Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 11: Sán lá gan - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được đặc điểm chung của các ngành Giun. Nêu rõ được các đặc điểm đặc

trưng của của mỗi ngành.

- Trình bày được khái niệm về ngành giun dẹp. Nêu được những đặc điểm chính

của ngành.

- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun dẹp

- Mô tả được vòng đời (Các giai đoạn phát triển) các loài vật chủ trung gian của

sán lá gan.

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp

ký sinh.

2. Phẩm chất.

- Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

3. Năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt

động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.

1. Phương pháp:

- Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật:

Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.

III. CHUẨN BỊ.

1. GV: Tranh vẽ phóng to hình: Sán lông, sán lá gan, Vòng đời sán lá gan.

2. HS: Nghiên cứu nội dung bài học

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 11: Sán lá gan - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7D 13/10/2020 Chương III: CÁC NGÀNH GIUN NGÀNH GIUN DẸP Tiết 11- Bài 11: SÁN LÁ GAN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được đặc điểm chung của các ngành Giun. Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng của của mỗi ngành. - Trình bày được khái niệm về ngành giun dẹp. Nêu được những đặc điểm chính của ngành. - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun dẹp - Mô tả được vòng đời (Các giai đoạn phát triển) các loài vật chủ trung gian của sán lá gan. - Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp ký sinh. 2. Phẩm chất. - Hình thành phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.... 3. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: - Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ. 1. GV: Tranh vẽ phóng to hình: Sán lông, sán lá gan, Vòng đời sán lá gan. 2. HS: Nghiên cứu nội dung bài học IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? ? Trình bày vai trò của ngành ruột khoang? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động. Gv: Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi: Gv: Cho 3 - 4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết - Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Viết tên các loại sán kí sinh mà em biết? Gv: Tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs. Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Nơi sống, cấu tạo và di chuyển. Gv: GV giới thiệu về sán lông theo SGK. Gv: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK + Quan sát hình SGK trả lời câu hỏi. Hs: HS độc lập làm việc. ? Sán lông có nơi sống, cấu tạo và di chuyển như thế nào ? ? Sán lá gan có nơi sống, cấu tạo và di chuyển như thế nào? Gv: Giúp học sinh rút ra kết luận. - 1-2 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi, lớp theo dõi → Nhận xét, bổ sung. ? Tại sao ở sán lá gan mắt lại tiêu giảm đi so với sán lông ? Hs: Tìm hiểu và rút ra kết luận - Vì chúng thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt đã tiêu giảm Hoạt động 2: Dinh dưỡng: Hs: HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời. Hs: 1- 2 HS trả lời, lớp nhận xét. ? Khi sống kí sinh sán lá gan dinh dưỡng ntn? ? Ruột phân nhánh có tác dụng gì? Hoạt động 3: Sinh sản. ? Nêu cấu tạo của cơ quan sinh sản? ? Đặc điểm cấu tạo này có ý nghĩa ntn? (Phần lệnh và bảng trang 41 và 42 HS không phải thực hiện) Hoạt động 3: Vòng đời kí sinh của sán lá gan. Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ -> Trình bày vòng đời của sán lá gan (Gv viết lên bảng) I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển. * Sán lông: - Sống tự do trong nước - Cơ thể dẹp đối xứng 2 bên theo hướng lưng bụng, đầu bằng, đuôi nhọn, miệng nằm ở dưới mặt bụng, có 2 mắt ở đầu - Di chuyển: Nhờ lông bơi xung quanh cơ thể * Sán lá gan: - Sán lá gan kí sinh ở gan và mật trâu bò - Cơ thể đối xứng 2 bên, hình lá, dẹp, dài (2-5cm), màu đỏ máu. - Cấu tạo: Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, cơ quan tiêu hoá và sinh dục dạng ống. - Di chuyển: Lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển II. Dinh dưỡng. - Hầu có cơ khỏe -> Hút chất dinh dưỡng. - Ruột phân nhánh (2 nhánh) - Chưa có hậu môn. III. Sinh sản: - Cơ quan sinh dục: Lưỡng tính - Cơ quan sinh dục gồm: + Cơ quan sinh dục đực. + Cơ quan sinh dục cái. - Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều trứng IV. Vòng đời kí sinh của sán lá gan Trứng → Ấu trùng có lông→ Ốc → Ấu trùng có đuôi → Kén sán → Gan trâu, bò→ Sán trưởng thành →Trứng sán Gv: Hướng dẫn học sinh hoạt động hoàn thành mục tam giác của sách giáo khoa. ? Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? Gv: GV giải thích số lượng trứng nhiều. ? Trứng sán lá gan không gặp nước? ? Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp? ? Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất? ? Kén bám vào rau, nhưng trâu, bò không ăn phải? Gv : Nhận xét ? Sán lá thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào? ? Muốn tiêu diệt sán lá gan ta làm thế nào? - Không nở được thành ấu trùng - Ấu trùng sẽ chết - Ấu trùng không phát triển và chết - Kén hỏng và không nở thành sán được Hoạt động 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs đọc kết luận SGK. - Gv sử dụng câu hỏi cuối bài. - Gv đánh giá nhận xét giờ học. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà). - Học bài trả lời các câu hỏi. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Đọc mục “Em có biết” V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Nghiên cứu trước bài 12.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_11_san_la_gan_nam_hoc_2020_2021.pdf