I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Một số đại diện của sâu bọ
2. HS: Bài mới, Một số đại diện của sâu bọ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Trình bày cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu ?
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 (Phát triển năng lực) - Tiết 27+28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 5/11/2019 (7a1) 6/11/2019 (7a5)
4/11/2019 (7a3)
LỚP SÂU BỌ
Tiết 27 - Bài 26: CHÂU CHẤU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ(châu chấu).
Nêu được các hoạt động của chúng
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Mẫu: con châu chấu
- Mô hình châu chấu
2. HS: - Mẫu: con châu chấu
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Trình bày cấu tạo của nhện thích nghi với đời sống ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động:
GV giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ, giới hạn nghiên cứu của bài là con
châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Nội dung Hoạt động của Gv và HS
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển
1. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan
miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: phân đốt, mỗi đốt có 1 đôi
lỗ thở.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGk, quan sát hình 26.1 và trả lời câu
hỏi:
- Cơ thể châu chấu gồm mấy phần?
- Mô tả mỗi phần cơ thể của châu
chấu?
- HS quan sát kĩ hình 26.1 SGK trang
86,nêu được:
- GV yêu cầu HS quan sát con châu
chấu (hoặc mô hình), nhận biết các bộ
2. Di chuyển
- Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
phận ở trên mẫu (hoặc mô hình).
- HS đối chiếu mẫu với hình 26.1, xác
định vị trí các bộ phận trên mẫu
- Gọi HS mô tả các bộ phận trên mẫu
(mô hình)
- 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ
sung.
- GV cho HS tiếp tục thảo luận:
+ So với các loài sâu bọ khác khả
năng di chuyển của châu chấu có linh
hoạt hơn không? Tại sao?
+ Linh hoạt hơn vì chúng có thể bò,
nhảy hoặc bay.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV đưa thêm thông tin về châu
chấu di cư.
II.Cấu tạo trong
- SGK trang 86, 87
- GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2,
đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Châu chấu có những hệ cơ quan
nào?
- Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá.
- Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại
đơn giản đi?
- HS tự thu nhận thông tin, tìm câu trả
lời.
+ Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan.
+ Hệ tiêu hoá: miệng, hầu, diều, dạ
dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu
môn.
+ Hệ tiêu hoá và bài tiết đều đổ chung
vào ruột sau.
+ Hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ
vận chuyển oxi, chỉ vận chuyển chất
dinh dưỡng.
- Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét,
bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
III. Dinh dưỡng, sinh sản và phát triển
1. Dinh dưỡng :
- Ăn thực vật, phàm ăn nên có hại
2. Sinh sản và phát triển
- Châu chấu phân tính.
- Đẻ trứng thành ổ trong đất
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
(châu chấu non sinh ra gần giống bố, mẹ
nhưng phải qua nhiều lần lột xác để lớn
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGk
- Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng
- YC trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm sinh sản của châu
chấu?
- Vì sao châu chấu non phải lột xác
nhiều lần?
- HS đọc thông tin ở SGK trang 87 và
tìm câu trả lời.
+ Châu chấu đẻ trứng dưới đất.
lên).
+ Châu chấu phải lột xác để lớn lên vì
vỏ cơ thể là vỏ kitin, cứng, kém đàn
hồi
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Trả lời câu hỏi : ? Cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Xác định các bộ phận cấu tạo ngoài của châu chấu trên mẫu vật
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu tác hại của châu chấu trên internet
- Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp sâu bọ :
+ Tìm hiểu về số lượng loài, môi trường sống, tập tính của 1 số đại diện
+ Thực hiện xác định các đặc điểm chung trong phần đặc điểm dự kiến
+ Các vai trò, lấy ví dụ các loài ở địa phương
Ngày giảng : 6/11/2019 (7a1) 8/11/2019 (7a5)
9/11/2019 (7a3)
Tiết 28 - Bài 27: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Một số đại diện của sâu bọ
2. HS: Bài mới, Một số đại diện của sâu bọ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Trình bày cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động:
Giới thiệu về sự phân bố, sự phát triển của Lớp sâu bọ
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs
I. Một số đại diện sâu bọ khác
- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1
đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình
và trả lời câu hỏi:
- ở hình 27 có những đại diện nào?
- Em hãy cho biết thêm những đặc điểm
của mỗi đại diện mà em biết?
- HS làm việc độc lập với SGK.
+ Kể tên 7 đại diện.
+ Bổ sung thêm thông tin về các đại
- Sâu bọ rất đa dạng:
+ Chúng có số lượng loài lớn.
+ Môi trường sống đa dạng.
+ Có lối sống và tập tính phong phú
thích nghi với điều kiện sống.
diện.
VD:
+ Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến
đổi màu sắc theo môi trường.
+ Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu
trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ.
+ Ruồi, muỗi là động vật trung gian
truyền nhiều bệnh
- YC HS nhận xét sự đa dạng về số
lượng loài, cấu tạo cơ thể, môi trường
sống và tập tính.
II. Đặc điểm chung và vai trò thực
tiễn
1. Đặc điểm chung
- Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có 1 đôi râu
+ Phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi
cánh
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK, thảo luận, chọn các đặc điểm
chung nổi bật của lớp sâu bọ
- HS tự nghiên cứu thông tin trong
SGKtrang 91,theo dõi các đặc điểm dự
kiến.
- Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các
đặc điểm chung.
- Đại diện nhóm phát triển, lớp bổ sung
- GV nhận xét, sửa, cho HS chốt lại đặc
điểm chung.
2. Vai trò :
- Ích lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh : Mật
ong
+ Làm thực phẩm : Châu chấu
+ Thụ phấn cho cây trồng : ong
+ Làm thức ăn cho động vật
khác : châu chấu
+ Diệt các sâu bọ có hại : Bọ
ngựa
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền
bệnh : ruồi
+ Gây hại cho nông nghiệp, đồ
gỗ : mọt
- GV yêu cầu HS đọc thông tin bảng 2
trang 92 SGK
- GV gọi từng HS lên bảng viết vai trò,
lấy ví dụ
- Bằng kiến thức và hiểu biết của mình
Hs lên bảng trình bày
- lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt và giới thiệu thêm.
+ Làm sạch môi trường: bọ hung
+ Làm hại các cây nông nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- ở địa phương em có biện pháp chống sâu bọ có hại nào nhưng an toàn cho môi
trường ?
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu thêm các loài sâu bọ qua internet
https://www.youtube.com/watch?v=XnvdbPhKYSI
- Tìm hiểu tập tính của sâu bọ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài Thực hành : Tập tính của sâu bọ
+ Tài liệu sưu tầm
+ Thực tế trong khu vực trường (vườn rau)
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_phat_trien_nang_luc_tiet_2728_nam_hoc.pdf