→ thảo luận
nhóm trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những
bộ phận nào?
Chức năng ?
+ Cấu tạo bộ não cá ?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
đến các cơ quan.
Chức năng : Điều khiển, điều hoà các
hoạt động trong cơ thể .
- Bộ não gồm 5 phần.
+ Não trước chưa phát triển
+ Não trung gian
+ Não giữa : Lớn là trung khu của thị
giác.
+ Tiểu não phát triển điều hoà các cử
động phức tạp.
+ Hành tuỷ điều khiển các nội quan.
- Các giác quan :
+ Mắt không có mí nên chỉ nhìn gần.
+ Mũi : Đánh hơi tìm mồi .
+ Cơ quan đường bên: Nhận biết áp lực,
tốc độ dòng nước, vật cản
- Hình thành cho hs phẩm chất: có trách
nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động
cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Cá có những giác quan nào ?
+ Nêu đặc điểm của mắt cá ?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp
dẫn cá?
+ Chức năng của cơ quan dường
bên ?
- Cơ quan đường bên nhận biết áp
lực tốc độ dòng nước, vật cản.
- Đại diện nhóm trình bày. Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
KT trình bày một phút
BVMT: Có nên đánh bắt cá bằng
hình thức nổ mìn, kích điện...?
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm của cơ quan tiêu hóa , tuần hoàn và hô hấp của cá ?
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Hệ tuần hoàn cá chép gồm những bộ phận nào?
A. Động mạch và tĩnh mạch B. Mao mạch
C. Tim có hai ngăn D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 2: Hệ thần kinh cá chép cấu tạo như thế nào?
A. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng trong cung đốt sống gồm bộ não và
tuỷ sống
B. Não trước chưa phát triển, tiểu não khá phát triển
C. Hành khứu giác, thuỳ thị giác rất phát triển
D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 3: Cắt bỏ não trước của cá chép thì:
A. Cá bị mù và mọi cử động của cá bị rối loạ B. Cá chết ngay
C. Tập tính cá vẫn không thay đổi. Vẫn bơi lội kiếm ăn, gặp nguy hiểm vẫn biết
lẩn trốn
Câu 4: Khi phá huỷ hành tuỷ của cá chép thì:
A. Cá chết ngay B. Tập tính cá vẫn không thay đổi
C. Cá bị mù D. Mọi cử động của cá bị rối loạn
Câu 5: Hệ thống cơ quan nào liên quan đến sự tạo thành bóng hơi?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hoá D. Hệ bài tiết-
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
- Tại sao ở các hồ nôi cá người ta thường sử dụng các máy quạt nước trên mặt
hồ ?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
V. HƯỚNG DẪN CUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tìm hiểu “Sự đa dạng và đặc đểm chung của lớp cá”
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cá
Ngày dạy: 28/11/2019
TIẾT 34 - Bài 33
SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁ
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS nêu được của các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác
như: Cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn
- Phân tích được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con
nguời.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát. Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và
bảo vệ các loài cá trong tự nhiên và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh
tế cao.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
quan sát, năng lực hoạt động nhóm
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến
thức sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
2. HS: Đọc trước bài. Tranh ảnh về các loại cá.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. KTDH: Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một
phút, khăn phủ bàn.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. æn ®Þnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Cấu tạo trong nào giúp cá thích nghi với đời sống ở nước?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Gv cho 2- 4 HS tham gia
Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các loài cá mà em biết
Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
Vậy lớp cá có bao nhiêu loài? Chúng có những đặc điểm chung gì ?
Chúng ta chùng tìm hiểu bài
HOẠT ĐỘNG 2: Các hoạt động hình thành kiến thức mới
NỘI DUNG 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
1. Sự đa dạng về thành phần loài và đa
dạng về môi trường sống.
* Đa dạng về thành phần loài:
- Số lượng loài cá lớn ( khoảng 25 nghìn
loài)
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất
xương
* Đa dạng về môi trường sống:
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng
đến cấu tạo và tập tính của cá
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng
lực trình bày ý kiến riêng.
* Đa dạng về môi trường sống
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7
SGK → thảo luận nhóm hoàn
thành bảng SGK tr.111.
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành
bảng
- Đại diện nhóm trình bày. Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu
tạo ngoài của cá như thế nào?
- GV nhận xét và chốt kiến thức
NỘI DUNG 2: Đặc điểm chung của cá.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV cho HS dựa trên các kiến thức đã học
=> thảo luận nhóm ( khăn trải bàn) đặc
điểm chung của cá:
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước ,thảo
luận nhóm về các đặc điểm: Môi trường
sống, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần
hoàn, đặc điểm sinh sản, nhiệt độ cơ thể.
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm
khác bổ sung.
- HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc
điểm chung của cá.
- GV nhận xét và chốt kiến thức
2. Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích
nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn,
máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài
+ Là động vật biến nhiệt.
NỘI DUNG 3: Vai trò của cá.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
3. Vai trò của cá:
- Cung cấp thực phẩm
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
- Hình thành cho hs phẩm chất: có trách
nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi cá,
bảo vệ môi trường sống
- GV yêu cầu hs dọc thông tin
SGK, thảo luận nhóm câu hỏi:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và
đời sống con người?
+ Mỗi vai trò hãy lấy VD minh
họa ?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
KT trình bày một phút
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi
cá ta cần phải làm gì?
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
- GV nhận xét và chốt kiến thức
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Nêu đặc điểm chung của lớp cá ?
- Nêu vai trò của lớp cá đối với đời sống ?
- Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu cá sẽ có cấu tạo cơ thể và tập tính như thế
nào để thích nghi?
A. Có thân tương đối ngắn, vây ngực, vây bụng phát triển bình thường, khúc
đuôi yếu
B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi
nhanh.
D. Có thân đẹp, mỏng vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
Câu 2: Ở trên mặt đáy biển cá sẽ có cấu tạo cơ thể và tập tính như thế nào để
thích nghi?
A. Có thân tương đối ngắn, vây ngực, vậy bụng phát triển bình thường, khúc
đuôi B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất
kém.
C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi
nhanh.
D. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
Câu 3: Nuôi cá bảy màu có tác dụng gì?
A. Làm cảnh và diệt bọ gậy. B. Làm thực phẩm.
C. Làm thuốc chữa bệnh. D. Lấy da đóng giày, làm cặp.
Câu 4: Loài cá nào dưới đây thích nghi đời sống chui luồn:
A. Cá rô phi B. Cá nhám, lươn.
C. Lươn, cá trích D. Cá chạnh, lươn.
Câu 6: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước giữa và tầng đáy:
A. Cá vền, cá chép. B. cá nhám, cá chép
C. Cá nhám D. Cá đuối, cá trích
Câu 7: Loài cá gây ngộ độc và có thể làm chết người:
A. cá rô B. cá bơn
C. cá nóc D. cá diếc
Câu 8: Loài cá thích nghi với đời sống tầng nước mặt:
A. Cá chép B. Cá trích, cá nhám
C. cá chép, cá trích D. Cá nhám, cá đuối
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Kể tên một số loài cá ở địa phương và phân tích vai trò của chúng?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài cá trong tự nhiên?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.
- Đọc mục em có biết..
V. HƯỚNG DẪN CUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại toàn bộ KT đã học trong HK I
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3334_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf