I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS
- Củng cố lại hệ thống kiến thức về phép tu từ so sánh và nhân hóa.
- Giúp HS phân biệt so sánh và nhân hóa
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào việc tìm hiểu văn bản và thực hành viết đoạn văn.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của môn học. Ý thức tự giác tích cực trong học tập. Hình thành tình yêu văn học, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan
- Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng
- Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập các kiến thức về so sánh, nhân hóa
- Tìm đọc các tài liệu liên quan
- Soạn bài theo hướng dẫn
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn tự chọn tiết 01- 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20. 08. 2013
CHỦ ĐỀ 1
TIẾT 1, 2:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS
- Củng cố lại hệ thống kiến thức về phép tu từ so sánh và nhân hóa.
- Giúp HS phân biệt so sánh và nhân hóa
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào việc tìm hiểu văn bản và thực hành viết đoạn văn.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của môn học. Ý thức tự giác tích cực trong học tập. Hình thành tình yêu văn học, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan
- Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng
- Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập các kiến thức về so sánh, nhân hóa
- Tìm đọc các tài liệu liên quan
- Soạn bài theo hướng dẫn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp :(1ph)
- Sĩ số : 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 7A5: 7A6: 7A7:
- Học sinh vắng :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ :(2ph)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : (1ph) Tiết học này các em cùng cô ôn tập lại biện pháp so sánh, nhân hóa
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
24’
* HĐ1: Hướng dẫn ôn tập biện pháp so sánh
(H) Nhắc lại khái niệm phép so sánh? Cho ví dụ
- GV nhận xét, chốt
(H) Một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần? Có cho phép được thiếu phần nào không?
(H) So sánh có những kiểu nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Ghép cột A với cột B để tạo phép so sánh
(H) Đặt câu với mỗi phép so sánh đó?
* HĐ1: Ôn tập biện pháp so sánh
- Nhắc lại, cho ví dụ
- Nghe, ghi
- Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm 4 yếu tố:
+ Về A1 Sự vật được đem ra so sánh
+ Về B1 Sự vật dùng để so sánh
+ Phương diện so sánh: nét tương đồng của các sự vật
+ Từ ngữ so sánh
VD: Em tôi trông rạng rỡ như bông hoa hướng dương
- Có nhiều phép so sánh thiếu yếu tố phương diện so sánh
VD: Bà như quả đã chín rồi
- Vắng yếu tố từ so sánh
VD: Người ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
- Vắng cả yếu tố từ so sánh và phương diện so sánh
VD: Gái thương chồng, đương đông buổi chợ
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
- Khi sử dụng kết cấu “bao nhiêu…bấy nhiêu” thì vế B đảo lên trước vế A
VD: Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
- Có 2 kiểu
+ So sánh ngang bằng
VD:
Quê hương là chùm khế ngọt
Anh em như thể tay chân
+ So sánh không ngang bằng
VD:
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
I. SO SÁNH:
1. Khái niệm
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Lương y như tử mẫu
2. Cấu tạo:
- Về A1 Sự vật được đem ra so sánh
- Về B1 Sự vật dùng để so sánh
- Phương diện so sánh: nét tương đồng của các sự vật
- Từ ngữ so sánh
VD: Em tôi trông rạng rỡ như bông hoa hướng dương.
3. Kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng
VD:
Quê hương là chùm khế ngọt
Anh em như thể tay chân
- So sánh không ngang bằng
VD:
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
4. Luyện tập:
Bài 1: Ghép cột A với cột B để tạo phép so sánh
A
B
Đắt
Rẻ
Xấu
Chậm
Nhanh
Đen
Rắn
Như bèo
Như ma
Như cắt
Như tôm tươi
Như mực
Như đá
Như rùa
Bài 2: Khoanh tròn các phép so sánh tu từ?
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Câu văn sau có bao nhiêu phép so sánh?
- GV nhận xét
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu với nội dung bất kì trong đó có sử dụng phép so sánh? Chỉ ra đó là khoảng so sánh gì?
- HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp nhận xét
- Nghe, ghi vở
- HS làm bài tập
- Nhận xét
- Nghe, ghi
- HS viết tại lớp
- Trình bày
- Nhận xét
Bài 2:
a. Với mẹ, em là đoá hoa lan tươi đẹp nhất
b. Cuốn sách ấy cũng rẻ như cuốn này thôi
c. Tàu lá dầu như cái quạt nan
d. Đó là bông hoa đẹp nhất
e. Cánh rừng cao su như cái hang động màu ngọc bích
Bài 3:
“Gọi là cây bọ mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên”
à Có 2 phép so sánh
Bài 4: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh.
15’
* HĐ2: Hướng dẫn ôn tập biện pháp nhân hóa
(H) Nhắc lại khái niệm nhân hoá? Cho ví dụ
- GV nhận xét, chốt
(H) Có những kiểu nhân hoá nào? Ví dụ minh họa
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Tìm những từ ngữ thể hiện phép nhân hoá trong các ví dụ sau?
- GV nhận xét
Bài 2: Tìm từ ngữ nhân hoá trong bài tập? Cho biết tác dụng của nó?
- GV nhận xét
Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép nhân hoá?
- Nhận xét
Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 5 câu với nội dung tuỳ chọn, trong đó sử dụng phép nhân hoá
- Gv nhận xét
* HĐ2: Ôn tập biện pháp nhân hóa
- Nhắc lại, cho ví dụ
- Nghe, ghi
- Trả lời
- Nghe, ghi
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Thực hiện bài tập
- Trình bày
- Nhận xét
- Nghe, ghi
- HS tìm
- Nhận xét
- Nghe, ghi
- HS đặt
- Nhận xét
- Nghe, ghi
- HS viết tại lớp
- Trình bày
- Nhận xét
II. NHÂN HÓA:
1. Khái niệm
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ vốn để gọi hoặc tả người.
VD: Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống hoà thuận với nhau như trước.
2. Kiểu nhân hoá
- Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
VD: Chú mèo mà trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột…
- Dùng những từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
VD: Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của kẻ thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác…
- Trò chuyện với vật như với người
VD: Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
3. Luyện tập:
Bài 1:
a. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
b. Bùng bong, bùng bong. Bác Nồi Đồng múa lên ở trên chạn
c. Sùng vẫn thức vui mới giành một nửa
Nên bâng khuâng sương biết nhớ người đi
d. Có những anh cò gầy vêu vao ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn sếch mỏ, chẳng được miếng nào
Bài 2:
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mây bay
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây sáng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Nến nhung túm trăm ngàn sao lên
Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép nhân hoá
Bài 4: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
1’
* CỦNG CỐ:
- Cần nắm:
+ Khái niệm, tác dụng của so sánh, nhân hóa
+ Làm lại các bài tập
- Chú ý
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(1ph )
- Học bài, làm bài tập
- Tìm hiểu phần tiếp theo:
+ Biện pháp ẩn dụ, hoán dụ
+ Tập làm các dạng bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TIET 01 - 02.doc