Giáo án Sinh học Lớp 7 - Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm

- Giải thích hiện tượng thực tế

2. Kỹ năng: - Quan sát, trình bày.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: + Giáo án

- HS: Ôn lại bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

GV: Gọi HS lên bảng làm lần lượt các câu hỏi, mỗi HS 1 ngành(1 đại diện)

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng?

Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng:

- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với

khoang miệng

- Chi có 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 20/6/2020 ÔN TẬP HỌC KÌ II(T1) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm - Giải thích hiện tượng thực tế 2. Kỹ năng: - Quan sát, trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ. - GV: + Giáo án - HS: Ôn lại bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: GV: Gọi HS lên bảng làm lần lượt các câu hỏi, mỗi HS 1 ngành(1 đại diện) Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng? Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng: - Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu - Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng - Chi có 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) Câu 2: Nêu đặc điểm chung của Lưỡng cư? Trả lời: Lưỡng cư là động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước: + Da trần và ẩm ướt + Di chuyển bằng 4 chi + Hô hấp bằng phổi và da + Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể. + Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. + Là động vật biến nhiệt. Câu 3: Nêu đặc điểm chung của Bò sát? Trả lời: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn:+ Da khô, vảy sừng khô. + Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai +Chi yếu có vuốt sắc. + Phổi có nhiều vách ngăn. + Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể. + Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai, giàu noãn hoàng. + Là động vật biến nhiệt. Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu: - Thân: Hình thoi - Chi trước: Cánh chim - Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau - Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng - Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng - Cổ: Dài, khớp đầu với thân. Câu 5: Nêu đặc điểm chung của lớp Chim. Trả lời: Đặc điểm chung:+ Chim là ĐVCXS thích nghi với đời sống bay. + Mình có lông vũ bao phủ + Chi trước biến đổi thành cánh + Có mỏ sừng + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. + Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể + Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con non nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. Câu 6: Nêu đặc điểm chung của Thú. Trả lời: Đặc điểm chung của Thú: + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất + Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ + Có lông mao bao phủ cơ thể + Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng lanh, răng hàm. + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. + Là động vật hằng nhiệt. Câu 7: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước? Trả lời:Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước vì ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết. 4. Củng cố GV sử dụng các câu hỏi trong bài để kiểm tra lại HS 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi Ngày giảng: 26/6/2020 ÔN TẬP HỌC KÌ II(T2) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm - Giải thích hiện tượng thực tế 2. Kỹ năng: - Quan sát, trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ. - GV: + Giáo án - HS: Ôn lại bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: GV: Gọi HS lên bảng làm lần lượt các câu hỏi, mỗi HS 1 ngành(1 đại diện) Câu 1: Nêu đặc điểm chung của Thú. Trả lời: Đặc điểm chung của Thú: + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất + Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ + Có lông mao bao phủ cơ thể + Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng lanh, răng hàm. + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. + Là động vật hằng nhiệt. Câu 2: Nêu vai trò của Lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người? Trả lời: Vai trò của Lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người: - Làm thức ăn cho con người. - 1 số lưỡng cư làm thuốc. - Diệt sâu bọ và sinh vật trung gian gây bệnh. - Là vật thí nghiệm trong sinh lí học: ếch đồng Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn? Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn: Đặc điểm cấu tạo ngoài: - Da khô, có vảy sừng bao bọc - Có cổ dài - Mắt có mi cử động, có nước mắt - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu - Thân dài, đuôi rất dài - Bàn chân có năm ngón có vuốt Câu 4: Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống? Lấy ví dụ? Trả lời: - Ích lợi: + Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột + Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa + Làm dược phẩm: nọc rắn, mật trăn + Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn, - Tác hại: + Gây độc cho người: rắn Câu 5: Nêu vai trò của chim trong tự nhiên và đối với đời sống con người. Trả lời: Vai trò của chim trong tự nhiên và đối với đời sống con người - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm + Cung cấp thực phẩm + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn của cây.... - Có hại: + Một số loài chim ăn hạt, ăn quả, ăn cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. 4. Củng cố GV sử dụng các câu hỏi trong bài để kiểm tra lại HS 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi Ngày giảng: 27/6/2020 ÔN TẬP HỌC KÌ II(T3) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm - Giải thích hiện tượng thực tế 2. Kỹ năng: - Quan sát, trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ. - GV: + Giáo án - HS: Ôn lại bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: GV: Gọi HS lên bảng làm lần lượt các câu hỏi, mỗi HS 1 ngành(1 đại diện) Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù? Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Bộ lông Bộ lông: dày, xốp Chi (có vuốt) Chi trước: ngắn Chi sau: dài khỏe Giác quan Mũi: thính và lông xúc giác: cảm giác,xúc giác Tai: thính có vành tai: lớn dài cử động được Mắt có mí cử động Câu 2: Nêu vai trò của Thú đối với đời sống con người? Lấy ví dụ? Trả lời: - Vai trò: + Cung cấp nguồn dược liệu quý: xương hổ, mật gấu,... + Cung cấp những nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị: da hổ, sừng tê giác,... + Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt,... + Tất cả các loài gia súc đều là nguồn thực phẩm và một số loài có vai trò sức kéo quan trọng: trâu, bò,... + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chồn, cầy,... Câu 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước? Trả lời: Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước vì ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết. Câu 4: Tại sao thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau? Trả lời: Thú là những động vật xuất hiện sau cùng trên trái đất có cấu tạo phức tạp với phương thức sinh sản và trao đổi chất hoàn thiện như: - Thụ tinh trong, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. - Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn hoàn chỉnh. - Là động vật hằng nhiệt nên thân nhiệt duy trì ổn định trước môi trường. - Hệ thần kinh phát triển nên các phản ứng rất nhanh và độ chính xác cao, khả năng định hướng tốt. Chính vì vậy, thú có khả năng di chuyển, phát tán và thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài rất lớn Câu 5: Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học? Trả lời: Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại, nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại. Câu 6: Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? Trả lời: Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm: + Bảo vệ môi trường sống + Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động vật quý hiếm. + Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ. + Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên. 4. Củng cố GV sử dụng các câu hỏi trong bài để kiểm tra lại HS 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_on_tap_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf
Giáo án liên quan