I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs lựa chọn được các thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút
vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và
hút khoáng mạnh mẽ.
-Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước.
- Biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
2. Kỹ năng:
Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung:
Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Chuẩn bị H: 24.1; 24.2; 24.3
2. HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:05/11/2019- 6A6
Tiết 27. Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs lựa chọn được các thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút
vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và
hút khoáng mạnh mẽ.
-Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước.
- Biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
2. Kỹ năng:
Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung:
Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Chuẩn bị H: 24.1; 24.2; 24.3
2. HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm nhỏ
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1) Chọn câu trả lời đúng:
1.1) Cây hô hấp lấy khí nào?
a) Khí cacbônic. b) Khí ôxi. c) Khí cacbonic và ôxi d) Khí nitơ.
1.2) Sản phẩm của quá trình hô hấp là gì?
a) Tinh bột. b) Năng lượng. c) Khí ôxi. d) Chất hữu cơ và năng lượng. Đáp
án: 1.1b; 1.2 b
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt động khác
nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa
học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?
- GV gọi 1 nhóm trình bày
- GV muốn biết phần lớn nước vào cây đi đâu ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
HOẠT ĐỘNG.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước
vào cây đi đâu
Gv: Dẫn dắt: - Cây dùng nước để quang
hợp và sử dụng cho một số hoạt động
sống khác nên hàng ngày rễ phải hút rất
nhiều nước. Nhưng cây chỉ giữ lại 1
phần. Vậy phần lớn nước vào cây đi đâu?
GV: cho HS nghiên cứu độc lập SGK để
trả lời hai câu hỏi:
⬧Một số HS đã dự đoán điều gì?
⬧Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã
làm gì?
- HS: Đọc mục thông tin tr.80 SGK trả
lời câu hỏi:
Phần lớn nước do rễ hút vào đã được
lá thải ra ngoài.
Để chứng minh điều đó họ tiến hành
làm thí nghiệm.
- GV:cho HS quan sát tranh H. 24.1, 24.2
SGK và yêu cầu các em đọc thông tin để
thực hiện phần lệnh SGK /81.
- HS: Quan sát tranh, đọc thông tin tìm
hiểu T.N của bạn Dũng-Tú và T.N của
bạn Tuấn hải; thảo luận nhóm để thống
nhất các câu trả lời.
Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả
thảo luận của nhóm, các em khác bổ
sung.
-Gv: Tiếp tục cho hs quan sát bảng kết
quả. yêu cầu hs thảo luận nhóm:
?: Vì sao trong T.N các đều sử dụng 2
cây tươi: 1 cây có đủ rễ, thân, lá và 1 cây
có đủ rễ, thân mà không có lá ?
c. Kết luận:
Phần lớn nước do rễ hút vào cây, được lá
thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát
hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
- Sơ đồ đường đi của nuớc: Lông hút
→vỏ rễ → mạch dẫn của rễ →mạch dẫn
của thân → lá →thoát ra ngoài (qua lỗ
khí).
→Vì các bạn cho rằng : Nước đã thoát
hơi qua lá.
? Theo em T.N nào đã kiểm tra được điều
dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn
T.N này?
-Hs: Trả lời.
- Gv Ghi nhanh ý kiến lựa chọn của các
nhóm lên bảng... Cho hs nhận xét ...
-Gv: Nhận xét, bổ sung:
Ở VD1 của 2 bạn Dũng-Trí: Mới chỉ
chứng minh được ở cây có lá, có hiện
tượng thoát hơi nước, còn cây không lá
thì không có hiện tượng này.
Ở VD2 của bạn Tuấn-Hải: Đã kiểm
chứng được thí nghiệm ban đầu.
? Vậy qua thí nghiệm có thể rút ra kết
luận gì ?
Hs: Trả lời, chốt lại nội dung...
-Gv: Cho hs quan sát H:24.3: (mô tả con
đường hơi nước thoát ra qua lỗ khí
ở lá....
2.Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp
cho việc vận chuyển nước và muối
khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá và cây
- GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK để trả lời câu hỏi:
? Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý
nghĩa rất quan trọng đối với đời sống
của cây?
- HS: Từng HS tìm hiểu thông tin SGK,
độc lập suy nghĩ tìm câu trả lời. Một HS
trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung .
- GV: Nhận xét và kết luận:
Sự thoát hơi nước qua lá tạo ra sức hút
để hút nước và muối khoáng qua thân lên
lá
Sự thoát hơi nước qua lá có tác dụng
làm giảm nhiệt độ của cây khi ánh nắng
và nhiệt độ cao đốt nóng.
- HS: Rút ra kết luận.
Gv: Liên hệ thực tế: Trời nắng nóng, khi
đi qua khu rừng thấy rất mát. vì lá cây
thoát hơi nước...
khỏi bị khô.
3. Những điều kiện bên ngoài ảnh
hưởng đến sự thoát hơi nước.
Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng
đến sự thoát hơi nước của lá.
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân
nghiên cứu thông tin SGK →trả lời 2 câu
hỏi phần lệnh trang 82 SGK.
? Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều?
? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện
tượng gì ?
? Vậy sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc
vào những điều kiện bên ngoài nào?
- HS: Đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi
phần lệnh SGK tr.82.
Một số HS trả lời câu hỏi →HS khác
nhận xét, bổ sung:
Gv: Nhận xét, bổ sung. Liên hệ thực tế...
➢Người ta phải tưới nhiều nước cho cây
trong những ngày nắng nóng, khô hanh
hoặc có gió mạnh là vì trong những ngày
đó cây bị mất nhiều nước (nếu không
được cung cấp đủ nước cây có thể bị héo
và chết)
➢Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc
vào các điều kiện bên ngoài: Ánh sáng,
nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
- HS: Rút ra kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- HS: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước
qua lá.
- GV: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là:
a/ Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên
thân lá.
b/ Làm dịu mát lá.
c/ Giúp lá quang hợp được.
d/ Chỉ câu a, b đúng.
- HS: d
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
Gv yêu cầu HS giải thích hiện tượng thực tế
Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá
hoặc cắt ngắn ngọn?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
GV giao nhiệm vụ HS về nhà:
- Mỗi nhóm chuẩn bị các loại lá: cây nắp ấm, lá dong ta, củ hành tây, lá mây, xương
rồng.
- Nghiên cứu bài 25, trả lời các câu hỏi sau:
+ Có những loại lá biến dạng nào?
+ Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_27_phan_lon_nuoc_vao_cay_di_dau.pdf