Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng do người - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người.

- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người

tiến hành.

- Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm

2. Kỹ năng:

- Biết cách giâm, chiết, ghép cây.

3. Thái độ:

- Thói quen lòng yêu thích bộ môn,ham mê tìm tòi thông tin

- Tính cách nghiêm túc

4. Định hướng năng lực

1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực

hợp tác.

2. Năng lực đặc thù: Sống yêu thương, sống tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1- GV:Vật mẫu thật: một vài cành sắn, cành dâu hoặc ngọn mía giâm đã ra rễ.

- Tranh vẽ theo H. 27.2, 27.3, 27.4 SGK.

- Các tư liệu về thành tựu nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

2- HS: Thực hiện bài tập thực hành: Lấy một đoạn sắn, ngọn mía cắm xuống đất ẩm

cho ra rễ mang đến lớp.

Ôn lại kiến thức về chức năng vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng do người - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 05/12/2019 Tiết 31: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người. - Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. - Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm 2. Kỹ năng: - Biết cách giâm, chiết, ghép cây. 3. Thái độ: - Thói quen lòng yêu thích bộ môn,ham mê tìm tòi thông tin - Tính cách nghiêm túc 4. Định hướng năng lực 1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. 2. Năng lực đặc thù: Sống yêu thương, sống tự chủ. II. CHUẨN BỊ 1- GV:Vật mẫu thật: một vài cành sắn, cành dâu hoặc ngọn mía giâm đã ra rễ. - Tranh vẽ theo H. 27.2, 27.3, 27.4 SGK. - Các tư liệu về thành tựu nhân giống vô tính trong ống nghiệm. 2- HS: Thực hiện bài tập thực hành: Lấy một đoạn sắn, ngọn mía cắm xuống đất ẩm cho ra rễ mang đến lớp. Ôn lại kiến thức về chức năng vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. KTDH: KT động não, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Cho ví dụ? Chọn câu trả lời đúng: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ? a. Cây sắn, cây khoai lang, cây rau má. b. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây cỏ gấu. c. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào. d. Cả a, b,c. Đáp án: 2.1 d, 2.2 b Hoạt động 1: Khởi động - PP- KT: nêu và giải quyết vấn đề, KT tia chớp. - Hình thức: hoạt động toàn lớp - Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề & sáng tạo + GV cho HS hoạt động toàn lớp trong 2 phút + Nhiệm vụ: Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra hãy lấy ví dụ thực tế cây mà con người sử dụng các biện pháp trên. Cách làm của các biện pháp trên. + HS lấy ví dụ và có thể nêu được cách làm + GV để hiểu rõ hơn về cách làm của từng biện pháp ta vào bài hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu cách giâm cành. 10' - PP- KT: nêu và giải quyết vấn đề, KT động não. - Hình thức: hoạt động toàn lớp - Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề & sáng tạo -Gv: Cho hs quan sát hình 27.1. Yêu cầu hs trả lời: H: Một đoạn sắn có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm sau 1 t.g có hiện tượng gì ? → (Ra rễ, mọc chồi). H: Giâm cành là gì ? H: Kể tên các loại cây có thể trồng bằng giâm cành? cành của những cây này có đ.điểm gì mà người ta có thể giâm được ? →Cành rau lang, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót ...Cành những cây này có đ.đ nhanh ra rễ& mọc chồi. -Hs: Trả lời ... Nhận xét, bổ sung. -Gv: Cho hs nhận xét: Nhấn mạnh: Đoạn cành đem giâm phải có đủ mắt, chồi (bánh tẻ). Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chiết cành. - PP- KT: dạy học hợp tác, KT động não. - Hình thức: hoạt động nhóm - Định hướng năng lực: NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ. - GV:Cho HS quan sát tranh phóng to H. 27.2 SGK mô tả cách chiết cành? - HS: quan sát H. 27.2 SGK à mô tả cách chiết cành, các HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Giâm cành. Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó ra rễ, phát triển thành cây mới. Vídụ: Sắn, mía, khoai lang 2. Chiết cành. - GV:giải thích thêm cho HS về kĩ thuật chiết cành: chọn một cành khoẻ, cắt bỏ một khoanh vỏ, lấy đất mùn làm thành một bầu bó xung quanh vết cắt, bầu đất luôn được giữ ẩm cho đến khi mép trên vết cắt ra rễ thì cắt đem trồng thành cây mới. - GV:Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK đầu trang 90. H: Chiết cành là gì ? H: Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt ? H: Kể tên một số cây trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây này thường không được áp dụng trồng bằng cách giâm cành ? - HS: Quan sát tranh, trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Ba HS đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. -Gv: chốt đáp án - Chiết cành là (cắt một khoanh vỏ, tạo bầu) làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ, rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. - Ở vỏ có mạch rây vận chuyển chất dinh dưỡng từ trên lá xuống nuôi cây, nên khi cành bị bóc một khoanh vỏ thì chất dinh dưỡng sẽ ứ đọng ở mép vỏ phía trên vết cắt, gặp điều kiện thuận lợi (đủ ẩm) thì tại đó sẽ mọc ra rễ, còn mép vỏ phía dưới vết cắt không có chất dinh dưỡng ứ đọng nên không mọc rễ được. - Một số cây thường được trồng bằng chiết cành là cam, bưởi, hồng xiêm, chanhNhững cây này thường khó và lâu ra rễ phụ, nên nếu trồng bằng cách giâm cành, cây không có rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất sẽ bị chết. liên hệ thực tế: Lưu ý cách làm bầu đất. - GV:Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? - HS: Vận dụng kiến thức, so sánh tìm ra câu trả lời 1-2 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV:nhận xét, chính xác hoá đáp án: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Giâm cành Chiết cành - Cành được cắt rời khỏi cây mẹ ngay từ đầu. - Cành giâm mọc rễ mới ở nơi khác, không phải trên cây mẹ. - Dễ làm, ít tốn công. -Tạo cây mới nhanh và nhiều hơn. - Lúc đầu chỉ bóc phần vỏ chứ không cắt cành rới khỏi cây mẹ. - Cành chiết mọc rễ mới ngay trên cây mẹ. - Khó làm, tốn công nhiều. - Tạo cây mới chậm và ít hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật ghép cây. - PP- KT: dạy học hợp tác, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: hoạt động nhóm - Định hướng năng lực: NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ. -Gv: Yêu cầu hs quan sát H: 27.3, thảo luận: H: Ghép cây gồm những giai đoạn nào ? H: Hãy trình bày các bước ghép cây trên tranh? -Hs: Thảo luận, trả lời. Nhận xét, bổ sung. sGhép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cùng loại(gốc ghép) cho chúng tiếp tục phát triển. Có hai cách ghép cây: ghép mắt và ghép cành. sGhép mắt gồm bốn bước: Rạch vỏ gốc ghép, cắt lấy mắt ghép, luồn mắt ghép vào vết rạch, buộc dây để giữ mắt ghép. -Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh và lưu ý cho hs: Cách ghép: Ghép mắt, ghép chồi, ghép cành. Khi chọn cành ghép chú ý chọn cành không sâu bệnh, để đạt kết quả tốt. 3. Ghép cây: Ghép cây là đem cành (cành ghép) hoặc mắt ghép (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép tiếp tục phát triển. Hoạt động 3: Luyện tập - PP- KT: dạy học đặt và giải quyết vấn đề, KT động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân - Định hướng năng lực: NL giải quyết vấn đề & sáng tạo Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk. - GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? - HS: -Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới Hoạt động 4: Vận dụng - GV: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất ? Vì sao? - HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống 1 thời giam ngắn là có thể tạo vô số cây cung cấp cho sản xuất. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Đọc phần “Em có biết” - Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau: + Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận? + Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao? - Sưu tầm các loại hoa như bài 28. *****************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_31_sinh_san_sinh_duong_do_nguoi.pdf
Giáo án liên quan