Giáo án phụ đạo ngữ văn 9

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết đoạn văn bản thuyết minh.

- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.

II. CHUẨN BỊ

+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ (dàn ý)

+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Các bước tổ chức hoạt động dạy học

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 – 09 – 2008 Ngày dạy: 12 – 09 – 2008 Tiết 1, 2, 3 Luyện viết ĐOạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả mục tiêu Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết đoạn văn bản thuyết minh. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ (dàn ý) + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Giới thiệu bài Các bước tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ1. GV chép đề bài lên bảng – HS quan sát ghi đề vào vở, sau đó gọi HS đọc lại đề. Đề 1. Con trâu ở làng quê Việt Nam. GV cho HS: Tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý H. Đề bài thuộc thể loại gì? Đối tượng thuyết minh là gì? Giới hạn của đề? H. Cụm từ "Con trâu ở làng quê Việt Nam" bao gồm những ý gì? H. Xây dựng đoạn mở bài D còn TM trong phần mở bài là gì? H. Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì? GV: Có thể MB bằng cách giới thiệu ở VN đến bất kỳ miền nông thôn nào cũng thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng. - GV cho HS lần lượt TM từng ý: Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, tri thức khách quan về con trâu. - Con trâu gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn như thế nào?. - Khi viết ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả gì? "Dù ai buôn đâu bán đâu mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về". - Kết bài thuyết minh ý gì? kết hợp sử dụng yếu tố nghệ thuật gì? 1. Tìm hiểu đề. - Thể loại: Thuyết minh về loài vật. - Đối tượng: (con trâu) - Giới hạn: con trâu trong đời sống làng quê VN 2. Tìm ý và lập dàn ý. * Tìm ý: - Con trâu trong việc làm ruộng. - Con trâu với tuổi thơ và nông thôn. - Trâu với các lễ hội truyền thống. *Lập dàn ý: a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam. - Miêu tả khái quát con trâu: hình dáng, màu da, cặp sừng, đôi mắt - hoặc lấy dẫn chứng bằng tục ngữ ca dao. - Con trâu là người bạn của nông dân. Trâu gắn bó với người trong công việc làm ruộng: cày bừa (kết hợp với TM - đặc điểm trâu rất khoẻ, nặng. Có thể cày 1 ngày từ 3 đến 4 sào trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. - Trâu không chỉ giúp người nông dân cày ruộng mà còn kéo xe chở lúa về nhà (400 - 500kg). Trâu còn có thể kéo trục để trục lúa. - Chăn trâu là một thú vui đầy hứng thú của các bạn học sinh ở nông thôn. Trâu ung dung gặm cỏ, các bạn trẻ thì ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sảo, thả diều...cảm giác đó thật dễ chịu, cảnh vùng quê thanh bình. - Chiều về, khi trâu đã ăn no cỏ các bạn tắm cho trâu & cho trâu tự do bơi lội còn bọn trẻ mục đồng lại tham gia các trò chơi vui nhộn. * Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. - Kết hợp tri thức về con trâu. - Hội chọi trâu thể hiện mong muốn ý chí của con người muốn tiến tới sự dũng cảm và tinh thần thượng võ của dân tộc ta (người ta trân trọng gọi trâu là ông trâu trong các lễ hội). - Trâu trở thành biểu tượng của Sea games 22 của Đông Nam á - biểu tượng "Trâu vàng" mặc quần áo cậu thủ đón các vận động viên nước bạn là sự tôn vinh của người Việt Nam. - Trâu còn là vật linh thiêng vì nó là một trong 12 con giáp. - Hình ảnh con trâu, luỹ tre, cây đa, giếng nước vẫn mãi mãi là hình ảnh quen thuộc gắn bó với làng quê VN. Hình ảnh trẻ thơ VN trên lưng trâu thổi sảo, thả diều...hình ảnh trâu trong bức tranh Đông Hồ là niềm tự hào của dân tộc VN. HĐ 2. GV hướng dẫn HS viết đoạn văn 3. Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. GV hướng dẫn HS viết đoạn văn. (chú ý sử dụng những câu tục ngữ ca dao về trâu). - Viết ra giấy nháp, trình bày trước lớp, HS nhận xét, bổ sung. (Nhiều HS được trình bày càng tốt) - Chú ý: gọi HS yếu kém trước, sau đó gọi HS khá hơn nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Viết đoạn văn: + Mở bài + Thân bài: - Con trâu trong việc làm ruộng. - Con trâu với tuổi thơ và nông thôn. - Trâu với các lễ hội truyền thống. + Kết bài Hướng dẫn học bài ở nhà Hoàn thiện bài viết trên lớp vào vở bài tập. Thuyết minh về cây chuối. Chuẩn bị thuyết minh về một loại côn trùng có lợi (có hại) trong đời sống. Ngày soạn: 15 – 09 – 2008 Ngày dạy: 19 – 09 – 2008 Tiết 3, 4, 5 Luyện viết liên kết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả I. mục tiêu - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ liên kết đoạn văn, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. III. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Giới thiệu bài Các bước tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt - GV chép đề bài lên bảng cho HS quan sát & chép vào vở của mình để làm. - HS trình bày trước lớp (yếu cầu trình bày: to, rõ ràng, lưu loát) - HS khác theo dõi – lắng nghe nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa cho HS: + Lỗi chính tả + lỗi diễn đạt + Lỗi đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn,… * Đề bài : Cõy lỳa Việt Nam * Yờu cầu : - Thể loại văn thuyết minh - Đối tượng thuyết minh : Cõy lỳa ( Lưu ý cần đan xen yếu tố miờu tả và biện phỏp nghệ thuật trong khi thuyết minh * Dàn ý a, Mở bài : Giới thiệu về cõy lỳa Việt Nam b, Thõn bài : Đi vào thuyết minh cụ thể đối tượng này - Đặc điểm, hỡnh dỏng, điều kiện sống, sinh sản - Phõn loại giống lỳa - Vai trũ của nú trong đời sống hằng ngày và giỏ trị kinh tế núi chung c, Kết bài : Khẳng định vai trũ vị trớ của cõy lỳa 4, Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn thành bài tập trên vào vở bài tập. - Tiếp tục ôn tập văn bản thuyết minh. Ngày soạn: 01- 10 – 2008 Ngày dạy: 03 – 10 – 2008 Tháng 10 . Truyện trung đại Chuyện người con gáI nam xương – Nguyễn Dữ I. mục tiêu - Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Chuyện người con gái nam xương đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Giới thiệu bài Các bước tổ chức hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng Phần I. trắc nghiệm Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái các câu trả lời đúng “… Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: Trước đây, thường có một người đàn ông, đếm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? A. Truyền kỳ mạn lục C. Truyền kỳ tân phả B. Thánh Tông di thảo D. Vợ chồng Trương 2. Tác giả của truyện là: A. Đoàn Thị Điểm C. Nguyễn Dữ B. Lê Thánh Tông D. Nguyễn Bỉnh Khiêm 3. Nội dung của đoạn trích trên có vị trí như thế nào trong chuyện? A. Làm nổi bật tính cách ngây thơ của bé Đản B. Thể hiện tính hay ghen của Trương Sinh C. Tố cáo chiến tranh làm cha con xa cách không nhận ra nhau D. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương 4. Đoạn trích nằm ở phần có nội dung nào trong câu chuyện? A. Sự xa cách của chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương B. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương C. Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung D. Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhờ lời nói của bé Đản 5. Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ? A. giặc ngoan cố C. hay ghen B. chẳng bao giờ D. bế đứa con 6. Hãy chỉ ra trong các câu sau, câu nào có mục đích cầu khiến? A. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói B. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi C. Nín đi con, đừng khóc D. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít 7. Các từ sau, từ nào gần nghĩa nhất với từ “thin thít” trong câu văn: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít” A. Lặng (nín lặng) B. Thinh (nín thinh) C. Bặt (nín bặt) D. Như 8. Từ “thin thít” thuộc kiểu từ nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép chính – phụ 9. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 10. Dấu gạch ngang dùng trong đoạn có tác dụng gì? A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật C. Đánh dấu sự liệt kê D. Nối các từ nằm trong một liên danh 11. Từ “Qua đời” trong đoạn văn dùng các cách nói: A. Nói giảm B. Nói tránh C. Thậm xưng D. Chơi chữ 12. Lời nói của bé Đản trong đoạn trích trên thông báo mấy sự việc? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một Gợi ý Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phương án A C D B D C B B A B A D Phần II. Tự luận H. Hãy tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ. Gợi ý: (- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. - Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. - Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.) Câu 1. Tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ. Tiết 2 + 3 GV đọc & chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép vào vở. Câu 2. Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ) GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, Xác định yêu cầu của bài. a. Yêu cầu về nội dung. Thể loại nghị luận văn học. Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công. Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật. Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền. Yêu về hình thức. Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề). Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ. Lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút. Viết bài - Cho HS đứng trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. III> Trình bày 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. - ôn tập nghị luận văn học. - Xem lại văn bản Hoàng lê nhất thống chí Ngày soạn: 05 – 10 – 2008 Ngày dạy: - 10 – 2008 Hoàng lê nhất thống chí - (Ngô gia văn phái) I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Hoàng lê nhất thống chí đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học Tiêt 1 H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 2 - 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng Phần I. trắc nghiệm * Ghi lại chữ cái câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Tên tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí” hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau? ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước Vua lê nhất định thống nhất đất nước Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê ý nào giới thiệu không chính xác về tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí”? là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán Là sáng tác của dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, Hà Tây (Hà Nội) Dựng là bối cảnh lịch sử Việt Nam đầy biến động trong khoảng 30 năm đầu thể kỷ XIX Tác phẩm viết theo thể kí, có 17 hồi Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí”? Ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ Nói lên những thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh Mô tả số phận bi đát, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống Tất cả nội dung trên Nhận định nào nói chưa chính xác những biểu hiện trí tuệ sáng suốt của vua Quang Trung? Phân tích chính xác tình hình địch – ta Quyết đoán trước những biến cố lớn Lẫm liệt, quả cảm, đường hoàng khi lâm trận Xét đoán và dùng người khéo léo, tinh tường Đọc kỹ đoạn văn sau: … “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, ….., chớ bảo là ta không nói trước!...” (Ngữ văn 9, tập một, tr 66 ) Những lời trên được vua Quang Trung nói ở đâu? ở Phú Xuân, trước khi xuất quân ra Bắc Trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An Khi hội quân cùng Sở và Lân ở Tam Điệp Sau khi vào thành Thăng Long ý nào nêu được nhận xét khái quát về đoạn văn trên? Là lời hịch ngắn gọn mà sâu sắc Kích thích lòng yêu nước của quân dân ta Thể hiện sâu sắc tự hào dân tộc Ca ngợi lòng yêu nước của cha ông ta Nối cột A với những nội dung em cho là đúng ở cột B A B Nội dung đoạn văn - Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc - Nêu bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược - Ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông - Tố cáo tội ác tàn bạo của giặc - Kêu gọi đánh giặc cứu nước - Nêu hoàn cảnh gian khổ của cuộc chiến đấu Từ “lặng yên’ trong đoạn văn thuộc từ loại nào trong các loại từ sau? A. Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép chính phụ D. Từ ghép đẳng lập Từ “đồng tâm” trong đoạn trích có nguồn gốc? A. Từ Hán B. Từ thuần Việt C. Mượn từ tiếng Pháp D. Mượn từ tiếng Nhật g) Câu văn: “Chớ quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” là kiểu câu nào trong các kiểu câu sau? A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật h) Đoạn văn trích dẫn ở trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả 6. Vì sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại viết rất thực và hay về Quang Trung? A. Vì họ có ý thức dân tộc B. Vì họ tôn trọng sự thật lịch sử C. Vì họ ủng hộ kẻ mạnh D. Vì họ không còn ủng hộ nhà Lê Phương án trả lời đúng Câu Phương án 1 2 3 4 5 6 a b c d e g h B B c d c b a d a c b Câu 5. c nối ý đúng: - Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc - Nêu bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược - Ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông - Tố cáo tội ác tàn bạo của giặc - Kêu gọi đánh giặc của nước Phần II. tự luận Gv cho HS tóm tắt nội dung hồi thứ 14. - GV hướng dẫn HS làm bài – 6 20 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo 1/ Tóm tắt nội dung hồi thứ 14. Quân Thanh kéo vào Thăng Long. Tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lưu quân về vùng núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đốc xuất dịa binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Dọc đường vua Quang Trung kén thêm binh lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 Tết Quang Trung đã tiến quân vào thành Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy trốn theo. Phân tích: 2/ cuộc hành quân thần tốc của quang trung để thấy được quang trung có tài dụng binh như thần GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn HS làm bài – 6 20 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế). Ngày 29 đã ra tới Nghệ An vượt khoảng mấy trăm dặm qua núi, qua đèo. Tại đây ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ duyệt binh, chỉ trong 1 ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá. Đêm 30 tháng chạp quân sĩ lập tức lên đường tiến ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ. Có sách còn kể vua Quang Trung sử dụng cả cáng và võng. Cứ 2 người khiêng thì 1 người được nghỉ. Luân phiên nhau suốt ngày đêm. Từ Tam Điệp ra đến Thăng Long khoảng hơn 100 dặm. Vừa hành quân vừa đánh giặc vậy mà vua Quang Trung khẳng định là mùng 7 tháng giêng sẽ ăn Tết ở Thăng Long. Thực tế đã rút gọn được 2 ngày. Hành quân xa liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài năng tổ chức của người đứng đầu. Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở 4 doanh điền, hậu, tả, hữu. Theo dõi cuộc hành quân của Nguyễn Huệ từ Tam Điệp trở ra người đọc mới hiểu thế nào là thần tốc. Về lực lượng chia làm 5 đạo cả thuỷ quân và bộ quân. Đại quân chủ yếu là đi bộ. Từ Nghệ An ra, đến đêm 30 tháng chạp (Mậu Thân 1788) đạo quân của Nguyễn Huệ còn ở Tam Điệp mà đến đêm mồng 3 tháng giêng Kỉ Dậu 1789 đã tới Hà Hồi, vượt qua 2 con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết. Tiếp cận Thăng Long hơn 100 dặm mà chỉ có 3 ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 4 Tết. Đại quân đã đến Ngọc Hồi, dập tắt sự khắng cự dữ dội của giặc dưới sự chỉ huy của tên thái thú Sầm Nghi Đống. 3/. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. - GV hướng dẫn HS làm bài – 6 50 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo Truyện vua Quang Trung đại phá quân Thanh, ngày nay, hẳn chẳng mấy ai còn biết. Người dân VN từ lâu đã từng thân thiết và tự hào với những cái tên Hà Hồi, Khương Thượng, Đống Đa… Phải đâu ai cũng tỏ tường rằng những hiểu biết lâu nay về sự kiện đại phá quân Thanh chính ra lại được chứa đựng nhiều nhất trong 1 tác phẩm vẫn được coi là tiểu thuyết – cuốn sách mang tên Hoàng Lê nhất thống chí của dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai. Quả thế, nếu muốn được hít thở lại bầu không khí của những tháng ngày chiến thắng tưng bừng đó cùng những tư cách và diện mạo của người anh hùng Nguyễn Huệ thì kg gì hơn là cùng đọc lại “Hồi thứ mười bốn” trong thiên tiểu thuyết lịch sử của văn phái họ Ngô. Quang Trung – một con người trí dũng vẹn toàn, xứng đáng là hiện thân cho chiến thắng - đã được giới thiệu trái ngược hẳn với sự hồ đồ của Tôn Sĩ Nghị. Lê Chiêu Thống. Ngay khi nghe tin cấp báo của Văn Tuyết, Quang Trung giận lắm “liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”. Mất hết đất từ quan ải đến Thăng Longh những Quang Trung kg tỏ ra nao núng chút nào, đó chính là quyết đoán trước biến cố lớn của người cầm quân. Không những thế Quang Trung còn là 1 người mưu lược trong việc nhận định tình hình quan những lời khi ông nêu bật chính nghĩa của ta là phi nghĩa của địch, đất nào sao ấy, người phương Bắc bụng dạ ắt khác, trong lịch sử chúng đã từng gây nhiều tội ác với dân ta, nhân dân ta đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm giành độc lập từ đời Trưng nữ vương đến Lê Thái Tổ… Ta như nhận ra bên dưới lời dụ quân lính trước lên đường cái hồn phách thiêng liêng của một Nam quốc sơn hà, cai giọng khích lệ nghiêm nghị của một Hịch tướng sĩ và nhất là cái âm hưởng dõng dạc, chứa đầy căng một niềm bất khuất, tự hào của Bình Ngô đại cáo chắc chắn phải là một trí tuệ, một tâm hồn cao rộgn lắm mới có thể bao gồm và chung đúc được những chừng ấy tinh hoa trong một bài nói làm lay động lòng người. Người đọc Hồi thứ mười bốn càng kg thể quên được tầm nhìn xa chiến lược của Quang Trung. Ngay khi giặc còn đang đóng quân ở Thăng Long, gần Bắc Hà còn nằm trong tay chúng, vậy mà Quang Trung tự tin nói rằng “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Chưa thực sự ra quân mà đã sắp sẵn phương lược để chiến thắng gọn gàng, nhanh chóng, còn người ấy đã sớm tính trước nước cờ của 10 ngày. Những lo liệu đến cả chuyện sau khi giặc đã thua rồi thì cử người “khéo lời lẽ” để dẹp việc binh đao, chờ cho tới khi nước giàu dân mạnh, con người ấy còn tính xong xuôi nước cờ của cả mười năm tới trong hoà bình ngay khi đang ngồi trên lưng ngựa. Với những tướng lĩnh cùng quê và thân cận đã lâu năm như Ngô Văn Sở, Quang Trung quở trách nghiêm khắc, quyết kg để cho quân pháp bị lơi lỏng. Nhưng với những danh tướng Bắc Hà mới đi theo cờ nghĩa như Ngô Thì Nhậm, Quang Trung lại yên ủi, vỗ về, kg tiếc tiếc lời đánh giá cao, kg để lỡ bày dịp bày tỏ niềm tin cậy. Chính bởi mưu lược trong kết đoán bề tôi nên trước khi thu phục hoàn toàn đất nước, QT đã thu phục hoàn toàn được lòng người. Và trong khi bọn cướp nước và bán nước và bán nước cứ đờ đẫn, ra rời ra trong khiêu căng và trễ nải thì người anh hùng áo vải Tây Sơn lại kịp khẩn trương làm 1 núi việc khổng lồ. Hẳn chẳng phải là sự tình cờ khi tác giả đưa ra hàng loạt mốc thời gian nối tiếp nhau, dồn đạp: Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết đã vào đến Phú Xuân; trong vòng đúng 1 tháng QT đã quyết định xong phương lược, chuẩn bị quân lính lo liệu công việc ở Phú Xuân, làm lễ lên ngôi vua và ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1-1798) đã dốc xuất đại quân cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi; 29 tháng chạp đã đến Nghệ An. Tại đây ông kén lính, cứ ba suất đinh lấy 1 người, sau đó mở cuộc duyệt binh lớn và quân mới tuyển đặt làm trung quân, quân Thuận Quảng đặt ở bốn cánh: tiền, hậu, tả, hữu. Ba mươi tháng Chạp ông mở tiệc khoa quân “cúng Tết trước” và hẹn riêng với các tướng mồng 7 Tết sẽ vào Thăng Long. Ngay tối 30 Tết lập tức lên đường. Chỉ có năm ngày mà đi chừng ấy đường đất, làm chừng ấy công việc, không phải là 1 bậc kì tài trong việc dùng binh thì kg thể nào làm nổi! Những hình tượng tươi đẹp nhất trong toàn bài có lẽ là hình tượng người anh hùng QT trong chiến trận. Trong lịch sử chế độ PK VN, nhiều ông vua anh hùng từng thân chính cầm quân. Song nắm quyền chỉ huy quyết toán từ phương lược đến việc tự mình đốc suất 1 chiến dịch trực tiếp đó vơis 1 mũi tên tiến công xông pha tên đạn thực sự thì chỉ có Quang Trung. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi lại được hình ảnh đẹp tuyệt vời đo của ông: “Vua QT lại truyền lấy sáu chục tấm ván… dàn thành trận chữ “nhất”. Trong đội ngũ quân lính hùng mạnh, chỉnh tề ấy, ông cưỡi voi đi đốc thúc. Trong ánh sáng tờ mờ của ban mai và khói toả mù trời, cách gang tấc kg thấy gì, quang cảnh những người lính khiêng ván vừa xông lên, rồi khi trận giáp lá cà họ quẳng ván xuống đất, cầm dao ngắn chém bừa, QT vẫn lẫm liệt trên lưng voi dốc thúc…” quả là 1 hình tượng chiến trận hoà hùng. Trái ngược với quân đội xộc xệch, trễ nải, nhát gan của Tôn Sĩ Nghị, quân Nam dưới tài điều hành của QT là 1 đội quân thần “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, làm thành nỗi khinh hoàng cho quân đối phương. Đội quân của QT là đội quân phải đi đường sa đến, thế mà ngay lần đụng độ đầu tiên ở sông Gián, “nghĩa binh” trấn thủ đã tan vỡ chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, quân do thám nhà Thanh mới thấy bóng từ đằng xa cũng chạy nốt. Và cứ như vậy Hà Hồi, Yên Duyên… cho đến Thăng Long, quân Thanh cứ cắm đầu chạy, giày xéo lên nhau mà chết, tướng thắt cổ chết, voi dẫm chết, đứt cầu phao ngã xuống nước chết… Qua khỏi Nam Quan rồi nhưng nghe đồn quân Tây Sơn đuổi theo, già trẻ trai gái dắt díu nhau chạy trốn “suốt vài trăm dặm lặng ngắt kg còn bóng người”. Chỉ huy 1 chiến dịch lớn, quan trọng lại gấp gáp như thế nhưng QT vẫn tỉnh táo, ung dung, oai phong lẫm liệt, đã vào Thăng Long trước 2 ngày so với dự định đó là mồng 5 thắng Giêng năm Kỉ Dậu. Có sách còn ghi chép hôm ấy tấm áo bào của ông xạm đen khói súng. QT đã trở thành hình tượng cao đẹp về người anh hùng trong văn học cổ VN. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết chương hồi nhưng đậm tính chất ghi chép sự việc. Chính nhờ chính chất ghi chép, kí sự này mà tác phẩm đã ghi lại được những sự kiện thực, những con người thực trong thời gian biến động lớn của lịch sử. Do vậy về mặt lịch sử, Hoàng Lê nhất thống chí & Hồi thứ mười bốn là 1 tài liệu rất quý về sự kiện hào hùng của dân tộc; về mặt văn học đây là 1 tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật,

File đính kèm:

  • docPhu dao van 9.doc