I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng .
Kĩ năng :
-Đọc hiểu văn bản thơ được sáng sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
Thái độ :
Sống phải có tình có nghĩa, thủy chung có trước có sau .
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 58- Ánh trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁNH TRĂNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
j Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng .
k Kĩ năng :
-Đọc hiểu văn bản thơ được sáng sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
l Thái độ :
Sống phải có tình có nghĩa, thủy chung có trước có sau .
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 (5p)
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra sĩ số .
r Trình bày về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và phân tích hình ảnh bà mẹ Tà-ôi trong khúc hát ru?
rNêu xuất xứ của bài thơ và phân tích tình cảm, ước mong của bà mẹ qua khúc hát ru?
rTrăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lịng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đĩ chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
- Ghi tựa bài mới lên bảng .
-Lớp trưởng báo cáo
- Cá nhân trình bày
-Nghe
-Ghi tựa vào tập
Hoạt động 2 (29p)
ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
I.Tìm hiểu chung:
j Tác giả :
-Nguyễn Duy sinh 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa.
-Là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
k Tác phẩm :
Bài thơ trích từ tập thơ Aùnh trăng được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984 .
II.Phân tích :
j Vầng trăng tình nghĩa:
-Hồi nhỏ
-Hồi chiến tranh (người lính).
-Trăng thành tri kỷ (nhân hoá).
-Người và thiên nhiên, trăng hoà hợp tạo nên sự trong sáng và đẹp đẽ.
kTrăng hoá thành người dưng:
-Cuộc sống hiện đại ở thành phố gấp gáp, hối hả : trăng trở thành người dưng.
-Hình ảnh mang tính triết lí : hoàn cảnh sông thay đổi , tình cảm thay đổi: con người ta thường lãng quên, chối từ quá khứ nhọc nhằn .
lTrăng nhắc nhở nghĩa tình:
-Trăng xuất hiện đột ngột.
-Người vui sướng, ngỡ ngàng.
-Xúc động khi nhớ lại quá khứ, với kỷ niệm những năm tháng gian lao.
-Người thì thay đổi nhưng trăng vẫn vậy, không phai mờ, nhắc nhở người không được quên quá khứ.
-Gọi HS đọc chú thích.*
rNêu những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Duy .
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: khổ 1,2,3 giọng kể, nhịp bình thường; khổ 4 giọng cao; khổ 5,6 giọng trầm.
-GV đọc mẫu một lần rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
r Ở khổ thơ 1,2, trăng gắn liền với đời người qua các giai đoạn nào?
rTình cảm giữa trăng và người được ví như thế nào? Đó là nghệ thuật gì?
rTrăng và người có quan hệ với nhau như thế nào?
* Trăng nghĩa tình như thế. Nhưng rồi trăng bổng trở thành người dưng. Tại sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
r Tại sao trăng trở thành xa lạ với người?
* Tích hợp môi trường :
Kể câu chuyện nhỏ nói về sự thay đổi hoàn cảnh sống dẫn đến tình cảm con người thay đổi và giáo dục học sinh.
* Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đĩ chình là tình cảm con người.
r Đối với em, trăng có những kỷ niệm gì?
* Rõ ràng trăng gắn liền với những buồn vui một đời người, nhưng vì một lí do nào đó trong cuộc sống, đôi lúc ta cũng quên đi vầng trăng thân thiết kia. Để rồi trăng lại xuất hiện như nhắc nhở chúng ta về quá khứ. Ta sẽ tìm hiểu phần kề tiếp để thấy được trăng đã nhắc nhở con người điều gì.
r Rồi trăng lại xuất hiện như thế nào? Trong hoàn cảnh nào?
r Cảm xúc của nhà thơ trước trăng như thế nào?
rTại sao tác giả lại nói: “có cái gì rưng rưng”?
rHình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” mang ý nghĩa biểu trưng gì?
rTrăng im phăng phắc gợi ta nghĩ ngợi điều gì?
-HS đọc.
-Cá nhân trình bày
-Nghe
-HS đọc.
-HS đọc.
-Đọc
- Hồi nhỏ (tuổi thơ).
-Hồi chiến tranh (người lính).
-Trăng thành tri kỷ
-Người và thiên nhiên, trăng hoà hợp tạo nên sự trong sáng và đẹp đẽ.
- Học sinh lắng nghe .
- Cuộc sống hiện đại ở thành phố gấp gáp, hối hả
-Nghe
-Nghe
-Tuổi thơ , làng quê , mộc mạc chân tình …
- Học sinh lắng nghe .
- Đột ngột, khi tắt điện…
- vui sướng, ngỡ ngàng.
- Xúc động khi nhớ lại quá khứ
-không phai mờ, nhắc nhở người không được quên quá khứ.
-Nhớ về quá khứ , tuổi thơ , quê hương …
- Học sinh suy nghĩ và trả lời .
Hoạt động 3 : (8p)
TỔNG KẾT
III.Tổng kết:
j Nghệ thuật :
Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm và triết lí.
k Nội dung :
Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ còn nhắc nhở chúng ta đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
r Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ .
r Tại sao đầu các dòng thơ không được viết hoa ?
r Em cảm nhận được điều gì về noiọi dung bài thơ ?
rTại sao đầu bài thơ tác giả dùng từ vầng trăng còn cuối bài lại dùng ánh trăng ?
-Cá nhân nhận xét
-Làm cho mạch cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên
-Cá nhân trả lời
-Một sự thay đổi có chủ ý muốn nói có sự thay đổi trong tình cảm : hiện tại và quá khứ .
Hoạt động 4 : (3p)
CỦNG CỐ
DẶN DÒ
r Hãy nêu cảm nghĩ của em về con người và ánh trăng trong bài?
r Có nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăng không ? Vì sao ?
r Bài thơ “Aùnh trăng “ của Nguyễn Duy giúp em cảm nhận được điều gì ?
F Chuẩn bị : Làng
& Soạn bài:
“Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)”.
Soạn theo gợi ý của SGK, xem trước các bài tập .
- Cho dù con người có thay đổi thì ánh trăng vẫn không hề đổi thay, …
- Không . Vì trăng thuộc chủ đề :” Uống nước nhớ nguồn “ , trăng không chỉ riêng của tác giả mà cho mọi người .
- Cá nhân trả lời .
- Học sinh lắng nghe và ghi vào tập bài soạn .
File đính kèm:
- tiet 58.doc