Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nêu được hình dạng, kính thước tế bào.

- Trình bày được cấu tạo của 1 tế bào điển hình.

- Trình bày được sự lớn lên và phân chia của tế bào.

2. Kỹ năng.

- Nêu kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp.

3. Thái độ.

- Yêu thích,tích cực học tập.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên.

- Nội dung ôn tập, các mảnh phiếu.

2. Học sinh.

- Ôn lại kiến thức cũ

III. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới.

* Mở bài: Như phần mục tiêu

* Bài mới. Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào thực vật

I. Cấu tạo tế bào thực vật

GV: Đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời

? Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào?

- GV tổ chức cho học sinh trò chơi “ Tìm bạn”

1 bên sẽ cầm mảnh phiếu thành cấu tạo tế bào, 1 bên cầm mảnh phiếu về chức

năng các thành phần sau đó 2 bên sẽ tìm nhau để có mảnh ghép đúng.

Học sinh: trả lời và chơi trò chơi “ tìm bạn”

pdf24 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:6A 3/10/2019 6B 2/10/2019 6C 2/10/2019 Tiết 1: PHỤ ĐẠO: TẾ BÀO THỰC VẬT Sự lớn lên và phân chia tế bào thực vật I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được hình dạng, kính thước tế bào. - Trình bày được cấu tạo của 1 tế bào điển hình. - Trình bày được sự lớn lên và phân chia của tế bào. 2. Kỹ năng. - Nêu kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp. 3. Thái độ. - Yêu thích,tích cực học tập. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Nội dung ôn tập, các mảnh phiếu. 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới. Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào thực vật I. Cấu tạo tế bào thực vật GV: Đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ? Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào? - GV tổ chức cho học sinh trò chơi “ Tìm bạn” 1 bên sẽ cầm mảnh phiếu thành cấu tạo tế bào, 1 bên cầm mảnh phiếu về chức năng các thành phần sau đó 2 bên sẽ tìm nhau để có mảnh ghép đúng. Học sinh: trả lời và chơi trò chơi “ tìm bạn” *Tiểu kết: Ghi nhớ (trang 25 SGK) Hoạt động 2: Sự lớn lên và phân chia của tế bào. II. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. GV: Tế bào lớn lên và phân chia như thế nào? Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào? Học sinh trả lời dựa vào kiến thức cũ * Tiểu kết: Ghi nhớ (Trang 28 SGK) 4. Kiểm tra, đánh giá câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà : ôn tập bài 9, 10. Ngày giảng:6A 10/10/2019 6B 9/10/2019 6C 9/10/2019 Tiết 2: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG RỄ (Tiết 1) Các loại rễ, các miền của rễ, sự hút nước và muối khoáng của rễ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được 2 loại rễ: rễ cọc, rễ chùm, phân biệt - Kể tên các miền của rễ và chức năng của chúng - Biết được sự hút nước và muối khoáng của rễ 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng, phân biệt, ghi nhớ, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Yêu thích môn học. II. CHUẢN BỊ. 1. Giáo viên. - Nội dung ôn tập, các mảnh phiếu 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kể tên các miền của rễ? chức năng từng miền? 3. Bài mới * Mở bài: Như phần mục tiêu. * Bài mới: Hoạt động 1: Các loại rễ, các miền của rễ I. Các loại rễ, các miền của rễ. 1. Các loại rễ. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “mảnh ghép”. Học sinh đi tìm các mảnh ghép ghi tên các loại cây sau đó xếp chúng thành 2 nhóm: rễ cọc và rễ chùm. 2. Các miền của rễ. - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “mảnh ghép”. HS sẽ ghép các miền của rễ ứng với chức năng của chúng. - HS: chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. * Tiểu kết: ghi nhớ (trang 31 SGK) Hoạt động 2: Sự hút nước và muối khoáng của rễ II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - GV: Cây cần nước và muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng? Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ. - HS: nghiên cứu trả lời * Tiểu kết: ghi nhớ (trang 36, 38 SGK) 4. Kiểm tra, đánh giá. - Sử dụng câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung ôn tập - Xem và ôn bài: biến dạng của rễ Ngày giảng:6A 14/10/2019 6B 15/10/2019 6C 15/10/2019 Tiết 3: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG RỄ (Tiết 2) Biến dạng của rễ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được các loại biến dạng chức năng của chúng đối với cây, lấy được ví dụ 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ lấy ví dụ 3. Thái độ - yêu thích môn học II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án, phiếu trò chơi 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ II. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Các loại rễ biến dạng. - GV: rễ cây gồm mấy loại biến dạng? lấy ví dụ? - HS: Nêu được 4 loại rễ biến dạng và lấy được ví dụ *Tiểu kết: ghi nhớ ( SGK) Hoạt động 2: Chức năng của các loại rễ biến dạng. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cũ nêu chức năng của các loại rễ biến dạng với cây - HS trả lời * Tiểu kết: ghi nhớ ( SGK) 4. Kiểm tra, đánh giá. - Học bài biến dạng của rễ - Xem trước bài cấu tạo ngoài của thân 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung ôn tập - Xem và ôn bài: biến dạng của rễ. Ngày giảng:6A 24/10/2019 6B 22/10/2019 6C 24/10/2019 Tiết 4: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG THÂN (Tiết 1) Cấu tạo ngoài của thân I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS nêu được cấu tạo ngoài của thân, kể tên được các loại thân và lấy ví dụ 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế lấy ví dụ, hoạt động nhóm 3. Thái độ. - Yêu thích môn học II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án, phiếu trò chơi 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức cũ II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kể tên các loại rễ biến dạng? chức năng của chúng đối với cây? Ví dụ. 3. Bài mới * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân 1. Cấu tạo ngoài của thân. - GV: Cấu tạo ngoài của thân gồm mấy phần chính? - HS: trả lời *Tiểu kết: ghi nhớ (SGK) 2. Các loại thân. - GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm bạn GV gọi tên các loại thân sau đó cho HS cầm phiếu các loại cây khi gọi đến các loại thân nào thì HS đó cầm phiếu sẽ mang đúng tên cây đó ứng với loại thân GV yêu cầu - HS chơi trò chơi *Tiểu kết: ghi nhớ (SGK) 4. Kiểm tra, đánh giá. - Thân cây gồm mấy phần? Lấy ví dụ 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung SGK - Xem và ôn bài: cấu tạo của thân non. Ngày giảng:6A 31/10/2019 6B 29/10/2019 6C 31/10/2019 Tiết 5: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG THÂN (Tiết 2) Biến dạng của thân. Thân dài ra do đâu? Thân to ra do đâu I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS nắm được các loại biến dạng của thân, chức năng của chúng với cây và lấy ví dụ - Biết được thân to ra và dài ra do đâu? 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ. 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án, phiếu trò chơi 2. Học sinh. - Xem lại bài cũ II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thân? 3. Bài mới * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Biến dạng của thân 1. Biến dạng của thân - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ tìm bạn” chia ra làm 2 nhóm +/ nhóm 1: Tên các loại thân biến dạng +/ Nhóm 2: Chức năng của chúng đối với cây Sau đó chia 2 nhóm tìm nhau ghép phiếu - HS chơi trò chơi “ tìm bạn” - GV các loại biến dạng của thân? - HS nêu được 3 loại biến dạng: Thân củ, thân rễ, thân mọng nước - GV yêu cầu HS lấy 1 số ví dụ khác *Tiểu kết: ghi nhớ (SGK trang 59) Hoạt động 2: Thân dài ra do đâu? 2. Thân to ra do đâu? - GV Thân dài ra do đâu? Thân to ra do đâu? Khi chọn gỗ làm nhà, trụ cầu người ta chọn rác hay ràng? Vì sao? - HS liên hệ trả lời * Tiểu kết: ghi nhớ (SGK trang 50,52) 4. Kiểm tra, đánh giá. - GV chốt lại kiến thức chính. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung đã ôn tập. Ngày giảng:6A 7/11/2019 6B 5/11/2019 6C 7/11/2019 Tiết 6: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG LÁ (Tiết 1) Đặc điểm bên ngòai của lá. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Khắc sâu kiến thức về đặc điểm bên ngoài của lá. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, hoạt động nhóm. 3. Thái độ. - Say mê, hứng thú với môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án, phiếu trò chơi. 2. Học sinh. - Ôn lại bài cũ II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các biến dạng của thân? 3. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Đặc điểm ngoài của lá. 1. Đặc điểm ngoài của lá. a, Phiến lá - GV Lá có những đặc điểm bên ngoài nào giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng - HS Phiến lá màu lục, dạng bản dẹp, là phần rộng nhất của lá. b, Gân lá - GV tổ chức cho HS trò chơi ghép phiếu: 1 phiếu ghi tên lá, 1 phiếu ghi các kiểu gân lá yêu cầu HS chơi 3 nhóm 4 người ghép tên lá đúng với các kiểu gân lá. Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất thì chiến thắng. - HS hoạt động nhóm chơi trò chơi. - GV chốt kiến thức. c, Lá đơn, lá kép - GV thế nào là lá đơn, lá kép? Lấy ví dụ? - HS trả lời và lấy ví dụ. * Tiểu kết: ghi nhớ SGK trang 64) 4. Kiểm tra, đánh giá. - Cho HS trả lời câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Xem lại bài cấu tạo trong của phiến Lá. Ngày giảng:6A 13/11/2019 6B 12/11/2019 6C 15/11/2019 Tiết 7: PHỤ ĐẠO CHƯƠNG LÁ (Tiết 2) Quang hợp – Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Khắc sâu kiến thức về quang hợp và các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ tực tế. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án. 2. Học sinh. - Ôn lại khái niệm quang hợp,các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra bài cũ? 3. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm quang hợp. 1. Khái niệm quang hợp. - HS hoạt động nhóm chơi trò chơi. - Gv chia lớp làm 2 nhóm. - GV cho một số cụm: Nước, khí cacbonic, ánh sáng, chất diệp lục, Tinh bột, khí oxi. GV viết sẵn vào mảnh giấy nhỏ. - Y/C hs các nhóm lên sắp xếp thành sơ đồ quang hợp của cây xanh. - HS các nhóm mỗi đội cử 3 bạn lên sắp xếp. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm. - HS hoạt động nhóm chơi trò chơi. - Kết thức gv cho hs nhận xét chéo cho nhau. - GV chốt lại kiện thức cho HS. - Từ sơ đồ quang hợp y/c hs nêu lại khái niệm quang hợp. * Tiểu kết: - Sơ đồ tóm tắt của quang hợp: Ánh sáng Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi. Chất diệp lục - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Hoạt động 2: Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp quang. 2. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp quang. - Từ khái niệm quá trình quang hợp y/c hs rút ra các điều kiện ảnh hưởng dến quang hợp. - HS rút ra kết luận về các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp. - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến Quang hợp là ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ. - Y/c hs vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. - GV gọi ý giúp cho học sinh. Giải thích tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? - Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ? - GV chốt lại kiến thức toàn bài. 4. Kiểm tra, đánh giá. - Cho HS trả lời câu hỏi SGK trang 76 5. Hướng dẫn về nhà. - Ôn lại nội dung kiến thức vừa học. Ngày giảng:6A 22/11/2019 6B 19/11/2019 6C 22/11/2019 Tiết 8: ÔN TẬP: TẾ BÀO THỰC VẬT. RỄ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được hình dạng, kính thước tế bào. - Trình bày được cấu tạo của 1 tế bào điển hình. - Trình bày được sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Kể tên các loại rễ và các miền của rễ. - Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - Các loại rễ biến dạng. 2. Kỹ năng. - Nêu kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp. 3. Thái độ. - Yêu thích,tích cực học tập. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Nội dung ôn tập, các mảnh phiếu. 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới. Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào thực vật I. Cấu tạo tế bào thực vật GV: Đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ? Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào? - GV tổ chức cho học sinh trò chơi “ Tìm bạn” 1 bên sẽ cầm mảnh phiếu thành cấu tạo tế bào, 1 bên cầm mảnh phiếu về chức năng các thành phần sau đó 2 bên sẽ tìm nhau để có mảnh ghép đúng. Học sinh: trả lời và chơi trò chơi “ tìm bạn” *Tiểu kết: Ghi nhớ (trang 25 SGK) II. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. GV: Tế bào lớn lên và phân chia như thế nào? Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào? Học sinh trả lời dựa vào kiến thức cũ * Tiểu kết: Ghi nhớ (Trang 28 SGK) Hoạt động 3: Rễ I. Các loại rễ, các miền của rễ. 1. Các loại rễ. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “mảnh ghép”. Học sinh đi tìm các mảnh ghép ghi tên các loại cây sau đó xếp chúng thành 2 nhóm: rễ cọc và rễ chùm. 2. Các miền của rễ. - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “mảnh ghép”. HS sẽ ghép các miền của rễ ứng với chức năng của chúng. - HS: chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. * Tiểu kết: ghi nhớ (trang 31 SGK) II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - GV: Cây cần nước và muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng? Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ. III Các loại rễ biến dạng. - GV: rễ cây gồm mấy loại biến dạng? lấy ví dụ? - HS: Nêu được 4 loại rễ biến dạng và lấy được ví dụ *Tiểu kết: ghi nhớ ( SGK) IV: Chức năng của các loại rễ biến dạng. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cũ nêu chức năng của các loại rễ biến dạng với cây - HS trả lời * Tiểu kết: ghi nhớ ( SGK) 4. Kiểm tra, đánh giá câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà : ôn tập bài 9, 10. Ngày giảng:6A 27/11/2019 6B 26/11/2019 6C 29/11/2019 Tiết 9: ÔN TẬP: CHƯƠNG THÂN- LÁ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Cấu tạo ngoài của thân và các loại thân. - Một số lọai thân biến dạng. - Đặc điểm bên ngoài của lá phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng - Khái niệm, sơ đồ và ý ngĩa của quang hợp. - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Một số lá biến dạng và chức năng của chúng đối với cây. 2. Kỹ năng. - Nêu kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp. 3. Thái độ. - Yêu thích,tích cực học tập. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Nội dung ôn tập. 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. rễ cây gồm mấy loại biến dạng? lấy ví dụ? 3. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới. GV: Đặt câu hỏi yêu cầu vài HS trả lời HS trả lời: Hoạt động 1: Thân Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào? Trả lời: - Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. - Chồi nách gồm 2 loại: Chồi hoa và chồi lá. + Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. + Chồi lá phát triển thành cành mang lá. Câu 2: Kể tên các loại thân? Mỗi loại lấy một ví dụ? Trả lời: Tùy theo cách mọc của thân mà chia làm ba loại : Thân đứng, thân leo, thân bò. - Thân đứng, gồm 3 dạng: + Thân gỗ: VD cây đa, cây thông .... + Thân cột: VD cây dừa, cây cau... + Thân cỏ: VD cây cỏ mần trầu, cây cỏ mật... - Thân leo, gồm 2 dạng: + Thân quấn: VD cây mồng tơi.. + Tua cuốn: VD cây đậu hà lan... - Thân bò: VD cây rau má.. Câu 3: Kể tên một số loại thân biến dạng. Mỗi loại lấy hai ví dụ? Trả lời: Các loại thân biến dạng như: thân củ, thân rễ, thân mọng nước. - Thân củ: Củ su hào, củ khoai tây,... - Thân rễ : Củ gừng, củ dong ta,... - Thân mọng nước: Xương rồng, cây thuốc bỏng,... Hoạt động 2 : Lá Câu 1: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp? Trả lời: - Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. - Sơ đồ tóm tắt của quang hợp: Ánh sáng Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi. Chất diệp lục Câu 2: Có những loại lá biến dạng nào? Mỗi loai lấy một ví dụ? Trả lời: - Lá biến thành gai. Ví dụ: Xương rồng,... - Lá biến thành tua cuốn. Ví dụ: Lá đậu Hà Lan,... - Lá biến thành tay móc. Ví dụ: Lá mây,... - Lá vảy. Ví dụ: Củ dong ta,... - Lá dự trữ. Ví dụ: Củ hành,... - Lá bắt mồi. Ví dụ: Cây bèo đất,... HS: Lần lượt trả lời câu hỏi của GV GV: Tổ chức cho HS trả lời theo cặp sau đó lên bảng trình bày 4. Kiểm tra - Đánh giá. GV sử dụng các câu hỏi trong bài để kiểm tra lại HS 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi Ngày giảng:6A 4/12/2019 6B 3/12/2019 6C 7/12/2019 Tiết 10: ÔN TẬP CHƯƠNG V, VI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Khắc sâu kiến thức về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. - Cấu tạo và chức năng của hoa 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ tực tế. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Giáo án. 2. Học sinh. - Ôn lại khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra bài cũ? 3. Bài mới. * Mở bài: Như phần mục tiêu * Bài mới: Hoạt động 1: Chương V:Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. 1. Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - HS hoạt động nhóm chơi trò chơi. - Gv chia lớp làm 2 nhóm. - GV cho một số cụm: Sinh dưỡng, rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ. GV viết sẵn vào mảnh giấy nhỏ. - Y/C hs các nhóm lên ghép vào những từ còn thiếu trong bài tập diền từ sau. - HS các nhóm mỗi đội cử 2 bạn lên sắp xếp. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm. - HS hoạt động nhóm chơi trò chơi. - Kết thức gv cho hs nhận xét chéo cho nhau. - GV chốt lại kiện thức cho HS. - Từ bài tập trên y/c hs nêu lại khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. * Tiểu kết: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). - Y/c hs vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. - GV gọi ý giúp cho học sinh. ? Kể tên một số loại cây sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá? - Hs liên hệ kể tên. ? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ mà trồng bằng thân? - Hs trả lời: Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ mà trồng bằng dây. ? Tại sao muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất? - Hs trả lời: Muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Hoạt động 2:Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính GV: Hoa gồm các bộ phận nào? Chức năng các bộ phận của hoa? HS: Hoa gồm các bộ phận: đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy. - Đài hoa, tràng hoa làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. - Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. - Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa - GV chốt lại kiến thức toàn bài. 4. Kiểm tra, đánh giá. - Cho HS trả lời câu hỏi ôn tập 5. Hướng dẫn về nhà. - Ôn lại nội dung kiến thức vừa học. Ngày giảng:6A 11/12/2019 6B 10/12/2019 6C 13/12/2019 Tiết 11: ÔN TẬP TẾ BÀO THỰC VẬT – RỄ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được cấu tạo TBTV, sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Nêu được các miền của rễ và chức năng của từng miền. - Nêu được các loại rễ chính, rễ biến dạng và chức năng của chúng đối với cây. 2. Kỹ năng. - Nêu kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, liên hệ kiến thức thực tế. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học và tích cực học tập. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Nội dung ôn tập kiến thức ôn tập cho học sinh. 2. Học sinh. - Ôn lại kiến thức cũ III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. * Mở bài: * Bài mới. Hoạt động 1: Tế bào thực vật I. Tế bào thực vật - GV: Đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ? Cho biết các thành phần chủ yếu của tế bào thực vật và chức năng của chúng? ? Tế bào lớn lên và phân chia như thế nào? - HS dựa vào các kiến thức cú trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh. * Tiểu kết: Nội dung kiến thức sgk trang 25, 28 Hoạt động 2: Rễ II. Rễ Câu 1: Có những loại rễ chính nào? Nêu đặc điểm của các loại rễ đó. Mỗi loại lấy hai ví dụ? Trả lời: Có 2 loại rễ chính : Rễ cọc và rễ chùm + Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. Ví dụ: cây bưởi, cây cải ,... + Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân thành một chùm. Ví dụ: cây lúa, cây tỏi,... - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “mảnh ghép”. HS sẽ ghép các miền của rễ ứng với chức năng của chúng. - HS: chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. - Các nhóm nhận xét chéo cho nhau. - GV chốt lại kiến thức. - GV: rễ cây gồm mấy loại biến dạng? chức năng của các loại rễ biến dạng với cây? lấy ví dụ? - HS: Nêu được 4 loại rễ biến dạng , chức năng và lấy được ví dụ ? Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? - Gv gọi ý học sinh tra lời - Hs khác nhận xét, bổ xung. - GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và chốt lại kiến thức. * Tiểu kết: Rễ gồm 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. - Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền. - Miền hút: gồm các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. Có 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. + Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả. Ví dụ: củ cà rốt, củ sắn,... + Rễ móc: giúp cây leo lên. Ví dụ: Trầu, tiêu,... + Rễ thở : lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. Ví dụ: Cây bần, cây bụt mọc,... + Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ: Tơ hồng, tầm gửi,... - Từ kiến thức đã được học GV y/c hs trả lời một số câu hỏi liên hệ thực tế. 4. Kiểm tra, đánh giá câu hỏi SGK - Kiểm tra nội sung câu hỏi cuối sgk 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập nội dung kiến thức đẻ thi học kì I Ngày giảng:6A .../12/2019 6B 13/12/2019 6C 14/12/2019 Tiết 12: ÔN TẬP CHƯƠNG THÂN- LÁ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - HS nêu được cấu tạo ngoài của thân, kể tên được các loại thân và lấy ví dụ - HS nắm được các loại biến dạng của thân, chức năng của chúng với cây và lấy ví dụ - Nêu được khái niệm quang hợp, hô hấp - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế lấy ví dụ, hoạt động nhóm. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Nội dung kiến thức ôn tập cho học sinh. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức cũ II. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới * Mở bài: * Bài mới: Hoạt động 1: Thân - GV: Cấu tạo ngoài của thân gồm mấy phần chính? - HS: trả lời - GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm bạn GV gọi tên các loại thân sau đó cho HS cầm phiếu các loại cây khi gọi đến các loại thân nào thì HS đó cầm phiếu sẽ mang đúng tên cây đó ứng với loại thân GV yêu cầu. - HS chơi trò chơi. : Kể tên các loại thân? Mỗi loại lấy một ví dụ? - HS liên hệ trả lời - GV các loại biến dạng của thân? - HS nêu được 3 loại biến dạng: Thân củ, thân rễ, thân mọng nước - GV yêu cầu HS lấy 1 số ví dụ khác. - GV g/c hs liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. ? Khi chọn gỗ làm nhà, trụ cầu người ta chọn rác hay ròng? Vì sao? ? Giải thích vì sao đối với một số loại cây trồng (cây đậu, cà phê, bông) trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường ngắt ngọn? ? Giải thích vì sao trồng cây lấy gỗ, lấy sợi ta thường tỉa cành mà không bấm ngọn? - Cá nhân học sinh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. - Hs khác nhận xét bổ xung. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh. * Tiểu kết: : - Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. - Chồi nách gồm 2 loại: Chồi hoa và chồi lá. + Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. + Chồi lá phát triển thành cành mang lá. -Tùy theo cách mọc của thân mà chia làm ba loại : Thân đứng, thân leo, thân bò. - Thân đứng, gồm 3 dạng: + Thân gỗ: VD cây đa, cây thông .... + Thân cột: VD cây dừa, cây cau... + Thân cỏ: VD cây cỏ mần trầu, cây cỏ mật... - Thân leo, gồm 2 dạng: + Thân quấn: VD cây mồng tơi.. + Tua cuốn: VD cây đậu hà lan... - Thân bò: VD cây rau má.. - Các loại thân biến dạng như: thân củ, thân rễ, thân mọng nước. - Thân củ: Củ su hào, củ khoai tây,... - Thân rễ : Củ gừng, củ dong ta,... - Thân mọng nước: Xương rồng, cây thuốc bỏng,... Hoạt động 2 : Lá Câu 1: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp? Trả lời: - Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. - Sơ đồ tóm tắt của quang hợp: Ánh sáng Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi. Chất diệp lục Câu 2: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của hô hấp? Trả lời: - Hô hấp là quá trình cây lấy oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra môi trường khí cacbonic và hơi nước. - Sơ đồ Hô hấp: Chất hữu cơ + Oxi -> Năng lượng + Cacbonic + Hơi nước 4. Kiểm tra, đánh giá. - Trả lời nội dung câu hỏi cuối SGK 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung SGK chuẩn bị hi học kì I Ngày giảng: 6B 27/11/2018 6C 28/11/2018 6D 29/11/2018 Tiết 3: ÔN TẬP CHƯƠNG LÁ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức về đặc điểm bên ngoài của lá. - Củng cố kiến thức về quang hợp và các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Các loại lá biến dạng. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học. II. Chuẩ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1_den_12_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan