I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ
- HS Thấy được cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- HS Sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế.
2. Phẩm chất.
Tự tin, tự chủ, trung thực, yêu thích say mê môn học
3. Năng lực.
- Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
- Năng lực đặc thù: Quan sát, NL kiến thức sinh học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
Tranh phóng to hình 10.1; 10.2 SGK trang 32.
2. Học sinh.
- Tìm hiểu trước nội dung bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp.
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật.
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6B 6/10/2020
6A, C 7/10/2020
Tiết 9 - Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ
- HS Thấy được cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- HS Sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế.
2. Phẩm chất.
Tự tin, tự chủ, trung thực, yêu thích say mê môn học
3. Năng lực.
- Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
- Năng lực đặc thù: Quan sát, NL kiến thức sinh học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
Tranh phóng to hình 10.1; 10.2 SGK trang 32.
2. Học sinh.
- Tìm hiểu trước nội dung bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp.
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật.
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng chính của các miền?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
GV: Yêu cầu HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
?Trong các miền của rễ miền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HS: Hoạt động nhóm trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt....bài mới
Ta đã biết rễ gồm 4 miền và chức năng của mỗi miền. Các miền của rễ đều có
chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ?
Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất ntn?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Cấu tạo miền hút của
rễ.
- HT: hđ cá nhân
1. Cấu tạo miền hút của rễ.
GV:
- Treo tranh H 10.1 -> Yêu cầu HS hđ
cá nhân quan sát tranh và cho biết:
- Cấu tạo miền hút gồm mấy phần?
- Gọi HS xác định các phần của miền
hút trên tranh.
GV Yêu cầu học sinh hđ cá nhân,
quan sát tranh kết hợp với bảng ghi
nhớ tự ghi ra giấy các bộ phận của
phần vỏ và trụ giữa
GV Ghi sơ đồ
-> HS ghi tiếp, NX bổ sung
GV chốt đáp án
GV: Treo tranh H 10.2 -> Yêu cầu HS
hđ cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi:
- Vì sao nói mỗi lông hút là một tế
bào?
- Giữa cấu tạo tế bào lông hút và cấu
tạo tế bào thực vật nói chung có
những điểm nào khác? Vì sao?
- Hs: hđ cá nhân Quan sát tranh và trả
lời câu hỏi:
+ Vì lông hút có cấu tạo của một tế
bào gồm: vách tế bào, màng sinh chất,
chất tế bào, nhân, không bào.
+ Tế bào lông hút không có lục lạp vì
không có chức năng Quang hợp.
Nhân nằm ở gần đầu lông hút (do
lông hút kéo dài). Không bào lớn.
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
- Yêu cầu HS đọc bảng “Cấu tạo và
chức năng cuả miền hút”.
- Yêu cầu hS hoạt động nhóm trả lời
các câu hỏi thảo luận.
Chức năng từng phần của miền hút?
HS: hoạt động nhóm trả lời
Nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, chốt kiến thức
GV: Yêu cầu hS hoạt động cặp đôi trả
lời các câu hỏi:
Biểu bì
Vỏ Thịt vỏ
M. gỗ
Các bộ Bó mạch
Phận của M. rây
miền hút Trụ giữa
Ruột
2. Chức năng của miền hút.
Vỏ:
- Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong.
Nhiều tế bào biểu bì kéo dài thành lông
hút -> Hút nước và muối khoáng hòa
tan.
- Thịt vỏ -> vận chuyển các chất từ lông
hút vào trụ giữa.
Trụ giữa:
- Lông hút có tồn tại mãi không?
- Trên thực tế, rễ cây thường ăn sâu,
lan rộng, nhiều rễ con, giải thích?
- Có phải tất cả các rễ cây đều có
miền hút không? Vì sao?
HS: hoạt động cặp đôi trả lời
Nhận xét, bổ sung
+ Lông hút không tồn tại mãi vì nó sẽ
già và rụng đi.
+ Giải thích: đảm bảo hút được nhiều
nước và muối khoáng cho cây, giúp
cây bám chặt vào đất.
+ Không phải tất cả các rễ cây đều có
miền hút vì có những cây sống chìm
trong nước, nước và muối khoáng tự
thấm qua biểu bì vào cây -> không
cần miền hút.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức
- Bó mạch (mạch rây, mạch gỗ) -> vận
chyển các chất.
- Ruột -> chứa chất dự trữ.
HĐ3: LUYỆN TẬP.
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài, hđ cá nhân làm bài tập
- Đánh dấu x vào ô vuông những câu trả lời đúng về cấu tạo trong miền hút của rễ.
x Cấu tạo miền hút gồm: vỏ và trụ giữa
Vỏ có chức năng hút nước và muối khoáng
Trụ giữa có chức năng vận chuyển chất và chứa chất dự trữ
x Miền hút là miền quan trọng của rễ
HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Yêu cầu HS làm BT2 . tr.33.
Đáp án: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì có nhiều lông hút giữ chức
năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
Đọc mục: “em có biết”
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
- Làm BT: sử dụng các loại: quả dưa leo, hạt bắp, củ sắn -> dễ làm, kết quả rõ.
- Chuẩn bị bài 11: “Sự hút nước và muối khoáng của rễ”
- Đọc trước phần I. Trả lời các câu hỏi.
- Xem kĩ thí nghiệm 1 và 2.
- Thí nghiệm 3: quan sát H 11.1.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_9_cau_tao_mien_hut_cua_re_nam_ho.pdf