Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cấu tạo, hình thái, di chuyển của giun đất đại diện cho

ngành giun đốt.

- Phân tích được vai trò của giun đất với nông nghiệp

2. Phẩm chất

- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.

- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất

nước. Tự lập, tự chủ. Nhân ái khoan dung.

3. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan

sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công

nghệ thông tin.

b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí

nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

Gv : - Bộ đồ mổ, khay mổ, cồn .

- Máy chiếu

HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất/ nhóm, bìa cứng

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, thảo luận

nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động

Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: mở hộp quà

Luật chơi:

- Gv cho 2 hs tham gia

- Hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi

- Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ?

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /10/2020 Tiết 15: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA GIUN ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm cấu tạo, hình thái, di chuyển của giun đất đại diện cho ngành giun đốt. - Phân tích được vai trò của giun đất với nông nghiệp 2. Phẩm chất - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành. - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước. Tự lập, tự chủ. Nhân ái khoan dung. 3. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ Gv : - Bộ đồ mổ, khay mổ, cồn ... - Máy chiếu HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất/ nhóm, bìa cứng III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: mở hộp quà Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi: + Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất? + Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hoá so với ngành động vật trước? Gv nhận xét Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Chúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyết về giun đất. Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Cấu tạo ngoài - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK ở mục  trang 56 trả lời câu hỏi: - Trình bày cách xử lí mẫu? - Trong nhóm cử 1 người tiến hành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải). - GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm. - GV yêu cầu hs hoạt động nhóm (nhóm nhỏ 2 hs) hoàn thành các nội dung sau: + Quan sát các đốt, vòng tơ. + Xác định mặt lưng và mặt bụng. + Tìm đai sinh dục. - Làm thế nào để quan sát được vòng tơ? - Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng? - Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào? - GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh. - GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A 1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt. I. Cấu tạo ngoài a. Cách xử lí mẫu - Bước 1: rửa sạch đất ở cơ thể giun. - Bước 2: Làm giun chết trong hơi cồnloãng. - Bước 3: Đặt giun lên khay mổ và quan sát b. Quan sát cấu tạo ngoài - Đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp + Quan sát vòng tơ  kéo giun thấy lạo xạo. + Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất. + Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố GV gọi đại diện 1-3 nhóm: + Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất. + Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của các nhóm - GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp. Hoạt động 4: Vận dụng - Vẽ hình cấu tạo trong của giun đất, ghi chú thích - Giun đất có hình thái, cấu tạo thích nghi với lối sống chiu rúc như thế nào ? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm các loài giun đốt - Xem các thông tin sau: https://www.youtube.com/watch? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị mỗi nhóm 2 con giun Ngày giảng: /10/2020 Tiết 16: THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA GIUN ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS xác định được các nội quan của giun đất - Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn. - So sánh và rút ra được các đặc điểm tiến hóa của giun đất so với giun đũa 2 . Phẩm chất - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành. - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước. 3. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ Gv : - Bộ đồ mổ, khay mổ, cồn ... - Tranh câm hình 16.1 – 16 - Máy chiếu HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất/ nhóm, bìa cứng III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: mở hộp quà Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi: + Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất? + Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hoá so với ngành động vật trước? Gv nhận xét Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Chúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyết về giun đất. Hoạt động của GV và HS Nội dung II. Cấu tạo trong - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK ở mục  trang 56 trả lời câu hỏi: - Trình bày cách xử lí mẫu? - Trong nhóm cử 1 người tiến hành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải). - GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm. - GV yêu cầu: HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc các thông tin trong SGK trang 57. - Nêu các bước tiến hành mổ giun đất? Gv chốt các bước mổ giun - Hs thực hành mổ giun theo các bước được hướng dẫn + Thực hành mổ giun đất. - GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách: + Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ. + 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ. - Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan? - GV: mổ động vật không xương sống chú ý: + Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước. + Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất. - GV hướng dẫn: + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan. + Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá. + Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục. + Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng. + Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK. - Hs hoạt động nhóm hoàn thành các nội II. Cấu tạo trong a. Cách xử lí mẫu - Bước 1: rửa sạch đất ở cơ thể giun. - Bước 2: Làm giun chết trong hơi cồnloãng. - Bước 3: Đặt giun lên khay mổ và quan sát b. Cách mổ giun đất Bước1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim. Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. Bước 3: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu. c. Quan sát cấu tạo trong - Cơ quan tiêu hóa: - Cơ quan sinh dục - Cơ quan thần kinh: - Chú thích vào hình vẽ. dung được hướng dẫn - GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố GV gọi đại diện 1-3 nhóm: + Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất. + Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của các nhóm - GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp. Hoạt động 4: Vận dụng - Vẽ hình cấu tạo trong của giun đất, ghi chú thích - Giun đất có hình thái, cấu tạo thích nghi với lối sống chiu rúc như thế nào ? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm các loài giun đốt - Xem các thông tin sau: https://www.youtube.com/watch V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Viết thu hoạch theo nhóm. - Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1516_nam_hoc_2020_2021_truong_pt.pdf
Giáo án liên quan