Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 20: Thực hành quan sát một số thân mềm (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Quan sát được cấu tạo vỏ của vỏ ốc, vỏ trai, mai mực.

- Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông mực

2. Phẩm chất.

- Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

3. Năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt

động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- 2 con ốc sên còn sống

- 2 con trai còn sống

- Vỏ ốc, trai

- Máy chiếu

- Đồ dùng: Dao mổ, kéo, kính lúp, khay mổ, xà phòng

2. Học sinh:

Mẫu vật: Chuẩn bị theo từng nhóm (6 - 8 Hs)

- 2 con ốc sên còn sống

- 2 con trai sống

- Vỏ ốc, vỏ trai

- Cưa sắt

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 20: Thực hành quan sát một số thân mềm (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7D 14/11/2020 Tiết 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Quan sát được cấu tạo vỏ của vỏ ốc, vỏ trai, mai mực. - Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông mực 2. Phẩm chất. - Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.... 3. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. - 2 con ốc sên còn sống - 2 con trai còn sống - Vỏ ốc, trai - Máy chiếu - Đồ dùng: Dao mổ, kéo, kính lúp, khay mổ, xà phòng 2. Học sinh: Mẫu vật: Chuẩn bị theo từng nhóm (6 - 8 Hs) - 2 con ốc sên còn sống - 2 con trai sống - Vỏ ốc, vỏ trai - Cưa sắt III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số lớp học - Phân chia khu vực làm việc - Phân công công việc cho từng học sinh trong nhóm - Phát dụng cụ, bổ sung mẫu vật - Dặn dò, nhắc nhở học sinh giữ trật tự trong khi làm. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày hình dạng ngoài của trai sông? ? Nêu cách di chuyển và dinh dưỡng của trai sông? ? Trai sinh sản như thế nào ? Muốn trai mở vỏ ta phải làm như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” GV đưa ra câu hơi: kể tên các đại diện của ngành thân mềm mà em biết? Nhóm nào ghi được nhiều nhất sẽ chiến thắng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. I: Cấu tạo vỏ Gv: Giáo viên hướng dẫn các nhóm nghiên cứu cách tiến hành quan sát ốc sên, vỏ trai, mai mực. Gv: Học sinh dùng cưa cắt đôi vỏ ốc, vỏ trai, dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 20.1, hình 20.2, hình 20.3 II: Cấu tạo ngoài Gv: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tách vỏ trai để quan sát. Gv: GV yêu cầu HS quan sát hình 20.4, hình 20.5, đọc chú thích trong SGK và sau đó điền chú thích vào hình 20.4, hình 20.5 Gv: HS quan sát hìn 20.4, hình 20.5, đọc chú thích sau đó điền chú thích vào hình 20.4; hình 20.5 ? Nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện ? Hs: - Ốc sên: Sống trên cạn, ăn lá cây + Cơ thể gồm 4 phần: Đầu thân, chân, áo + Thở bằng phổi thích nghi với sống trên cạn - Mực: Sống ở biển, vỏ tiêu giảm (Mai mực), cơ thể gồm 4 phần di chuyển nhanh - Bạch tuộc: Sống ở biển, mai lưng tiêu giảm, có 8 tua, săn mồi tích cực - Sò: 2 mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu Hoạt động 3: Luyện tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ thực hành, yêu cầu HS làm vệ sinh phòng học. - Chọn câu trả lời đúng. Câu 1: Động vật thân mềm sống trên cạn? A. Bạch tuộc. B. Mực. C. Sò. D. Ốc sên Câu 2: Động vật thân mềm sống ở nước ngọt? A. Nghêu B. Ốc vặn. C. Ốc sên. D. Sò. Câu 3: Loài thân mềm có tập tính đào hang đẻ trứng là? A. Ốc bươu vàng. B. Ốc vặn. C. Ốc sên. D. Bạch tuộc. Hoạt động 4: Vận dụng . Câu 1: Những thân mềm nào có vỏ đá vôi bọc ngoài? A. Mực, ốc gai, trai. B. Hến, sò huyết, ốc sên. C. Bạch tuộc, ốc vặn, ốc ruộng. D. Ốc hương, trai sông, mực Câu 2: Thân mềm có tập tính phong phú là do? A. Có mắt dễ dàng nhìn thấy. B. Có cơ quan di chuyển. C. Được bảo vệ bằng vỏ đá vôi. D. Hệ thần kinh phát triển Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. ? Ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU - Học bài và chuẩn bị bài sau quan sát cấu tạo trong - Chuẩn bị theo từng nhóm (6 - 8 Hs) : 2 con trai sống

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_20_thuc_hanh_quan_sat_mot_so_tha.pdf