I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên, so sánh được đặc điểm giống và khác nhau của các loại vật nuôi trong gia đình, qua các đặc điểm rõ về vận động, tiếng kêu, thức ăn và môi trường sống, lợi ích của chúng với đời sống con người.
Biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng
Rèn khả năng nhận biết, phân biệt, so sánh cho trẻ.
Rèn khả năng chú ý, tư duy, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ
Góp phần giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại động vật nuôi trong gia đình.Biết sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải vệ sinh cá nhân.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHËN THøC
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Bài dạy: Tìm hiểu về một số động vật sống trong gia đình
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên, so sánh được đặc điểm giống và khác nhau của các loại vật nuôi trong gia đình, qua các đặc điểm rõ về vận động, tiếng kêu, thức ăn và môi trường sống, lợi ích của chúng với đời sống con người.
Biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng
Rèn khả năng nhận biết, phân biệt, so sánh cho trẻ.
Rèn khả năng chú ý, tư duy, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ
Góp phần giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại động vật nuôi trong gia đình.Biết sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải vệ sinh cá nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
Máy vi tính, ®Ìn chiÕu,ph«ng chiÕu,c¸c sile tr×nh chiÕu nội dung bài dạy.
Mô hình trang trại các con vật sống trong gia đình.
2. Đồ dùng của trẻ
Tranh lô tô các con vật sống trong gia đình.
Đồ dùng về các loại động vật sống trong gia đình cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Các con ơi đã đến giờ vào lớp rồi hãy lại đây cùng cô nào.
- Cô sẽ kể cho lớp mình nghe một câu truyện các con có thích không nào?
- Vào một buổi sáng mùa xuân tiết trời ấm áp và hôm đó cũng là ngày đầu tiên của Gà Trống choai đến lớp học của cô giáo Họa Mi, bạn ấy rất nhút nhát không dám đi học một mình, bèn gọi các bạn “Vịt, Ngan, chim Bồ Câu, Mèo, Chó ”, rồi bạn ấy cất tiếng gọi ò ó oo thế là tất cả các bạn đều thức giấc và cùng đi đến trường học. Bài học đầu tiên của cô giáo Họa Mi là : “Một số con vật nuôi trong gia đình ”.
Vậy các con có muốn cùng tìm hiểu không ?
2. Nội dung
2.1. Quan sát và đàm thoại
+ Nào chúng mình hãy ngồi học thật ngoan để bài học của cô giáo Hoạ Mi được bắt đầu nhé.
+ Cô bật màn chiếu có hình ảnh động của các con vật nuôi trong gia đình như: “Con Chó, con Bò, con Vịt ” và cùng trò chuyện cùng trẻ về tên gọi các con vật đó.
- Sau khi trẻ quan sát các con vật trên cô hỏi trẻ.
+ Ngoài các con vật trong bài học của cô giáo Hoạ Mi các con còn biết những con vật gì cũng được nuôi trong gia đình nữa không nhỉ?
- Cô hỏi 3-4 trẻ.
+ Các con rất ngoan và giỏi nữa cô Thanh cũng có một câu hỏi dành tặng các con vật các con hãy cùng lắng nghe cô Thanh hỏi nhé?
- Cô dùng câu đố về “Con Gà mái ”
“ Con gì cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy”
Là con gì?
*Cô Bật tranh1:“Con Gà mái ”trên máy chiếu
- Cho trẻ đọc từ “ Con Gà mái ”
+ Nào chúng mình hãy cùng quan sát “ Con Gà mái” và nêu ý kiến nhận xét của mình về “ Con Gà mái ” nhé? ( Cô gợi mở để trẻ trả lời về những đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, thức ăn, môi trường sống, ích lợi của con Gà đối với đời sống của con người).
- Các con nhận xét gì về con Gà mái nhỉ?
- Gà có mấy chân?
- Thức ăn của Gà là gì ?
- Gà mái đẻ con hay đẻ trứng ?
- Nuôi Gà có tác dụng gì ?
=> Cô tổng hợp ý kiến.
+ Các con ơi có một bài hát rất hay cô mời các con hãy đứng dậy múa hát minh hoạ cùng cô nhé.
+ Cô mở bài hát “ Một con Vịt” và múa hát cùng trẻ.
- Hỏi trẻ: Chúng mình vừa múa hát bài hát nói về con vật gì nhỉ?
* Cô bật tranh 2: “Con Vịt ”
+ Tương tự cô cho trẻ quan sát và đặt câu hỏi tượng tự như phần trò chuyện về “ Con Gà mái”.
( Cô gợi mở để trẻ trả lời về những đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, thức ăn, môi trường sống, ích lợi của “ Con Vịt ” đối với đời sống của con người.
- Khi trẻ trả lời cô chú ý lắng nghe động viên, khích lệ và bổ xung thêm cho trẻ.
+ So sánh:
* Cô bật tranh 3: Gồm có “ Con Gà, con Vịt ” trên máy chiếu.
- Cô nói : Trên màn chiếu các con nhìn thấy con vật gì nhỉ?
- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn Gà và bạn Vịt nhé. Giờ học hôm nay bạn Gà và bạn Vịt mải chơi không chú ý nghe cô giảng bài khi cô giáo Hoạ Mi gọi lên nói đặc điểm của Gà và Vịt, thì bạn Gà có những nhận xét với cô giáo Hoạ Mi như sau. Thưa cô con có cái mỏ dài, to và bẹt, còn bạn Vịt có cái mỏ nhỏ nhọn hơn cái mỏ của con. Chân của con thì có cái màng để bơi, còn chân của bạn Vịt thì không có màng bơi ạ.
+ Đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời.
- Theo các con thì bạn Gà đã học thuộc bài chưa nhỉ?
- Bạn Gà đã nói đúng chưa?
- Vậy ai sẽ nói giúp bạn Gà nhỉ?
- Vậy theo các con bạn Gà và bạn Vịt còn có điểm gì khác nhau nữa?
+ Cô nói: Gà và Vịt là đôi bạn thân của nhau các con có biết vì sao không?
- Vậy ai có thể chỉ giúp hai bạn Gà và Vịt những điểm giống nhau nào?
+ Khi trẻ trả lời cô chú ý lắng nghe động viên và bổ xung thêm cho trẻ.
+ Cô hỏi: Ngoài con Gà và con Vịt mà các con được quan sát và tìm hiểu, các con còn biết những con vật gì cũng được nuôi trong gia đình cũng có, 2 chân, 2 cánh có mỏ và đẻ trứng nữa?
* Cô bật tranh 4: Gồm có “ Con ngan, con Ngỗng, chim Bồ Câu ”.Cho trẻ tìm hiểu thêm.
* Cô bật tranh 5: Gồm có những con vật như:
“ Con Gà, con Vịt, con Ngan, con chim Bồ Câu, con Ngỗng ”. Cho trẻ quan sát và đưa ra kết luận : Những con vật có 2 chân, 2 cánh, có mỏ và đẻ trứng được gọi là “ Gia cầm ”.
- Cho trẻ đọc từ “ Gia cầm ”
+ Cô giả làm tiếng kêu của “Con Chó ” và hỏi trẻ xem đó là con gì?
* Cô bật tranh 6: “ Con Chó ”
- Sau đó dùng câu hỏi để trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, thức ăn, ích lợi của “Con Chó” với đời sống của con người.
Cô chú ý nghe trẻ trả lời động viên và bổ xung thêm cho trẻ.
+ Cô dùng câu đố về “ Con Trâu”.
“ Con gì ăn cỏ
Đầu có hai sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Cày bừa rất giỏi”
Là con gì?
* Cô bật tranh 7: “ Con Trâu”.
Sau đó dùng câu hỏi để trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, thức ăn, ích lợi của “Con Trâu ” với đời sống của con người.- - Khi trẻ trả lời cô chú ý nghe động viên và bổ xung cho trẻ.
+ So sánh:
* Cô bật tranh 8: Gồm có “Con Chó, con Trâu”.
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh “Con Chó, con Trâu” trên màn chiếu và đặt câu hỏi để trẻ nêu lên sự giống và khác nhau giữa 2 con vật.
+ Giống nhau: ( Đều có 4 chân, đẻ con và được nuôi trong gia đình).
+ Khác nhau: ( Có không có sừng, Trâu có sừng, Chó thân mình nhỏ, Trâu thân mình lớn, Chó ăn cơm, Trâu ăn cỏ).
+ Cô hỏi trẻ: Ngoài con Chó và con Trâu ra các con còn biết những con vật gì cũng được nuôi trong gia đình có 4 chân và đẻ con nữa không?
* Cô bật tranh 9: Gồm có con vật như: “ Con bò, con Lợn, con Mèo”, cho trẻ tìm hiểu thêm.
* Cô bật tranh 10: Gồm có những con vật như: “ Con Chó, con Trâu, con Bò, con Lợn, con Mèo” và kết luận: Những con vật có 4 chân, đẻ con và nuôi trong gia đình được gọi là “ Gia súc”.
- Cho trẻ đọc từ “ Gia súc”.
2.3. Luyện tập
+ Các con ơi hãy cùng nghe nhạc và hát cùng cô nhé.
- Cô mở bài hát “ Gà Trống, Mèo con và Cún con” hát cùng trẻ.
* Trò chơi 1:“ Tìm con vật qua tiếng kêu”
- Các con ơi lớp học của cô giáo Họa Mi đã hết giờ ra chơi rồi mà các bạn ấy vẫn mải chơi trò chơi “Trốn tìm” chưa ai chịu vào vậy các con hãy tìm các bạn ấy vào lớp giúp cô giáo Họa Mi nhé?
+ Cô hóa thân làm các con vật và tiếng kêu tượng trưng của các con vật đó đố trẻ.
- Tôi có tiếng gáy vang ò ó oo. đố bạn biết tôi là con gì?
- Tôi có tiếng kêu cục ta cục tác tôi là con gì?
- Còn tôi có tiếng kêu meo meo meo tôi là con gì?.
+ Tương tự với “ Con Chó, con Bò,con Lợn”.
- Khi trẻ đoán tên từng con vật cô bật màn chiếu cho trẻ kiểm tra lại con vật mà trẻ đã đoán xem có đúng không.
- Cô theo dõi động viên và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi 2: “ Về đúng chuồng”.
+Cô nói: Giờ học đã hết, đến giờ các bạn ấy phải về nhà của mình rồi, nhưng vì mải chơi la cà ở các trang trại.Vậy các con hãy giúp những chú học sinh tinh nghịch này về đúng chuồng của chúng giúp cô giáo Họa Mi nhé!
- Cô giới thiệu cho trẻ quan sát trang trại chăn nuôi có cả gia súc và gia cầm và 2 chuồng. 1 chuồng mang ký hiệu gia súc, một chuồng mang ký hiệu gia cầm.
- Sau đó cô giáo hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát đến trại chăn nuôi đưa các con vật về đúng chuồng của chúng.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần sau mỗi lần cô quan sát nhận xét động viên khích lệ trẻ.
3. Kết thúc
+ Cô bật tranh “ Bé cho Gà ăn”, bé rửa tay bằng xà phòng”
- Qua bức tranh đó liên hệ củng cố và giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình.
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với các loại động vật nuôi để phòng tránh dịch bệnh.
- Trẻ chạy lại vòng quanh cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý nghe cô kể truyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát các con vật trên máy tính
- Trẻ gọi tên các con vật nuôi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và trả lời
- Trẻ quan sát “ Con Gà mái ”
- Trẻ đọc: “ Con Gà mái ”
- Trẻ quan sát: “Con Gà mái ”
-Trẻ trả lời câu hỏi theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ đứng dậy múa hát cùng cô giáo.
-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát tranh “Con Vịt ”
- Trẻ quan sát và trả lời theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ chú ý nghe cô giảng.
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện
- Trẻ nghe và trả lời câu hỏi
- Trẻ nghe cô giáo kể.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và chú ý nghe cô giảng.
- Trẻ đọc “ Gia cầm ”
- Trẻ nghe và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ quan sát tranh “ Con Chó ”
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và trả lời.
- Trẻ quan sát “ Con Trâu”
- Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát “ Con Chó, con Trâu”.
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ chú ý nghe cô giảng.
- Trẻ đọc “ Gia súc ”
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe nhạc và hát cùng cô giáo.
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi và phổ biến cách chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe và đoán tên từng con vật qua tiếng kêu.
- Trẻ quan sát từng con vật trên màn chiếu.
- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ tham gia vào trò chơi
- Trẻ quan sát
- Trẻ chú ý nghe cô giảng
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nhan_thuc_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat.doc