I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của
chúng.
- Phân tích được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát tranh, phân tích và hoạt động nhóm.
Rèn kĩ năng tự tin trình bày ý kiến
3. Thái độ: Hs có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
4. Năng lực – phẩm chất
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ
thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 26: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
LỚP HÌNH NHỆN
TIẾT 26 : NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của
chúng.
- Phân tích được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát tranh, phân tích và hoạt động nhóm.
Rèn kĩ năng tự tin trình bày ý kiến
3. Thái độ: Hs có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
4. Năng lực – phẩm chất
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ
thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
II. CHUẨN BỊ
Gv : Mẫu: con nhện; Tranh một số đại diện hình nhện
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
Hs: Chuẩn bị 1 con nhện/ nhóm, tìm hiểu trước về lớp hình nhện
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp giáp xác ?
* Khởi động
Hoạt động khởi động
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Luật chơi:
- Gv cho 3-4 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút lần viết các đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Viết tên các loài nhện mà em biết ?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Lớp hình nhện: Là đv có kìm, là chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất
hiện của phổi và ống khí, hđ chủ yếu về đêm, đại diện của lớp là con nhện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhện.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở,
quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận
nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân,
nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình,
quê hương , đất nước
* GV hướng dẫn HS quan sát mẫu
con nhện đối chiếu H25.1 SGK.
+ Xác định giới hạn phần đầu ngực
và phần bụng?
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- HS hoạt động cá nhân: quan sát
H25.1 tr.82 SGK đọc chú thích xác
định các bộ phận trên mẫu con
nhện.
- Yêu cầu nêu được:
+ Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực,
bụng.
- GV treo tranh cấu tạo ngoài, gọi
HS lên trình bày .
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- Yêu cầu hs HS thảo luận làm rõ
chức năng từng bộ phận→ điền
bảng 1.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên
bảng, lớp nhận xét bổ sung.
- GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi HS
lên điền.
- GV nhận xét và chốt kiến thức trên
bảng phụ
* Chăng lưới:
- GV yêu cầu HS quan sát
H25.2SGK đọc chú thích→ Hãy sắp
xếp qúa trình chăng lưới theo thứ tự
đúng.
- GV chốt lại đáp án đúng: 3,2,4,1
* Bắt mồi :
1. Nhện
a. Đặc điểm cấu tạo.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu - ngực: Đôi kìm có tuyến
độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy
lông→Cảm giác về khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chang
lưới
+ Bụng: Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện
b. Tập tính:
- Chăng lưới
- Bắt mồi
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực quan sát
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về
tập tình săn mồi của nhện→ Hãy
sắp xếp theo thứ tự đúng
GV thông báo đáp án đúng: 3,2,4,1.
- Nhện chăng tơ vào thời gian nào
trong ngày?
- GV nhận xét và chốt kiến thức
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
Các phần cơ
thể
Tên bộ phận quan sát Chức năng
Đầu - Ngực - Đôi kìm có tuyến độc. - Bắt mồi và tự vệ.
- Đôi chân xúc giác phủ đầy
lông.
- Cảm giác về khứu giác, xúc
giác.
- 4 đôi chân bò. - Di chuyển, chăng lưới.
Bụng - Đôi khe thở - Hô hấp.
- 1 lỗ sinh dục. - Sinh sản.
- Các núm tuyến tơ. - Sinh ra tơ nhện.
Hoạt động 2: Đa dạng của lớp hình nhện
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan
sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,
trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm
cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê
hương , đất nước
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và
hình 25.3-5SGK→ nhận biết một số đại
diện hình nhện.
- HS nắm được một số đại diện:
+ Bọ cạp.
+ Cái ghẻ.
+ Ve bò
- GV thông báo thêm một số hình nhện
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn
thành bảng 2tr85
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại bảng chuẩn→ yêu cầu HS
nhận xét
KT trình bày một phút
2. Sự đa dạng của lớp hình nhện.
- Lớp hình nhện đa dạng có tập
tính phong phú.
- Đa số có lợi, một số gây hại cho
người và động vật.
- Hình thành cho hs phẩm chất: tự
tin trình bày ý kiến cá nhân
+ Sự đa dạng của lớp hình nhện?
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình
nhện.
- GV nhận xét và chốt kiến thức
Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
GV treo tranh câm cấu tạo ngoài của nhện:
- 1 HS lên điền tên các bộ phận.
- 1 HS lên điền chức năng từng bộ phận bằng cách đính các giấy rời.
- Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Ở bọ cạp bộ phận nào có chứa nọc độc?
A. Đôi kìm lớn B. Bốn đôi chân bò C. Đuôi
Câu 2: Phần đầu ngực của nhện , bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ ?
A. Đôi kìm có tuyến độc B. Đôi chân xúc giác
C. Bốn đôi chân bò D. Núm tuyến tơ
Câu 3: Loại động vật nào sau đây ký sinh trên da người ?
A. Bọ cạp B. Cái ghẻ C. Ve bò D. Nhện
đỏ
Câu 4: Cho biết số đôi chân ngực của lớp hình nhện.
A. 3 Đôi B. 4 đôi C. 5 đôi. D. 6 đôi.
4. Hoạt động vận dụng
- So sánh cấu tạo ngoài của nhện và tôm sông ?
- Liên hệ vai trò của nhện trong cuộc sống ?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Stt Các đại diện Nơi sống
Hình thức
sống
Aûnh hưởng
đến con người
Kí
sinh
Ăn
thịt
Có lợi Có
hại
1 Nhện chăng lưới Trong nhà, ngoài vườn
2
Nhện nhà (con cái
thường ôm kén
trứng)
Trong nhà, các khe
tường
3 Bọ cạp Hang hốc, nơi khô ráo,
kín đáo
4 Cái ghẻ Da người
5 Ve bò Lông, da trâu bò
- Tìm hiểu thêm về hình nhện trên internet
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con châu chấu .
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_26_nhen_va_su_da_dang_cua_lop_hi.pdf