I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu và bảo vệ thực vật.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị H: 36.1; bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Vì sao nói cây là một thể thống nhât.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời, NX bổ sung.
- GV dẫn dắt.bài mới.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 42+43 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/5/2020(6A2) - 08/5/2020(6A1)
Tiết 42 - Bài 36: ÔN TẬP: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu và bảo vệ thực vật.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị H: 36.1; bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Vì sao nói cây là một thể thống nhât.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời, NX bổ sung.
- GV dẫn dắt...bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV: Cho HS nghiên cứu câu lệnh trong sgk
+ Treo bảng phụ cho hs quan sát:
Vd: c1; .; ..;;.;;
- HS: Thảo luận nhóm, lần lượt lên bảng hoàn thành đáp án
- GV: Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung
án đúng: a6; b4; c1; d3; e2; g5.
- GV: Tiếp tục treo tranh: 36.1 yêu cầu HS quan sát và trình bày:
- Tên các cơ quan của cây có hoa.
- Đặc điểm cấu tạo chính(điền chữ cái).
- Các chức năng chính (điền chữ số).
- HS: Lên bảng trình bày trên tranh
- GV: Nhận xét, sửa sai, tổng kết trên tranh.
- GV: Cho HS trả lời:
? Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và chức năng gì?
? Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng gì.
? Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ?
- HS: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung chốt lại kiến thức.
* Hãy sắp xếp các đ.đ cấu tạo phù hợp với từng chức năng của chúng?
I. Cây là một thể thống nhất.
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ nquan ở cây có hoa.
* Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
- GV: Giọi 1 đến 2 HS đọc to thông tin sgk.
- HS: Đọc thông tin, ghi nhận kiến thức, trả lời:
? Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?
- HS: Trả lời Gv: Lấy Vd về mối quan hệ giữa các cơ quan của cây có hoa như rễ hút nước thì lá mới quang hợp và ngược lại Để thấy chúng quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
- GV yêu cầu HS tự đọc SGK
II. Cây với môi trường.
- HS tự đọc SGK
Hoạt động 3: Luyên tập
- GV cho HS làm bài tập.
Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 2. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
A. Quả khô B. Quả mọng
C. Quả thịt D. Quả hạch
Câu 3. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?
A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân
B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn
C. Quá trình quang hợp ở lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
? Vì sao cây có hoa có nhiều cơ quan, nhưng lại là một thể thống nhất.
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, nhưng là một thể thống nhất vì:
+ Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.
+ Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.
+ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Đọc phần “Em có biết”
- Học bài.
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm theo nhóm chuẩn bị báo cáo về trải nghiệm sáng tạo chủ đề “ Ngâm mầm giá đỗ”
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Nghiên cứu bài: ‘Tổng kết về cây có hoa’
- Chuẩn bị cây bèo tây.
* Bảng phụ
Các chức năng chính của mỗi cơ quan
Đặc điểm chính về cấu tạo
1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
a. Có t.bào biểu bì kéo dài thành lông hút.
2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Trao đổi khí với m.t bên ngoài và thoát hơi nước.
b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.
3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt tạo quả.
c. Gồm vỏ quả và hạt.
4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ đến tất cả các bộ phận khác của cây.
d. Mang các hạt phấn chứa t.b.s.d đực và noãn chứa t.b.s.d cái.
5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
e. Những tế bào vách mỏng chứa chứa nhiều lục lạp, trên lớp t.b biểu bì có những lỗ khí đóng mở được.
6. Hấp thụ nước và các muối khoáng.
g. Gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Ngày giảng: 07/5/2020(6A2) - 09/5/2020(6A1)
Chương VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 43 - Bài 37. TẢO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là TV bậc thấp.
- Phân biệt được tảo với một cây xanh thật sự.
- Tập nhận biết được một số tảo thường gặp qua quan sát mẫu vật.
- Hiểu rõ lợi ích của tảo.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ TV.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị Tranh tảo xoắn và một số tảo khác.
2. HS: + Nghiên cứu bài trước ở nhà.
+ Xem lại cấu tạo chung của tế bào thực vật.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cho biết những cây sống ở môi trường nước, cạn và những môi trường khắc nghiệt ? Chúng có đ.đ gì ? Cho vd minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Vì sao trên mặt nước ao, hồ thường có lớp váng màu lục hoặc màu vàng.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời, NX bổ sung.
- GV dẫn dắt...bài mới.
- Trên mặt nước ao, hồ thường có lớp váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn. Vậy tảo có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV: Giới thiệu nơi thường thấy tảo xoắn: nước mương, ruộng lúa
- Treo tranh: 37.1, yêu cầu hs quan sát, giáo viên giới thiệu:
+ Về hình dạng của tảo xoắn: Hình dạng chữ nhật.
+ Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo: Thể màu, vách tế bào, nhân tế bào.
+ Tảo xoắn có màu lục: Là vì có thể màu chứa diệp lục.
+ Sinh sản của tảo xoắn: Bằng s.s sinh dưỡng và s.s tiếp hợp.
- GVchốt lại: Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn.
- GV: Nhận xét và giải thích thêm về màu sắc của tảo: tùy loại tảo chứa chất màu (đỏ, vàng, lục, nâu). Chất màu này ở trong thể màu, trong đó diệp lục là chất màu chính.
- GV: Treo tranh 37.2 cho hs quan sát và giới thiệu môi trường sống của rong mơ, trả lời:
+ Rong mơ có màu nâu.
- GV: Nhận xét, bổ sung giới thiệu cách sinh sản của cây rong mơ: Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính(t.trùng và noãn cầu).
+ Rong mơ sống thành từng đám lớn ở vùng biển nhiệt đới, chúng bám vào đá hoặc san hô (nhờ giá bám).
1. Cấu tạo của tảo.(Chỉ giới thiệu)
a. Quan sát tảo xoắn:
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật có cấu tạo gồm: thể màu, vách tế bào, nhân tế bào.
b. Quan sát rong mơ:
Tảo là sinh vật vật có cấu tạo đơn giản, có diệp luc, chưa có rễ thân lá.
- GV: Cho hs quan sát H: 37.3; 37.4 và giới thiệu
+ Sự đa dạng của tảo.
Tảo đa dạng về hình dạng, cấu tạo, màu sắc.
- GV yêu cầu HS quan sát H. 37.4 SGK và đọc thông tin SGK:
? Đặc điểm chung của tảo.
- HS: Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK và cử 2 HS đại diện trả lời các câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, chỉnh lí và chốt lại.
+ Tảo đa bào gồm tảo vòng, rau nhiếp biển, rau câu và tảo sừng hươu(ở nước mặn).
+ Đặc điểm chung của tảo: Cơ thể chưa có thân, rễ, lá thật, chưa phân hóa thành các mô điển hình. Do vậy, chúng là thực vật bậc thấp.
2. Một số tảo thường gặp:(giới thiệu)
- Có tảo đơn bào (tiểu cầu, silic), có tảo đa bào (tảo vòng, rau câu, rau diếp biển) chúng đều sống dưới nước.
- GV cho HS đọc thông tin cuối trang 124 và đầu trang 125 SGK để trả lời câu hỏi: Tảo có vai trò như thế nào?
- HS: Từng HS đọc thông tin, suy nghĩ tìm câu trả lời. Một vài HS trình bày câu trả lời, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được:
- Trong quang hợp nhả ra khí oxi cung cấp cho động vật nước hô hấp, tảo nhỏ là nguồn thức ăn của cá và các động vật khác (ở nước).
- Tảo được dùng làm thức ăn cho người và gia súc. Ví dụ: rau câu, rau diếp biển..
- Tảo còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp (giấy, hồ dán, thuốc nhuộm), làm phân, làm thuốc.
- Một số tảo sinh sản quá nhanh gây hiện tượng nước nở hoa,khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn
- GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
- GV chúng ta thấy tảo vừa có lợi vừa có hại nhưng lợi là chủ yếu. Ngoài lợi ích trên tảo còn có vai trò làm sạch môi trường nước như tảo vòng à chính vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ một số loài tảo để góp phần bảo vệ môi trường , vừa bảo vệ được tính đa dạng của thực vật.
*TÍCH HỢP-BVMT:Nhận thức sự đa dạng , phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người - HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật
3. Vai trò của tảo:
* Có lợi:
- Tảo góp phần cung cấp oxi và thức ăn cho động vật ở nước.
- Tảo được dùng làm thức ăn cho người, gia súc, làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng cho công nghiệp.
* Có hại: tảo chết làm cho nước nhiễm bẩn làm chết cá, tảo quấn gốc lúa làm cho lúa khó đẻ nhánh.
Hoạt động 3: Luyên tập
- HS: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: Tảo là sinh vật vì:
a/ cơ thể có cấu tạo đơn bào
b/ sống ở nước
c/ chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- HS: c
- GV: Tảo có vai trò gì?
- HS: + Cung cấp oxi, thức ăn cho động vật ở nước
+ Một số tảo làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc
+ Ngoài ra có 1 số tảo gây hại.
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
- Tại sao không thể coi rong mơ là một cây xanh thực sự?
àKhông thể coi rong mơ là một cây xanh thực sự vì: mặc dù rong mơ cũng có dạng như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân, lá ..thực sự, bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 3, 5 SGK /125 vào vở bài tập.
- Đọc mục: “em có biết”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Xem trước bài: “ Rêu – cây rêu”
- Chuẩn bị:
+ Mẫu vật cây rêu tường.
+ Rêu có cấu tạo như thế nào?
+ Rêu sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì?
+ So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_4243_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx