I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
- HS phân biệt được các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại
gân trên phiến lá.
2. Phẩm chất
- Thói quen giáo dục HS có ý thức bảo vệ thực vật.
- Tính cách: nghiêm túc
3. Định hướng năng lực
a. Năng lưc chung
- Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
b. Năng lực đặc thù
- Giải quyết vấn đề, vận dụng kt vào cuộc sống, hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu lá như ở các hình 19 SGK, nếu không có tìm những
loại tương tự thay thế. Bảng phụ ghi nội dung về các kiểu xếp lá trên cây.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu lá theo nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2020
Chủ đề: Lá
Tiết 19 - Bài 19
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
- HS phân biệt được các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại
gân trên phiến lá.
2. Phẩm chất
- Thói quen giáo dục HS có ý thức bảo vệ thực vật.
- Tính cách: nghiêm túc
3. Định hướng năng lực
a. Năng lưc chung
- Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
b. Năng lực đặc thù
- Giải quyết vấn đề, vận dụng kt vào cuộc sống, hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu lá như ở các hình 19 SGK, nếu không có tìm những
loại tương tự thay thế. Bảng phụ ghi nội dung về các kiểu xếp lá trên cây.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu lá theo nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 1 số kiến thức cũ có liên quan đến bài mới như:
+ Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào?
- HS: cơ quan sinh dưỡng của cây gồm: rễ, thân, lá.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Đặt câu hỏi yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời
Như chúng ta đã biết, lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có đặc điểm gì?.
HS: HĐ cá nhân trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai....dẫn dắt
Để trả lời câu hỏi này ta cùng tìm hiểu qua bài 19: đặc điểm bên ngoài của lá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
1. Quan sát để nhận dạng đặc điểm bên
ngoài của lá. 20'
- Gv: Treo tranh 19.1(tranh câm)- Yêu cầu
hs lên bảng:
? Hãy xác định các bộ phận của lá?
Hs: Xác định: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
- Gv: Dẫn dắt vào phần phiến lá→
- Gv: Yêu cầu hs quan sát hình 19.2, kết
hợp mầu vật thảo luận nhóm (5'):
? Nhận xét: Hình dạng, kích thước, màu sắc,
diện tích của phiến lá so với cuống lá?
? Phiến lá to có chức năng gì ? Điều đó có ý
nghĩa như thế nào với cây ?
HS: Thảo luận nhóm trả lời
Nhận xét, bổ sung.
Hs: Hình dạng đều có bảng dẹt, kích thước
khác nhau, màu xanh, diện tích của phiến lá
lớn hơn cuống lá.
Hs: Có c.năng thu nhận nhiều ánh sáng, có
ý nghĩa tổng hợp được chất hữu cơ để nuôi
cây.
- Gv: Nhận xét, bổ sung: Cho hs thấy được
câu trả lời của câu hỏi đầu bài: → Phiến lá
thu nhận ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp chất
hữu cơ cho cây.
- Gv: Lưu ý cho hs có 1 số lá có màu đỏ,
tím...Do sắc tố quy định (vẫn có diệp lục).
b. - Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu t.tin và quan sát
mặt dưới của lá. Hoạt động theo nhóm (Mẫu
vật: lá gai, lá dâu, lá rẽ quạt, lá lúa, lá địa
liền, lá lục bình).
- Hs: quan sát theo nhóm.
- Gv: Sau khi hs quan sát cho hs trả lời:
? Hãy so sánh gân lá của 6 loại gân lá trên ?
→Giống nhau.
? Có mấy kiểu gân lá ? gồm kiểu nào ?
→3 kiểu.
- Hs: Trả lời.
- Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh (mẫu vật)
cho hs thấy 3 kiểu gân lá.
? Hãy tìm 3 loại gân lá khác nhau ?
1. Đặc điểm bên ngoai của lá.
a. Phiến lá.
- Phiến lá có màu lục, dạng bản
dẹt, là phần rộng nhất của lá.
Giúp lá hứng được nhiều ánh
sáng.
b. Gân lá.
- Có 3 kiểu gân lá:
+ Gân hình mạng: Lá gai, lá
- Hs: Xác định trên mẫu vật thật.
- Gv: Cho hs nhận xét bổ sung...
c. Phân biệt lá đơn lá đơn và lá kép
- Gv: Treo tranh 19.4. Yêu cầu hs quan sát
tìm hiểu:
? Vì sao lá mồng tơi là lá đơn? lá hoa hồng
là lá kép ?
? Hãy lấy VD 1lá đơn, 1 lá kép ?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung...
2. Các cách xếp lá trên thân và cành.
- Gv: Cho hs quan sát H: 19.5 (gv giới thiệu
tranh). Yêu cầu hs làm b.t theo nhóm:
(gv: treo bảng phụ).
- Hs: Hoạt động theo nhóm, hoàn thành b.t.
- Gv: Gọi đại diện nhóm lên bảng .
- Hs: Cử đại diện nhóm lên làm bài tập.
- Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung, hoàn thành
bảng chuẩn:
Stt Stt Tên
cây
Kiểu ếp lá trên cây
số lámọc
trên mấu
thân
Kiểu xếp lá
1 Lá cây
dâu
1 mọc cách
2 Lá cây
dừa
cạn
2 mọc đối
3 Lá cây
dây
huỳnh
3, 4, 5 mọc vòng
dâu...
+ Gân hình song song: Lá lúa,
lá ngô...
+ Gân hình cung: Lá lục bình...
c. Lá đơn lá đơn và lá kép.
- Lá đơn: Có cuống nằm ngay
dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ
mang một phiến, cả cuống và
phiến rụng cùng một lúc.
- Lá kép: Có cuống chính phân
nhánh thành nhiều cuống con,
mỗi cuống con mang lá chét.
Chồi nách chỉ có một cuống
chính. Lá chét rụng trước,
cuống chính rụng sau.
2. Các cách xếp lá trên thân
và cành.
...
Gv: Cho hs rút ra kết luận:
? Em có nhận xét gì về cách bố trí của các
lá trên cây?
→ Giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng.
? Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? gồm
những kiểu nào ? Có chức năng gì ?
Hs: Trả lời, bổ sung ...
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc cách.
+ Mọc đối.
+ Mọc vòng.
- Lá trên các mấu thân xếp so le
nhau giúp lá thu nhận được
nhiều ánh sáng.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung kiến thức của bài.
- Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: trong các nhóm lá sau nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
a/ Lá hành, lá nhã, lá bưởi.
b/ Lá rau muống, lá cải, lá lốt.
c/ Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ.
d/ Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
- HS: d
- GV: Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá đơn?
a/ Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu.
b/ Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt.
c/ Lá ổi, lá dâu, lá mít.
d/ Lá hoa hồng, láphượng, lá khế.
- HS: c
- GV: lá có đa dạng không? Đặc điểm nào chứng tỏ lá đa dạng?
- HS: lá rất đa dạng thể hiện ở các đặc điểm: phiến lá có nhiều hình dạng và kích
thước rất khác nhau, có nhiều kiểu gân lá, có lá đơn, lá kép
Hoạt động 4: Vận dụng
- Trả lời câu hỏi SGK/tr64.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
- Đặc điểm bên ngoài và cách xếp lá trên cây như thế nào để cây nhận được
nhiều ánh sáng?
a) Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá.
b) Phần lớn các loại lá gồm có cuống và phiến.
c) Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
d) Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thạn xếp so le nhau.
Đáp án: a và d
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Làm bài tập sau: Sưu tầm 1 số lá đẹp, ép vào giữa những tờ báo cho đến khi
héo, dùng băng keo dán lá vào 1 tờ bìa rồi phơi khô, ghi chú vào dưới lá các
thông tin: tên lá, kiểu gân lá, lá đơn, lá kép, cách xếp lá trên thân và cành.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Nghiên cứu bài 20 trả lời các câu hỏi sau
+ Biểu bì có đặc điểm và chức năng gì?
+ Thịt lá có cấu tạo như thế nào giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất
hữu cơ?
+ Gân lá có chức năng gì?
*******************************************
Ngày giảng 14 / 11 / 2020
Chủ đề : Lá
Tiết 20 - Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs biết được đặc điểm bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc 2 mặt của phiến lá.
2. Phẩm chất
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn
- Sống yêu thương , sống tự chủ.
3. Định hướng năng lực
a. Năng lưc chung
- Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
b. Năng lực đặc thù
- Giải quyết vấn đề, vận dụng kt vào cuộc sống, hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Chuẩn bị H: 20.1;20.2. (mô hình cấu tạo trong của phiến lá).
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? Các cách sắp xếp của lá trên cây ?Ý nghĩa?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Đặt câu hỏi yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời
? Vì sao lá có thể tự tạo chất dinh dưỡng cho cây?
- HS: HĐ cá nhân trả lời
- GV: Không nhận xét đúng sai....dẫn dắt
Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Gv: Dẫn dắt: Cho hs quan sát H: 20.1. trả
lời:
? Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần?
→ 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá.
- Gv: Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu từng
bộ phận của phiến lá...
1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của biểu
bì.
- GV treo tranh : lớp tế bào biểu bì mặt trên
và lớp tế bào biểu bì mặt dưới, trạng thái của
lỗ khí, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với
nghiên cứu thông tin SGK, tự nhận biết kiến
thức.
? Những đặc điểm nào của lớp biểu bì phù
hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho
ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
HS: HĐ cá nhân trả lời.
Đặc điểm: là những tế bào không màu trong
suốt, có vách dày, trên biểu bì có lỗ khí.
? hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi
khí và thoát hơi nước?
- HS: Hoạt động đóng mở của lỗ khí.
- GV giải thích sơ về cơ chế đóng mở của lỗ
khí: ban ngày, khi cây quang hợp, CO2 trong
tế bào giảm, năng lượng được tạo ra, làm
màng tế bào hạt đậu hấp thụ 1 lượng lớn ion
từ các tế bào bên cạnh, nhờ đó nước thẩm
thấu vào tế bào hạt đậu, làm tế bào trương
lên -> lỗ khí mở ra. Ban đêm, qua hô hấp tế
bào sử dụng hết năng lượng, tế bào mất
nước, xẹp xuống -> lỗ khí đóng lại. (Khi cây
thiếu nước lá bị héo, lỗ khí cũng đóng lại
làm hạn chế sự thoát hơi nước của cây).
? Tóm lại, biểu bì có cấu tạo như thế nào?
Chức năng gì?
1. Biểu bì:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt,
vách phía ngoài dày có chức
năng bảo vệ và cho ánh sáng
xuyên qua.
- Trên biểu bì (mặt dưới lá) có
nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi và
thoát hơi nước.
HS trả lời, rút ra kết luận.
- Gv: Nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế về
hiện tượng thoát hơi nước qua lá: khi đi qua
cánh rừng thấy có cảm giác rất mát là nhờ sự
thoát hơi nước qua lá. Hiện tượng đóng mở
lỗ khí cũng phụ thuộc vào nhiệt độ bên
ngoài...
2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của thịt
lá.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK,
quan sát hình 20.4, tự thu nhận thông tin.
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin,
nhận biết kiến thức.
- GV yêu cầu 1 HS lên chỉ trên mô hình các
phần của thịt lá.
- HS chỉ ra các phần của thịt lá trên mô hình,
các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: So sánh
lớp tế bào thịt lá sát với lớp biểu bì mặt trên
và lớp tế bào thịt lá sát với lớp biểu bì mặt
dưới trả lời các câu hỏi:
? Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc
điểm này phù hợp với chức năng gì?
? Hãy tìm điểm khác nhau giữa chúng.
? Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức
năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế
bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính
là chứa và trao đổi khí?
HS thảo luận nhóm trả lời được:
+ Đều chứa diệp lục. Chức năng là giúp lá
thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
+ Khác nhau: Lớp tế bào phía trên: có dạng
dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp, xếp
theo chiều thẳng đứng. Lớp tế bào mặt dưới:
dạng tròn, xếp không sát nhau, ít lục lạp, xếp
lộn xộn.
+ Lớp tế bào phía trên phù hợp với chức
năng tông hợp chất hữu cơ, lớp phía dưới
phù hợp với chức năng chứa và trao đổi khí.
- GV yêu cầu lần lượt từng nhóm trình bày
từng câu, các nhóm còn lại theo dõi, nhận
xét, bổ sung.
? Vậy thịt lá có cấu tạo như thế nào và chức
năng gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
2. Thịt lá.
- Lớp tế bào thịt lá phía trên là
những tế bào xếp sát nhau, có
chứa nhiều lục lạp có chức
năng thu nhận ánh sáng tổng
hợp chất hữu cơ.
- Lớp tế bào thịt lá phía dưới là
những tế bào xếp không sát
nhau, chứa ít lục lạp có chức
năng chứa và trao đổi khí.
3. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của gân
lá.
Gv: Dùng mô hình để giới thiệu về phần gân
lá, cho hs quan sát. Yêu cầu:
? Gân lá có cấu tạo và chức năng gì ?
Hs: Trả lời. → Gv: Nhận xét, bổ sung...
3. Gân lá
- Gân lá nằm giữa phần thịt lá,
có mạch rây và mạch gỗ.
- Chức năng vận chuyển các
chất.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Hs: hoạt động cặp
- GV treo bảng phụ có nội dung:
- Bao bọc phiến lá là 1 lớp tế bàotrong suốt nên ánh sáng có thể xuyên
qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức
năng cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào mặt dưới có rất nhiều..Hoạt độngcủa nó giúp
cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiềucó chức năng thu nhận ánh sáng
cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá có chức năngcác chất cho phiến lá.
- HS điền lần lượt như sau: 1/ biểu bì; 2/ bảo vệ; 3/ lỗ khí; 4/ đóng mở; 5/ lục
lạp; 6/ vận chuyển.
Hoạt động 3: Vận dụng
- Với 3 loại gân lá về nhà lấy mỗi loại 2 ví dụ có ở địa phương
Hoạt động 4: Mở rộng bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu về cấu tạo trong của của lá trên mạng, trên sách báo
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Nghiên cứu bài 21, trả lời các câu hỏi:
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen có ý nghĩa gì?
+ Phần nào của lá thí nghiệm chế tạo ra tinh bột? Vì sao em biết?
- Nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột ?
+ Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí
gì?
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1920_nam_hoc_2020_2021_truong_pt.pdf