1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
b. Kỹ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế củ câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
c. Thái độ:
- Yêu tiếng mẹ đẻ và có thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
b. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm của câu ghép? đặt câu ghép có cặp từ hô ứng sau:
Nếu.thì
* Đáp án- Biểu điểm(10đ):
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V tạo thành không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.(5đ)
VD: Nếu tôi không học bài thì tôi sẽ bị cô giáo phạt.
* Giới thiệu bài mới (1'): ở tiết trước các em đã tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp và cách nối các vế câu trong câu ghép. Để giúp các em tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.tiết học hôm nay.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn: tiết 46: tiếng việt: câu ghép (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8. 11. 2013 Ngày dạy : 11. 11. 2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy : 14. 11. 2013 Dạy lớp: 8A
Ngữ văn: Tiết 46: Tiếng việt:
CÂU GHÉP (Tiếp)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
b. Kỹ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế củ câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
c. Thái độ:
- Yêu tiếng mẹ đẻ và có thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
b. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm của câu ghép? đặt câu ghép có cặp từ hô ứng sau:
Nếu............thì
* Đáp án- Biểu điểm(10đ):
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V tạo thành không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.(5đ)
VD: Nếu tôi không học bài thì tôi sẽ bị cô giáo phạt.
* Giới thiệu bài mới (1'): ở tiết trước các em đã tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp và cách nối các vế câu trong câu ghép. Để giúp các em tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu...tiết học hôm nay....
b. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
GV: Gọi hs đọc VD
?Kh- Em hãy xác định các cụm C-V và gọi tên quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
?Kh- Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
GV: Xem xét tiếp các VD sau đây: vì...nên; vì, do, tại, bởi, nên...
a, Nếu bà con đi làm thì thật con tôi chết oan
b, Giá mà trời không mưa thì cả bọn chúng mình kéo nhau ra sân vận động đá bóng.
c, Mọi người đi hết còn tôi ở lại
d, Tuy tuổi cao sức yếu nhưng BH vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch
e, Mình đọc hay tôi đọc
g, Cuối cùng mây tan và mưa tạnh.
i, Trời nổi gió rồi một cơn mưa ập đến
?TB- Xác định các vế, mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì?
GV- ĐK giả thiết: nếu, giá, hễ, thì,
VD: Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi
Tương phản mà còn, chứ nhưng
?Kh- Hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu?
Tăng tiến: dẫu, dù, mà, mặc, thà rằng
Lựa chọn: Hay, hay là, hoặc là.
?TB- Qua phân tích VD em rút ra kết luận gì về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?
?Kh- Có những quan hệ từ trùng lặp nhau “mà, vậy” Phải chú ý điều kiện gì khi s/d?
?TB- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quạn hệ ấy?
T?TB- ìm câu ghép trong những đoạn trích trên và Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành (câu riêng) câu đơn không? Vì sao?
?Kh- Có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận có thể tách mỗi vế thành câu đơn không? Vì sao?
?Kh- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ gì? có nên tách mỗi vế thành câu đơn không? vì sao?
Thử tách thành câu đơn?
18’
17’
I, Quan hệ ý nghĩa của các vế câu .
1. Ví dụ:
- Vế A: Có lẽ tiếng việt của chúng ta đẹp.
- Vế B: Tâm hồn của người Việt Nam...đời sống cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ xưa tới nay/là cái cao quí là vĩ đại là rất đẹp.
- Vế A: kết quả
- Vế B : Nguyên nhân
- Vế A: Biểu thi ý nghĩa khẳng định Cụm C-V
- Vế B: Biểu thị ý nghĩa giải thích thứ 2.
a, Nếu bà con đi làm thì thật con tôi chết oan
-> Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
VD: Tại nó chủ quan nên nó đã làm sai bài kiểm tra.
b, Giá mà trời không mưa thì cả bọn chúng mình kéo nhau ra sân vận động đá bóng.
=> Điều kiện giả thiết.
c, Mọi người đi hết còn tôi ở lại
=> Quan hệ tương phản.
d, Tuy tuổi cao sức yếu nhưng BH vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch => Quan hệ tăng tiến.
e, Mình đọc hay tôi đọc
=> Quan hệ lựa chọn
g, Cuối cùng mây tan và mưa tạnh.
=> Quan hệ bổ sung đồng thời.
i, Trời nổi gió rồi một cơn mưa ập đến.
=> Quan hệ nối tiếp.
- HS kể thêm
2. Bài học
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
- Những quan hệ thường gặp là:
+ Quan hệ nguyên nhân (hệ quả): vì, do, tại, bởi.
+ Quan hệ điều kiện giả thiết: nếu, hễ, giá, thì.
+ QH tương phản: Mà , còn, chứ.
+ QH tăng tiến: Tuy, dẫu, dù, mà
+ QH lựa chọn: Thà rằng,hay, hay là...
+ QH bổ sung: Đồng thời, và
+ QH nối tiếp: rồi...
+ QH giải thích: vì......
-> Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
* Ghi nhớ sgk- 123
II, Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Hs xác định.
a, Quan hệ vế 1- vế 2 qh nguyên nhân- kết quả
quan hệ vế câu 2- câu 3 qh giải thích ( vế câu 3 giải thích cho vế câu 2)
b, Hai vế câu có quan hệ ĐK –kết quả.
c, Các vế câu có quan hệ tăng tiến
d, Các vế câu có quan hệ tương phản.
e, Hai vế đầu (rồi) nối tiếp
Câu sau qh nguyên nhân vì yếu nên bị lẳng...
2. Bài tập 2:
- Hs tìm và xác định.
a, trời xanh thẳm...
QH 4 vế- qh điều kiện giả thiết
Vế đầu chỉ ĐK vế sau chỉ kết quả.
b, Quan hệ nguyên nhân. Vế đầu chỉ nguyên nhân vế sau chỉ kết quả
-> Không nên tách vế thành những câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Bài tập 3:
- Không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận có ý viết câu dài để tái hiện cách kể dài dòng của Lão Hạc.
4. Bài tập 4:
- Hs làm
a, Là quan hệ điều kiện –kết quả các vế có sự ràng buộc khá chặt chẽ cho nên không thể tách thành câu đơn được.
b, Thôi U van con! lạy con. Con thương...
-> Nhân vật sẽ nói nhát gừng hoặc ngẹn ngào. cách viết của tg giúp bạn đọc hình dung sự kể lể van xin thiết tha của chị Dậu.
c. Củng cố (3')
- Các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào? Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng dấu hiệu gì?
- Hs: Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
- Những quan hệ thường gặp là:
+ Quan hệ nguyên nhân (hệ quả): vì, do, tại, bởi.
+ Quan hệ điều kiện giả thiết: nếu, hễ, giá, thì.
+ QH tương phản: Mà , còn, chứ.
+ QH tăng tiến: Tuy, dẫu, dù, mà
+ QH lựa chọn: Thà rằng,hay, hay là...
+ QH bổ sung: Đồng thời, và
+ QH nối tiếp: rồi...
+ QH giải thích: vì......
d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà(1').
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 46- Câu ghép (tiếp).doc