I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật
- Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng hoạt động cá nhân, nhóm
3. Thái độ: GD HS lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo.
b, Năng lực đặc thù Năng lực nhận dạng thực vật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc.
- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK,
2. Học sinh : Tìm hiểu trước nội dung bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học
tập bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
III: TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Phân biệt vật sống và vật không sống?
3. Bài mới5
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi thi kể các cây ở khu sân trường , từ đó rút ra các đặc điểm
chung của các cây đó.(5 phút). GV chưa chốt đúng sai ở đây , GV chốt ở mục 2
của bài.
- Vào bài Thực vật rất đa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì
chung? Nhưng nếu quan sát kĩ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy
chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề
này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
18 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 08/09/2020
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Tiết 1, Bài 1,2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG, NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống, phân biệt được vật sống
và vật không sống..
- HS Nêu được ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật.
- HS Biết được 4 nhóm sinh vật chính: ĐV, TV, VK, Nấm.
- HS Biết được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ: Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật .
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo...
b, Năng lực đặc thù: HS có năng lực phân biệt vật sống , vật không sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : - Vật mẫu (cây đậu, con gà, hòn đá.)
Bảng phụ mục 2 SGK
2. Học sinh : - Đọc trước bài mới, chuẩn bị bài theo nội dung trong vở bài tập
- Mẫu vật( cây đậu, con giun đất, hòn đá...)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Hoạt động khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động.
- GV: Yêu cầu HS kể tên các sự vật xung quanh ta (người sau k được kể trùng
người trước)
- HS: hoạt động cá nhân trả lời
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm, xếp các sự vật đó thành 2 nhóm và thử gọi
tên các nhóm đó.
- HS: Thảo luận nhóm trả lời
- GV: Không nhận xét đúng sai...
Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các “vật sống” và “vật không
sống”.
-> Vậy, “vật sống” và “vật không sống” có đặc điểm gì để phân biệt?
- GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Đặc điểm của cơ thể sống
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
2
? Hãy kể tên của cây, con, đồ vật ở
xung quanh?
- GV lựa chọn 3 đại diện: con gà, cây
đậu, cái bàn
- HS thảo luận với nội dung
? Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để
sống?
? Cái bàn có cần những điều kiện đó
không?
? Sau một thời gian chăm sóc đối
tượng nào tăng kích thước và đối
tượng nào và đối tượng nào không tăng
kích thước?
HS đại diện trả lời
=> Rút ra kết luận
I- Đặc điểm của cơ thể sống
1. Nhận dạng vật sống và không
sống.
VD: Con gà, cây đậu, cái bàn
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống
lớn lên, sinh sản
- Vật không sống: Không lấy thức
ăn, không lớn lên
Đặc điểm của cơ thể sống
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HS tự kẻ và hoàn thành bảng (6)
GV treo bảng phụ
HS lên hoàn thành
? Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc
điểm của cơ thể sống?
HS thảo luận hoàn thành phần V
? Qua bảng em có nhận xét gì về thế
giới sinh vật?
? Nhận xét về nơi sống kích thước vai
trò đối với đời sống?
? Sự phong phú về môi trường sống
kích thước khả năng di chuyển của
sinh vật nói lên điều gì?
? Dựa vào bảng trên có thể chia sinh
vật làm mấy nhóm?
? Người ta dựa vào đâu để chia nhóm
sinh vật?
+ Động vật: di chuyển, thực vật: có
màu xanh
+ Nấm: không có mà xanh (lá)
+ Vi khuẩn: vô cùng nhỏ bé
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
2. Đặc điểm của cơ thể sống
- Đặc điểm của cơ thể sống là:
+ Trao đổi chất với môi trường
+ Lớn lên và sinh sản
Nhiệm vụ của sinh học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
II. Nhiệm vụ của sinh học
3
1. Sinh vật trong tự nhiên
- Y/c Hs đọc nội dung SGK.
? Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Gọi Hs đọc ND SGK về nhiệm vụ
của TV học.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
- Sinh vật sống ở nhiều nơi, có nhiều
kích thước khác nhau, có loài có ích,
có loài có hại
- Sinh vật rất đa dạng và phong phú
về số lượng, kích thước, môi trường
sống và vai trò
b. Các nhóm sinh vật
- Sinh vật trong tự nhiên được chia
làm 4 nhóm: ĐV, TV, nấm, vi khuẩn.
Chúng có quan hệ mật thiết với nhau
và với con người
2. Nhiệm vụ của sinh học
* Nhiệm vụ của sinh học:
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu tạo, hình
thái, hoạt động sống, điều kiện sống
của sinh vật
- Mối quan hệ giữa các sinh vật với
nhau và với môi trường
- Tìm cách sử dụng hợp lý chúng
nhằm phục vụ đời sống con người
* Nhiệm vụ của thực vật học:
- Tương tự như nhiệm vụ của sinh
học
+ Nghiên cứu cấu tạo đặc điểm hình
thái, các hoạt động sống của thực vật
+ Nghiên cứu về sự đa dạng và phát
triển của thực vật qua các nhóm thực
vật khác nhau
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong
thiên nhiên và trong đời sống -> sử
dụng hợp lí, bảo vệ phát triển cải tạo
chúng
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1. Theo em dấu hiệu nào là chung cho cơ thể sống
Lớn lên Lấy các chất cần thiết
Sinh sản Loại bỏ các chất thải
Di chuyển
Câu 2. Kể tên một số sinh vật sống trên cạn? Dưới nước? Và ở trên cơ thể
người?
.Hoạt động 4: Vận dụng
4
- Xác định được tất cả các sinh vật quanh ta vật nào là vật sống, vật không
sống . mỗi HS lấy 20 VD
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
V. HƯỚN DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Làm hết các bài tập trong vở bài tập.
- Đọc trước bài mới và chuẩn bị vào vở bài tập.
- Bài: Đặc điểm chung của thực vật
--------------------------------------------
Ngày giảng: 10/09/2020
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Tiết 2, Bài 3
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật
- Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng hoạt động cá nhân, nhóm
3. Thái độ: GD HS lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo...
b, Năng lực đặc thù Năng lực nhận dạng thực vật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc.
- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK,
2. Học sinh : Tìm hiểu trước nội dung bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học
tập bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
III: TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Phân biệt vật sống và vật không sống?
3. Bài mới
5
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi thi kể các cây ở khu sân trường , từ đó rút ra các đặc điểm
chung của các cây đó.(5 phút). GV chưa chốt đúng sai ở đây , GV chốt ở mục 2
của bài.
- Vào bài Thực vật rất đa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì
chung? Nhưng nếu quan sát kĩ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy
chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề
này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Tìm hiểu sự đa dạng , phong phú của thực vật
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh
3.1 -> 3.4 với nội dung: Nơi sống của
thực vật, tên thực vật.
- HS thảo luận câu hỏi trong SGK
GV gợi ý
- TV sống ở mọi nơi trên trái đất, sa
mạc ít thực vật còn đồng bằng phổ biến
hơn. Cây sống trên mặt nước rễ ngắn
thân xốp
- HS đại diện nhóm trả lời
=> Rút ra kết luận
1. Sự đa dạng và phong phú của
thực vật.
- TV sống mọi nơi trên trái đất
chúng có rất nhiều dạng khác nhau
thích nghi với môi trường sống
Đặc điểm chung của thực vật
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV: VN có 12000 loài thực vật
- HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng
2. Đặc điểm chung của thực vật
TT Tên cây Có khả năng
tự tạo ra
chất dinh
dưỡng
Lớn lên Sinh sản Di
chuyển
Nơi sống
1 Cây lúa + + + - Đồng,
ruộng,
nương
2 Cây ngô + + + - Ruộng,
vườn,
nương
3 Cây mít + + + - Vườn, đồi
4 Cây sen + + + - Ao, hồ
5 Cây
xương
+ + + - Hàng rào,
đồi núi,
6
rồng cát
- HS nhận xét một số hiện tượng theo
SGK
ĐV có khả năng di chuyển TV thì
không. TV phản ứng chậm với khích
thích của môi trường
? Qua bảng trên => kết luận
- TV có khả năng tạo chất dinh
dưỡng, phần lớn không có khả năng
di chuyển phản ứng chậm với kích
thích từ bên ngoài.
Hoạt động 3: Luyện tập
? TV nước ta rất phong phú nhưng chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo
vệ chúng như thế nào?
TL: DS phát triển -> nhu cầu về lương thực ra tăng, phát triển nhu cầu sử
dụng các sản phẩm thực vật.
+ Tình trạng khai thác rừng bừa bãi -> giảm diện tích rừng -> nhiều thực
vật bị khai thác đến cạn kiệt.
+ Có vai trò quan trọng đối với đời sống
Hoạt động 4: Vận dụng
? Thực vật khác với động vật ở điểm nào?
TV rất đa dạng và phong phú
TV sống ở khắp nơi
TV có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ phần lớn không di chuyển, phản
ứng chậm trước kích thích của môi trường
TV có khả năng vận động lớn lên sinh sản
Hoạt động 5: Tìm tòi , mở rộng.
- Về nhà tìm hiểu 10 thực vật ở nhà , địa phương xem chúng có những đặc
điểm giống nhau không?
V. HƯỚN DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Đọc mục em có biết
- Làm bài tập đầy đủ, học bài theo ND câu hỏi.
- Đọc trước bài mới. Bài 3: Có phải tất cả thực vật đều có hoa
- Chuẩn bị mẫu vật cây cải có hoa, quả
- Tìm hiểu các cơ quan ở cây cải, chức năng của chúng
- Hỏi những người thân về cơ quan, chức năng cây cải, một số cây có hoa.
-Tìm hiểu trên Internet về cây có hoa,
---------------------------------------
7
Ngày giảng: 15/09/2020
Tiết 3, Bài 4
CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs biết quan sát, so sánh,phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa
vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
2. Phẩm chất
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thiên nhiên bằng cách bảo vệ chúng.
- Biết cách bảo vệ thực vật.
- Sống yêu thương, sống có trách nhiệm
3. Năng lực
a. Năng lực chung : NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp,
NL hợp tác
b. Năng lực đặc thù: Quan sát, NL kiến thức sinh học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK, bìa, băng keo
2. Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài.
- Chuẩn bị phiếu học tập (bảng 2).
- Mẫu vật: Cây cải, cây bưởi, cây khoai lang, cây hoa hồng
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học
tập bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Em có yêu thực vật không?
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn, quan sát, thảo luận nhóm:
+ phân chia các mẫu vật đó thành 2 nhóm
+ cho biết dựa vào đặc điểm nào để phân chia?
- HS: Quan sát, thảo luận nhóm, phân chia các nhóm TV
Đại diện nhóm báo cáo
- GV: Không nhận xét đúng sai...dẫn dắt
Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em nhận ra sự
khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Bài học hôm nay
chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
8
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Thực vật có hoa và thực vật không có
hoa.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá
nhân tìm các cơ quan của cây cải
- HS hoạt động cá nhân: quan sát hình
4.1 đối chiếu với bảng ghi nhớ kiến
thức, trả lời các câu hỏi:
? Cây cải có những loại cơ quan nào?
Chức năng của từng loại cơ quan?
? Rễ thân lá thuộc cơ quan nào?
? Hoa quả hạt thuộc cơ quan nào?
? Chức năng của cơ quan sinh dưỡng?
? Chức năng của cơ quan sinh sản?
- GV: gọi 1 vài HS trả lời, HS khcs nhận
xét
-> chốt đáp án
- GV Yêu cầu HS đặt mẫu vật đã chuẩn
bị theo nhóm -> GV kiểm tra.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát
H4.2 kết hợp với mẫu vật mang theo ->
Hoàn thành bảng . SGK tr.13.
- Kẻ bảng, gọi đại diện các nhóm hoàn
thành.
- Hs Thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác
nhận xét, bổ sung (nếu cần).
-> Nhận xét chung.
- GV yêu cầu học sinh đọc hoạt động cá
nhân trả lời câu hỏi:
? Các cây trong bảng có thể chia thành
mấy nhóm?
? Căn cứ vào cơ sở nào để phân chia
thực vật thành cây có hoa và cây không
có hoa?
? Lấy thêm vd một số cây có hoa và
không có hoa ở địa phương ?
- HS: hoạt động cá nhân đọc thông tin,
trả lời câu hỏi--> HS khác nhận xét, bổ
sung:
- Chia các cây thành 2 nhóm:
+ Cây có hoa: chuối, sen, khoai tây.
+ Cây không có hoa: rau bợ, dương xỉ, rêu.
1. Thực vật có hoa và thực vật
không có hoa.
- Cây cải có 2 loại cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân,
lá có chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt
có chức năng duy trì và phát triển
nòi giống.
9
- dựa vào cơ quan sinh sản ( có hoa hay
không có hoa)
- Hs liên hệ thực tế địa phương
- GV: chốt --> KL
- Tìm hiểu cây một năm và cây lâu
năm.
- GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá
nhân làm bài tập Sgk trang 14.
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
hoàn thiện lệnh mục 2 SGK.
? Kể tên những cây có vòng đời kết thúc
trong vòng 1 năm?
? Kể tên một số cây lâu năm, trong vòng
đời có nhiều lần ra hoa kết quả ?
- HS trả lời, bổ sung từ đó các em rút ra
kết luận về cây một năm và cây lâu
năm ?
- GV nhận xét, kết luận
- GV :Nhấn mạnh
+ Cây có vòng đời 1 năm: có nghĩa là ra
hoa kết quả 1 lần/ năm.
+ Cây lâu năm: Sống nhiều năm, ra hoa
kết quả nhiều lần trong đời.
- Một số cây thực chất là cây nhiều năm
nhưng do con người khai thác sớm: VD:
cà rốt, sắn Cây lương thực thường là
cây một năm.
- Thực vật được chia làm 2 nhóm:
TV có hoa và TV không có hoa.
-Thực vật có hoa: Đến một thời kì
nhất định trong đời sống thì ra hoa,
tạo quả, kết hạt
-Thực vật không có hoa: Cả đời
chúng không bao giờ có hoa.
2. Cây một năm và cây lâu năm.
- Cây một năm : Có vòng đời kết
thúc trong vòng 1 năm
- Cây lâu năm: Sống nhiều năm, ra
hoa tạo quả nhiều lần trong đời.
HĐ3: LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu 2-3 hs đọc nội dung phần ghi nhớ SGK .
- Nhóm cây nào toàn cây lâu năm.
A. Cây mít, cây khoai lang, cây ổi
B. Cây thìa là, cây cải cúc, cây gỗ lim.
C. Cây na, cây táo, cây su hào.
D. Cây đa, cây si, cây bàng.
- Thực vật không có hoa khác thực vật có hoa ở những điểm nào?
A. Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa
B. Thực vật có hoa đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo
quả và kết hạt.
C. Cả a & b
D. Câu a & b đều sai.
HĐ4: VẬN DỤNG
10
- Gv: Cho hs làm bài tập: Phân biệt 10 cây trong trường : cây có hoa , cây không
có hoa.10 cây 1 năm cây lâu năm
Stt Tên cây có hoa Cây không có hoa Cây 1 năm Cây lâu năm
1
2
3
4
5
6
- Hs: làm b.t..
- Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- GV yêu cầu HS về nhà:
- Đọc mục em có biết.
- Đọc trước nội dung bài “Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng ”.
- Mẫu vật: Hoa hồng, củ hành tây.
-------------------------------------------------
Ngày giảng: 17/09/2020
CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Tiết 4, Bài 5
KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và biết cách sử dụng.
- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành.
2. Phẩm chất
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính
- Kĩ năng hoạt động cá nhân, nhóm
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng.
- Chăm chỉ, sống có trách nhiệm.
3. Năng lực
a. Năng lực chung : NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp,
NL hợp tác
b. Năng lực đặc thù : Quan sát, NL kiến thức sinh học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Kính lúp, kính hiển vi
2. Học sinh
11
- Tìm hiểu trước nội dung bài
- Chuẩn bị cây hoặc một vài bộ phận của cây như: cành, lá
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học
tập bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu sự giống nhau và sự khác nhau giữa thực vật có hoa và thực vật không có
hoa ?
? Kể tên một số cây một năm và cây lâu năm mà em biết.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào ta có thể quan sát được vật có kích thước rất nhỏ
HS: hoạt động cá nhân trả lời
- GV: Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp hay kính
hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì ? Cấu tạo như thế nào ?
- HS: hoạt động cá nhân trả lời
- GV: Không nhận xét đúng sai...bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 1
SGK, đồng thời phát một nhóm 1 kính lúp. -
- Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi:
? Trình bày cấu tạo của kính lúp ?
? Kính lúp có tác dụng gì ?
- HS : các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV: nhận xét , kết luận.
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và cho
biết:
? Cách quan sát mẫu vật bằng kính lúp như
thế nào ?
- HS : trả lời, gv kết luận.
- GV: yêu cầu học sinh cầm kính lúp, quan
sát cây cải và kể tên các cơ quan của nó ?
- HS : Cầm kính lúp, quan sát cây cải và kể
tên các cơ quan của cây cải .
- GV giới thiệu thêm kính lúp có đế.
Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính
hiển vi.
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2
SGK, cho học sinh xem kính hiển vi và cho
biết:
1. Kính lúp và cách sử dụng
a. Cấu tạo
- Gồm 2 phần:
+ Tay cầm (nhựa hoặc kim
loại )
+ Tấm kính: Dày lồi 2 mặt
ngoài có khung.
- Kính lúp có khả năng phóng to
ảnh của vật từ 3-20 lần
b. Cách sử dụng
- Tay trái cầm kính lúp
- Để kính sát vật mẫu
- Nhìn mắt vào mặt kính, di
chuyển kính sao cho nhìn rỏ vật
12
? Kính hiển vi có cấu tạo gồm mấy bộ phận
chính ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
- HS : Quan sát, kể tên các bộ phận của kính
hiển vi.
- GV: Giáo viên giới thiệu thêm cấu tạo của
kính hiển vi.
? Kính hiển vi có tác dụng gì?
- HS : trả lời, bổ sung.
- GV: nhận xét, kết luận.
- GV: trình bày cách sử dụng kính hiển vi
- GV: Lần lượt cho một số học sinh lên thực
hành quan sát kính hiển vi.
- HS : Thứ tự lên thực hành quan sát kính
hiển vi.
nhất quan sát
2. Kính hiển vi và cách sử
dụng.
a. Cấu tạo:
Gồm 3 bộ phận chính:
- Chân kính làm bằng kim loại
- Thân kính gồm:
* Ống kính:
- Thị kính (nơi để mắt quan sát,
có chia độ)
- Đĩa quay gắn với vật kính
- Vật kính có ghi độ phóng đại.
+ ốc điều chỉnh: có ốc to và ốc
nhỏ
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để
quan sát, có kẹp giữ.(Ngoài ra
còn có gương phản chiếu, để
tập trung ánh sáng)
* Kính hiển vi có thể phóng đại
vật thật từ 40- 3000 lần (kính
điện tử 10.000- 40.000 lần)
b. Cách sử dụng.
- Đặt và cố định tiểu bản lên
bàn kính
- Điều chỉnh ánh sáng bằng
gương phản chiếu.
- Sử dụng hệ thống ốc điều
chỉnh để quan sát vật mẫu.
HĐ3: LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu 2-3 hs đọc nội dung phần ghi nhớ SGK .
- Gv: Cho hs lên bảng xác định các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi?
- Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.
HĐ4: VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS về nhà sử dụng kính lúp quan sát nhị, nhụy hoa sau đó vẽ lại
hình đã quan sát được.
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Đọc mục em có biết.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Xem trước bài mới “ Quan sát TBTV”,
- Chuẩn bị hành tây & cà chua chín, dao lam, nước sạch, bông y tế.
13
Ngày giảng: 22/09/2020
Tiết 6, Bài 7
CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào TV.
- Khái niệm mô.
2. Phẩm chất
- Rèn HS kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng nhận biết kiến thức.
- Giáo dục HS ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.
- Cẩn thận, có trách nhiệm
3.Năng lực
a. Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
b. Năng lực đặc thù: Quan sát, NL kiến thức sinh học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK.
2. Học sinh
- Tìm hiểu trước nội dung bài
- Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
a. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
b. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV: Kiểm tra hình vẽ tế bào thực vật HS đã làm trước ở nhà.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Cho HS nhắc lại cấu tạo tế bào vảy hành quan sát được trong tiết thực
hành? Có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống vảy hành
không?
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời
- GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt....bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân
nghiên cứu SGK ở mục I trả lời câu
hỏi:
? Tìm điểm giống nhau cơ bản trong
cấu tạo rễ, thân, lá?
- HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK
trang 23 và trả lời câu hỏi.
- GV lưu ý có thể HS nói là nhiều ô
1. Tìm hiểu hình dạng kích thước
của tế bào
- Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế
bào.
- Tế bào có hình dạng và kích thước
khác nhau
- Các tế bào thực vật trong 1 cơ quan
có thể khác nhau,
14
nhỏ đó là 1 tế bào.
- GV cho HS quan sát lại hình SGK,
tranh hình dạng của tế bào ở 1 số cây
khác nhau.
? Nhận xét về hình dạng của tế bào?
- HS đọc thông tin và xem bảng kích
thước tế bào ở trang 24 SGK, tự rút ra
nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 7.1
SGK trang 23 và cho biết:
? Trong cùng 1 cơ quan tế bào có
giống nhau không?
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
- GV nhận xét ý kiến của HS, yêu cầu
HS rút ra nhận xét về kích thước tế
bào.
- GV thông báo thêm số tế bào có
kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn)
tế bào sợi gai dài...
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập
nội dung SGK trang 24.
- HS đọc thông tin SGk trang 24. Kết
hợp quan sát hình 7.4 SGK trang 24.
- Xác định được các bộ phận của tế
bào rồi ghi nhớ kiến thức.
- GV treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế
bào thực vật.
- Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của
tế bào trên tranh.
- Từ 1-3 HS lên bảng chỉ tranh và nêu
được chức năng từng bộ phận, HS
khác nghe và bổ sung.
- GV cho nhận xét có thể đánh giá
điểm.
- GV mở rộng: Chú ý lục lạp trong
chất tế bào có chứa diệp lục làm cho
hầu hết cây có màu xanh và góp phần
vào quá trình quang hợp.
- GV tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi
nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế
bào.
- GV treo tranh các loại mô yêu cầu
HS quan sát và đưa câu hỏi:
Ví dụ thân cây gồm các loại tế bào
biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ,
ruột
2. Cấu tạo tế bào
- Tế bào gồm:
+ Vách tế bào: định hình dạng cho tế
bào
+Màng sinh chất: Nằm bên trong vách
tế bào, bao bọc chất tế bào.
+ Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan
khác nhau trong đó có lục lạp. Thực
hiện các hoạt động sống của tế bào
+ Không bào: Chứa dịch tế bào.
+ Nhân: Điều khiển mọi hoạt động
sống của tế bào
3. Mô
15
? Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế
bào của cùng 1 loại mô, của các loại
mô khác nhau?
? Mô là gì?
- HS quan sát tranh, trao đổi nhanh
trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Mô phân sinh chiếm vị trí quan trọng
nhất vì các tế bào của mô phân sinh
phân hoá cho tất cả các loại mô khác
là những mô vĩnh viến.
- Mô gồm một nhóm tế bào giống
nhau cùng thực hiện 1 chức năng.
- Trong cơ thể thực vật bậc cao có:
Mô phân sinh, mô bì, mô cơ, mô dẫn,
mô dinh dưỡng( mô mềm) mô tiết.
HĐ3: LUYỆN TẬP
HĐ4: VẬN DỤNG
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào?
? Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào?
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- GV yêu cầu HS về nhà vẽ hình cấu tạo tế bào thực vật.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Học kĩ bài theo nội dung và câu hỏi sgk/25, trả lời câu hỏi 1,2,3 vào vở bài tập
- Đọc mục: “em có biết”
-Xem trước bài: “Sự lớn lên và phân chia của tế bào”
- Chuẩn bị: các câu hỏi phần lệnh sgk/27,28.
------------------------------------------------
Ngày giảng: 24/09/2020
Tiết 6, Bài 8
SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia
như thế nào?
- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có
những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
2. Phẩm chất
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng nhận biết kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.
- Sống có trách nhiệm, chăm chỉ.
3. Năng lực
16
a. Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1_den_6_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf