I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho sự nảy mầm của
hạt( Nước, nhiệt độ, chất lượng hạt giống.)
- Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo
quản hạt giống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, thực hành nghiên
cứu khoa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lưc chung: - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn
đề, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Làm thí nghiệm trước ở nhà theo phần dặn dò bài trước.
2. Học sinh:
- Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK Tr 113 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, thực hành
thí nghiệm.
2. Kĩ Thuât: Kĩ thuật tia chớp, Kĩ thuật đặt câu hỏi
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 43+44 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/02/2020- Lớp 6A6
Tiết 43 - Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho sự nảy mầm của
hạt( Nước, nhiệt độ, chất lượng hạt giống...)
- Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo
quản hạt giống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, thực hành nghiên
cứu khoa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lưc chung: - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn
đề, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Làm thí nghiệm trước ở nhà theo phần dặn dò bài trước.
2. Học sinh:
- Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK Tr 113 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, thực hành
thí nghiệm.
2. Kĩ Thuât: Kĩ thuật tia chớp, Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1,2 ,3 SGK trang 112.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hạt giống được bảo quản không thể nảy mầm được . Vậy để hạt giống nảy
mầm được, cần những điều kiện gì thì cô cùng các em nghiên cứu bài 35
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động GV và HS Nội dung
1. Thí nghiệm về những điều kiện cần
cho hạt nảy mầm:
Thí nghiệm 1: ( làm ở nhà )
- GV yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm 1
vào bảng tường trình.
- Gọi các tổ báo cáo kết quả GV ghi lên
bảng.
- HS làm thí nghiệm 1 ở nhà điền kết quả
vào bảng tường trình.
- Chú ý phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ
nứt vỏ khi no nước.
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
- GV yêu cầu HS từ kết quả thí nghiệm đã
làm ở nhà suy nghĩ trả lời câu hỏi.
? Nguyên nhân nào làm hạt nảy mầm và
không nảy mầm được?
? Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
- Hạt không nảy mầm vì thiếu nước.
- Ngập nước hạt không nảy mầm vì thiếu
không khí.
- Cần đủ nước và không khí thì hạt nảy
mầm.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày ,nhóm khác
bổ sung.
- Tổ chức thảo luận trên lớp, khuyến khích
HS nhận xét bổ sung.
Thí nghiệm 2:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 2
SGK trả lời câu hỏi phần lệnh.
- HS đọc nội dung thí nghiệm yêu cầu nêu
được ĐK: nhiệt độ.
- GV yêu cầu HS đọc mục thông tin trả lời
câu hỏi:
? Ngoài 3 ĐK trên sự nảy mầm của hạt
còn phụ thuộc yếu tố nào?
- HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
- Hạt nảy mầm cần:
+ Điều kiện bên ngoài: Đủ
nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
+ Điều kiện bên trong: Cần hạt
- HS ghi nhớ kiến thức
- Chất lượng hạt giống ( ĐK bên trong)
- GV chốt lại các ĐK cần cho hạt nảy mầm
chắc, không bị sâu mọt và phôi khỏe.
2. Những hiểu biết về điều kiện nảy
mầm của hạt được vận dụng như thế
nào trong sản xuất?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- HS đọc nội dung thông tin thảo luận
nhóm từng nội dung ( chú ý vận dụng
các ĐK nảy mầm của hạt )
- GV cho các nhóm trao đổi thống nhất
cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- Thông qua thảo luận , rút ra được cơ sở
khoa học của từng biện pháp.
? Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu
đất bị úng....
→Thiếu không khí--> tháo nước-->
Đảm bảo cho hạt có đủ không khí để hô
hấp thì hạt mới không bị thối.
? Phải làm đất thật tơi xốp, trước khi
gieo hạt?
→ Làm cho đất thoáng, khi gieo hạt
xuống có đủ không khí thì hạt mới nảy
mầm tốt.
? Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt
đã gieo?
→ Vì nhiệt đột thấp hạt sẽ không lên
được.
? Phải gieo đúng thời vụ.
→ Để có đủ các điều kiện cho hạt nẩy
mầm
? Phải bảo quản tốt hạt giống.
? Vậy để hạt nảy mầm tốt thì chúng ta
ứng dụng những điều kiện nào?.
→ Để đảm bảo cho hạt giống không bị
mối mọt, nấm, mốc... hạt mới có sức nẩy
mầm tốt.
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp,
phải chăm sóc hạt giống: chống úng;
chống hạn; chống rét và phải gieo hạt
đúng thời vụ.
- GV yêu cầu HS rút ra KL.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm là:
a/ Nước và không khí
b/ Nhiệt độ và độ ẩm
c/ Chất lượng hạt
d/ Cả a, b, c
- HS: d
- GV: Những hiểu biết về điều kiện nẩy mầm của hạt được vận dụng như thế nào
trong sản xuất?
- HS: Gieo hạt bị mưa ngập -> tháo nước để thoáng khí.
Phải bảo quản tốt hạt giống
Làm đất tơi xốp
Phải ủ rơm khi trời rét
HOAT ĐỘNG 4: VÂN DỤNG
Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
- Đọc phần “Em có biết”
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT SAU
- Ôn lại kiến thức các chương ( II VII ).
Ngày giảng:04/02/2020 – Lớp 6A6
Tiết 44 - Bài 36: ÔN TẬP: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
(Cây là một thể thống nhất)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây
xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo
thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết , phân tích , hệ thống hóa .
- Kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức yêu và bảo vệ thực vật.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác,
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 36.1
- 6 mảnh bìa mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh.
- 12 mảnh bìa nhỏ , mỗi mảnh ghi 1 số hoặc chữ: a ,b ,c ,d ,e ... 1, 2 ,3 ,4 ...
2. Học sinh:
- Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập.
- Ôn lại kiến thức về cây xanh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuât: Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1,2 ,3 SGK trang 115.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- cây là một thể thống nhất. Vậy nó thống nhất như thế nào ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
I. Cây là một thể thống nhất:
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa:
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116 làm bài tập SGK
- HS đọc bảng cấu tạo và chức năng mỗi cơ quan , lựa chọn mục tương ứng giữa cấu
tạo và chức năng ghi vào sơ đồ cây có hoa ở vở bài tập ( điền số và chữ ).
- GV treo tranh câm hình 36.1, gọi HS lần lượt điền:
+ Tên các cơ quan của cây có hoa.
+ Đặc điểm cấu tạo chính ( điền chữ )
+ Các chức năng chính ( điền số )
- HS lên điền tranh câm , HS khác bổ sung hoàn chỉnh tranh.
- Từ tranh hoàn chỉnh GV đưa câu hỏi:
? Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và có chức năng gì?
? Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào?
? Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
- GV cho HS trao đổi và rút ra kết luận.
- HS trao đổi bổ sung và rút ra kết luận.
*Tiểu kết:
- Cây có hoa có nhiều cơ quan , mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng
riêng của chúng.
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
- Y/cầu HS đọc thông tin mục 2 ,suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng?
? Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của 1 cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ
ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác?
- HS đọc thông tin SGK- 117 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bằng cách lấy VD cụ
thể như quan hệ giữa rễ - thân-lá.
- GV gợi ý: rễ cây không hút nước thì lá sẽ không quang hợp được.
- Một số nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.
*Tiểu kết:
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS giải trò chơi ô chữ.
- HS giải như sau:
Hàng ngang1: Nước, 2/ thân 3/ Mạch rây 4/ Quả hạch 5/ Rễ móc 6/ Hạt 7/
Hoa 8/ Quang hợp .
Hàng dọc: cây có hoa
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Vì sao cây có hoa có nhiều cơ quan, nhưng lại là một thể thống nhất?
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, nhưng là một thể thống nhất vì:
Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.
Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về
chức năng.
Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ
cây.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
- Đọc phần “Em có biết”
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT SAU
Tìm hiểu bài tổng kết về cây có hoa: Cây với môi trường
Tìm hiểu đời sống cây ở nước , sa mạc , ở nơi lạnh ./.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_4344_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf