I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Hs xác định được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành,
chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Phẩm chất.
Phẩm chất: Trung thực,tự lập
3. Năng lực.
- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm
- NL chuyên biệt: NL vận dụng kt vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phương tiện: Máy chiếu.
2. HS: Xem kĩ bài trước ở nhà, mang mẫu vật thân cây.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy kễ tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6B 20/10/2020
6A,C 21/10/2020
CHƯƠNG III: THÂN
Tiết 13 - Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Hs xác định được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành,
chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Phẩm chất.
Phẩm chất: Trung thực,tự lập
3. Năng lực.
- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm
- NL chuyên biệt: NL vận dụng kt vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phương tiện: Máy chiếu.
2. HS: Xem kĩ bài trước ở nhà, mang mẫu vật thân cây.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy kễ tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
GV: Yêu cầu HS đặt các mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn, hđ nhóm xếp các cây đó vào
cá nhóm và gọi tên từng nhóm thân cây:
HS: Hoạt động nhóm trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt....bài mới
*Đặt vấn đề: Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các
chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia
thân thành mấy loại?chúng ta cùng nhau nghiên cứu ở bài hôm nay.
GV: Ghi tên bài lên bảng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoat động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài
của thân.
Gv: Yêu cầu hs để mẫu vật (cành cây) trên
bàn mà nhóm chuẩn bị quan sát.
GV Chiếu hình H:13.1 cho học sinh quan
sát. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Thân mang những bộ phận nào?
Những điểm giống nhau giữa thân và
cành?
Vị trí chồi ngọn trên thân; cành?
Vị trí chồi nách?
Chồi ngọn phát triển thành bộ phận nào
của cây?
Hs: Thảo luận, trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Gv chiếu hình 13.1,cho hs xác định vị trí
số: 1, 2 ,3 ,4.
Hs: Lên bảng x.đ trên tranh13.1.
Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh 13.1
(mẫu vật):1.Chồi ngọn, 2.Chồi nách, 3.
Thân chính, 4. cành.
-Gv: Tiếp tục yêu cầu hs hoạt động cá
nhân Quan sát H:13.2, trả lời:
Cấu tạo của chồi hoa và chồi lá giống,
khác nhau như thế nào?
Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành bộ
phận nào của cây ?
Hs: HĐ cá nhân trả lời.
Nhận xét, bổ sung
→ Giống nhau: Đều có mầm lá bao bọc.
Khác: chồi hoa có mang mầm hoa, chồi lá
thì không mang mầm hoa mà có mô phân
sinh ngọn.
1. Cấu tạo ngoài của thân.
→Chồi lá phát triển thành cành mang lá.
chồi hoa phát triển thành hoa.
Gv: Khắc sâu kiến thức cho hs : Cho hs
quan sát chồi lá trên mẫu vật thật: (ngọn bí
ngô), chồi hoa (hoa hồng).
Vậy cấu tạo ngoài của thân gồm có những
bộ phận nào?
-Hs: Rút ra kết luận, trả lời .
Hoạt động 2: Phân loại các loại thân.
Gv: chiếu hình H:13.3 và giới thiệu tranh.
Có mấy loại thân chính?
Hs: HĐ cá nhân, đọc thông tin SGK trả lời
Nhận xét, bổ sung
(Có 3 loại thân.)
Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm làm b.t ở
bảng (sgk/45).
Hs: Hoạt động nhóm làm bài tập lên bảng
điền vào bảng phụ:
- Thân cây gồm: Thân chính, cành,
chồi ngọn và chồi nách.
- Chồi nách phát triển thành cành
mang lá hoặc cành mang hoa hoặc
hoa.
2. Các loại thân:
Stt Tên cây Thân đứng Thân leo Thân bò
T.gỗ T.cột T.cỏ T.
quấn
Tua cuốn
1 Cây đậu ván. x
2 Cây nhãn. x
3 Cây rau má. x
4 Cây dừa. x
5 cây cỏ mầm
trầu.
x
Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung. Gv sửa sai
(nếu có). Qua bảng b.t cho hs trả lời:
Có mấy loại thân đứng? Đặc điểm?
Đặc điểm thân leo? thân bò? cho VD?
- Hs: Trả lời, lấy VD.
- Gv: Nhận xét - bổ sung. Liên hệ thực tế
các loại thân cây...
GV: Yêu cầu các nhóm kiểm tra lại mẫu
vật ban đầu đã phân loại đúng chưa,
nếu sai xép lại cho đúng.
HS: HĐ nhóm kiểm tra lại, báo cáo.
*Có 3 loại thân chính:
- Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành.
+ Thân cột : cứng, cao, không cành.
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
- Thân leo: thân quấn và tua cuốn.
- Thân bò: mềm yếu, bò sát đất.
HĐ3: LUYỆN TẬP
- Nhà tôi trồng 1 cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi
quan sát cây mướp, thấy rỏ thân cây gồm:.
- Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ..và những chùm hoa
mướp vàng phát triển từ.
- Chưa đầy 2 tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho
tôi ... thật ngon.
- Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là ., có cách leo
bằng, khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là nhưng lại
leo bằng..
- HS điền các từ sau: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách, chồi lá, chồi hoa,
quả, thân leo, tua cuống, thân quấn.
HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Phân loại thân của các cây có ở nhà em hay cây được trồng ở trường em.
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Học bài. Đọc phần “Em có biết”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm GV đã giao nhiệm vụ ở tiết 10: Gieo hạt đậu vào
khay đất ẩm cho đến khi ra lá thất thứ nhất, chon 6 cây cao bằng nhau, ngắt ngọn 3
cây, 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 6 cây ghi kết quả vào
bảng:
Nhóm cây Chiều cao
Cây ngắt ngọn
Cây không ngắt
ngọn
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_13_cau_tao_ngoai_cua_than_nam_ho.pdf