Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 13+14 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được đặc điểm chính của ngành.

- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong

ngành giun tròn.

2. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt

động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Máy chiếu.

2. HS: - Tìm hiểu về đời sống, các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của

giun đũa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.

1. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường

nào?

? Em hãy trình bày biện pháp phòng tránh giun sán ở người?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động.

? Giun đũa sống ở đâu, cố đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh?

Hs: Thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời

Gv: Ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng

Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 13+14 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7D 20/10/2020 NGÀNH GIUN TRÒN Tiết 13 - Bài 13: GIUN ĐŨA I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được đặc điểm chính của ngành. - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành giun tròn. 2. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân. 3. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Máy chiếu. 2. HS: - Tìm hiểu về đời sống, các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? ? Em hãy trình bày biện pháp phòng tránh giun sán ở người? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động. ? Giun đũa sống ở đâu, cố đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh? Hs: Thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời Gv: Ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài. Gv: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu các hình vẽ 13.1 (GV chiếu hình vẽ) y/c hs trả lời các câu hỏi sau. ? Giun cái dài và mập có ý nghĩa sinh học gì? I: Cấu tạo ngoài. - Cấu tạo ngoài + Cơ thể tròn, dài 25cm. + Có lớp vỏ cuticun bảo vệ cơ thể luôn căng tròn Gv: Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận giun đũa sẽ như thế nào? ? Từ đó nêu cấu tạo ngoài của giun đũa? ? Lớp vỏ cuticun có tác dụng gì với cở thể giun đũa? Hs: Quan sát hình vẽ Hs: 1 vài Hs trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung. Hs: 1 hs đứng tại chỗ trả lời, hs khác nhận xét bổ sung Hoạt động 2: Cấu tạo trong và di chuyển. Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 (GV chiếu hình vẽ) kết hợp nghiên cứu thông tin SGK thảo luận các câu hỏi: ? Cấu tạo trong của giun đũa gồm những bộ phận nào? ? Nêu cấu tạo trong của giun đũa? ? Giun đũa di chuyển như thế nào? Hs: Hs quan sát hình + Nghiên cứu thông SGK thảo luận. Hs: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. Hs: Lắng ghe, ghi nhớ kiến thức Gv nhận xét và chốt kiến thức cho học sinh. ? Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá ? Hs: Đã có hậu môn Hoạt động 3: Dinh dưỡng. Gv: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: ? Giun đũa dinh duỡng như thế nào? Hs: Hs nghiê cứu SGK trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung: * Dinh dưỡng: Thức ăn đi theo một chiều từ miệng tới hậu môn (Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều) Gv: Yêu cầu Hs thảo luận các câu hỏi sau: ? Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở II: Cấu tạo trong và di chuyển. - Cơ thể hình ống, thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển - Khoang cơ thể chưa chính thức - Ống tiêu hóa thẳng : Miệng -> Hầu -> Ruột -> Hậu môn - Tuyến sinh dục dài, cuốn khúc. - Di chuyển: Hạn chế, cơ thể co lại và duỗi cơ thể -> Chui rúc - Tuyến sinh dục của giun đũa dài, cuộn khúc Hoạt động 3: Dinh dưỡng. * Dinh dưỡng: Thức ăn đi theo một chiều từ miệng tới hậu môn (Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều) giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (Chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? ? Giun cái mập hơn giun đực có ý nghĩa gì? ? Giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì sẽ như thế nào ? HS : - Tốc độ tiêu hóa nhanh - Giun cái đẻ nhiều trứng - Chúng sẽ chết Hoạt động 4: Sinh sản. Gv: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 1,2 SGK kết hợp với quan sát hình 13.3, 13.4 (GV chiếu hình vẽ) trả lời câu hỏi: ? Nêu cấu tạo của cơ quan sinh dục giun đũa ? Hs: Hs nghiên cứu trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung: Gv: Yêu cầu HS nhiên cứu thông tin mục 2 SGK kết hợp với quan sát hình 13.3, 13.4 thảo luận trả lời câu hỏi: ? Trình bày vòng đời của giun đũa? Hs: Hs hoạt động nhóm thảo luận trả lời Hs: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung ? Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa ? ? Tại sao y học khuyên mỗi gười nên tẩy giun từ 1-2 lần trong năm? ? Với tác hại của giun như vậy? Vậy ta phải phòng chống bằng cách nào? IV: Sinh sản. 1. Cơ quan sinh dục. - Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: Con cái có 2 ống, con đực có 1 ống - Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng(200.000 trứng/ngày) 2. Vòng đời giun đũa. - Giun đũa ->Trứng giun → Ấu trùng (Trong trứng)→Ấu trùng ruột non (Máu, gan, tim, phổi) →Giun đũa (Ruột non và kí sinh ở đó.) Biện pháp : - Trứng bám vào thức ăn sống hay bám vào tay - Diệt giun đũa hạn chế số trứng đẻ - Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, khi ăn uống và tẩy giun định kì Hoạt động 3: Luyện tập. - Sử dụng các câu hỏi cuối bài. - Cho Hs đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4: Vận dụng . - Học bài, trả lời các câu hỏi Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Đọc mục “Em có biết” V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nghiên cứu trước bài 14. Phần đặc điểm chung không học Ngày dạy: 7D 24/10/2020 Tiết 14 - Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Mở rộng hiểu biết về các giun tròn ký sinh khác như (Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành giun tròn. - Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun. 2. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng trong việc phòng tránh giun kí sinh. Nhân ái khoan dung. 3. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Máy chiếu. 2. HS: - Nghiên cứu trước bài 14. III. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày những đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống ký sinh? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động. Bài trước chúng ta đã tìm hiểu một đại diện giun tròn đầu tiên là giun đũa, ngoài giun đũa còn những giun tròn nào khác chúng ta cúng tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Tìm hiểu về giun kim Gv: Cho Hs đọc  ( I). Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình 14.1 (GV chiếu hình) ? Giun kim kí sinh ở đâu, do đâu chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người? Hs: Hs đọc  ( I). Hs: Hs quan sát hình 14.1 – đọc chú I. Giun kim Kí sinh ở ruột già người, đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm. Trứng giun qua tay và thức ăn vào miệng. thích Hs: Hs: trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu về giun móc câu Gv: Cho hs đọc  ( I). Gv: Hướng dẫn HS quan sát hình 14.2 - đọc chú thích ? Giun móc câu kí sinh ở đâu, do đâu chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người? Hs: Hs đọc  ( I). Hs: Hs quan sát hình 14.2 & đọc chú thích Hs: Trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu về giun rễ lúa Gv: Cho hs đọc  ( I). Gv: Hướng dẫn Hs quan sát hình 14.3- đọc chú thích ? Giun rễ lúa kí sinh ở đâu, chúng gây hại gì cho lúa? Gv: Nhận xét -> KL Hs: Hs đọc  ( I). Hs: Hs quan sát hình 14.3 & đọc chú thích Hs: Trả lời Hoạt động 4: Tác hại của giun tròn và các biện pháp phòng tránh. Gv: Chia nhóm Hs. Gv: Yêu cầu HS trả lời . 1. Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? 2. Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào? 3. Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời? 4. Để phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì? Hs: HS hoạt động nhóm. Hs trả lời . 1. Ở cơ, ruột(Người và động vật) -> Suy yếu, giảm năng suất; rễ, thân ,lá -> Nhiều tác hại 2. Gây ngứa hậu môn, khó chịu II. Giun móc câu. - Kí sinh ở tá tràng làm người xanh xao, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân. III. Giun rễ lúa. - Kí sinh ở rễ lúa, gây bệnh thối rễ, lá úa vàng rồi cây chết IV. Tác hại của giun tròn và các biện pháp phòng tránh. + Vệ sinh cá nhân: cắt móng tay, móng chân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. + Vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, thịt lợn gạo. + Vệ sinh môi trường: có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà vệ sinh ở xa nơi ở, không trưới rau xanh bằng phân tươi. + Tẩy giun sán định kỳ (1-2 lần/năm) và tuyên truyền về tác hại của giun, sán với mọi người 3. Thói quen mút tay. 4. - Phòng bệnh: + Cá nhân: Ăn, uống, ở vệ sinh. Tẩy giun định kỳ (6 tháng/lần) + Cộng đồng: Giữ vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi.Gv: Cho Hs nhận xét Gv: GV nhận xét -> Kl Hoạt động 3: Luyện tập. - GV chiếu nội dung bài tập. - Gọi Hs đọc khung màu hồng - Đánh d ấu ( x) vào các câu đúng a. Giun kim kí sinh ở ruột già người b. Ấu trùng giun móc câu xâm nhập qua da bàn chân c. Vệ sinh môi trường, cơ thểcũng là phòng bệnh giun d. Tất cả các ý trên Đáp án: Tất cả - Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người? A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng B. Làm người bệnh xanh sao, vàng vọt C. Gây ngứa ở hậu môn D. Cả A và B Câu 2: Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể? A. Ruột non B. Ruột già C. Gan, mật D. Máu Hoạt động 4: Vận dụng ? Tác hại của việc nhiễm giun sán kí sinh ở người ? ? Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh? ? Căn cứ nơi kí sinh, hãy so sánh giữa giun kim và giun móc câu loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm hiểu thêm về giun kí sinh và tác hại của chúng ? Liên hệ tính trạng nhiễm giun kí sinh ở địa phương ? Nguyên nhân ? Biện pháp phòng tránh ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Đọc trước bài 15: Quan sát 1 con giun đất tìm hiểu các đặc điểm hình dạng, di chuyển cấu tạo của giun đất đại diện cho ngành giun đốt? - Chuẩn bị giun đất

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1314_nam_hoc_2020_2021_truong_th.pdf
Giáo án liên quan