I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
- Đặc điểm hoạt động sống của cá chép.
2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát băng hình, mẫu vật.
3. Thái độ: Học sinh có lòng yêu thích bộ môn, khám phá tìm tòi.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
Gv : Mô hình cá chép. Mẫu vật: 1 con cá thả trong bình thủy tinh
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
HS: Mỗi nhóm 1 con cá chép thả trong bình thủy tinh trong.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 31: Thực hành Quan sát cấu tạo ngoài, hoạt động sống của cá chép - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21/11/2019 – 7A1
Period 31: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI,
HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
- Đặc điểm hoạt động sống của cá chép.
2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát băng hình, mẫu vật.
3. Thái độ: Học sinh có lòng yêu thích bộ môn, khám phá tìm tòi.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
Gv : Mô hình cá chép. Mẫu vật: 1 con cá thả trong bình thủy tinh
Máy chiếu, Bài giảng Power point
HS: Mỗi nhóm 1 con cá chép thả trong bình thủy tinh trong.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp đối với đời sống con người?
* Hoạt động khởi động:
- Cho hs xem video đời sống cá chép
Tổ chức cho hs thảo luận câu hỏi:
- Cá chép có những đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với đời sống bơi lội dưới nước ?
Hs thảo luận nhóm đưa ra cá ý kiến
Gv tổng hợp, ghi ý kiến ra góc bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Quan sát hoạt đống sống của cá chép.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
- GV yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi lội trong bình thủy tinh trong suốt (hoặc xem video) Thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
+ Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
+ Đặc điểm sinh sản của cá chép?
+ Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
+ Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Nội dung
- Môi trường sống: Nước ngọt.
- Đời sống:
+ Ưa vực nước lặng (sống ở ao, hồ, sông, suối)
+ Ăn tạp.
+ Là động vật biến nhiệt.
- Sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
+ Trứng thụ tinh → phát triển thành phôi.
Hoạt động 2: HS quan sát cấu tạo ngoài của cá chép.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với h31.1 tr.103 SGK nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép.
- HS bằng cách đối chiếu giữa mẫu và hình vẽ → ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.
KT trình bày 1 phút
- Gv goi 1 vài hs trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên mô hình cá chép.
- Giải thích: Tên gọi các loại vây cá liên quan đến vị trí vây.
- GV yêu cầu HS quan sát cá chép đạng bơi trong nước, đọc kĩ bảng 1 thảo luận nhóm cặp đôi lựa chọn câu trả lời :
- GV kẻ bảng phụ gọi HS lên điền trên bảng
- Đáp án đúng: 1B, 1C, 3E, 4A, 5G.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Vây cá có chức năng gì? (Vây cá như bơi chèo giúp cá di chuyển trong nước)
+ Nêu vai trò từng loại vây cá?
GV giới thiệu về cơ quan đường bên.
KT trình bày một phút
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội ntn?
* Nội dung
1. Cấu tạo ngoài
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống bơi lặn (như bảng 1 đã hoàn thành)
2. Chức năng của vây cá.
- Vai trò từng loại vây cá:
+ Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
+ Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
+ Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân,
- Định hướng NL, PC: Tự tin
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Nêu một số hoạt động sống của cá chép mà em đã quan sát được?
- Cá chép có những đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào?
- Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Cá chép sống ở môi trường nào?
A. Môi trường nước lợ B. Môi trường nước ngọt
C. Môi trường nước mặn ; D. Môi trường nước mặn và Môi trường nước lợ
Câu 2: Thân cá chép có hình gì?
A. Hình vuông B. Hình thoi ; D. Hình chữ nhật.
Câu 3: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?
A. Giúp cá bơi lội dễ dàng, giảm sức cản của nước.
B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
4. Hoạt động vận dụng
- Giải thích tại sao khi quan sát cá chép ta thấy phía lương có màu sẫm hơn mặt bụng. Đặc điểm đó cú ý nghĩa gì với đời sống cá chép?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập SGK bảng2 tr.105
- Tìm hiểu thêm về tập tính sinh sản và kiếm ăn của cá
- Tìm hiểu cấu tạo trong cá chép
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_31_thuc_hanh_quan_sat_cau_tao_ng.doc