I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức:
Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm; qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga; tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, khắc họa nhân vật ngôn ngữ, hành động.
Thái độ:
Có thái độ bênh vực kẻ sức yếu thế cô.
II.CHUẨN BỊ:
Thầy: Tham khảo SGK, SGV, bảng phụ, giáo án, tranh ở thư viện
Trò: Soạn bài, đọc kĩ văn bản, sưu tầm tranh
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 38,39- Lục vân tiên cứu kiều Nguyệt Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
j Kiến thức:
Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm; qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga; tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
k Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, khắc họa nhân vật ngôn ngữ, hành động.
l Thái độ:
Có thái độ bênh vực kẻ sức yếu thế cô.
II.CHUẨN BỊ:
j Thầy: Tham khảo SGK, SGV, bảng phụ, giáo án, tranh ở thư viện…
k Trò: Soạn bài, đọc kĩ văn bản, sưu tầm tranh…
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: (5p)
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2:(35p)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I.Tìm hiểu chung:
j Tác giả:
-Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ.
-Ông có nghị lực sống, chiến đấu và cống hiến cho đời, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua.
-Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. (xem thêm SGK).
k Tác phẩm Lục Vân Tiên:
-Tác phẩm được sáng tác năm 1854, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
-Truyện kết cấu theo kiểu chương hồi với mục đích truyền đạo lý làm người.
-Truyện “Lục Vân Tiên” Là truyện thơ Nôm, mang tính chất là truyện để kể hơn là để đọc để xem -> truyện rất chú trọng hành động của nhân vật.
l Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm gồm có 4 phần:
-Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
-Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
m Vị trí đoạn trích:
Sau phần giới thiệu về gia đình, Vân Tiên đi thi.
HẾT TIẾT 38
-Kiểm tra sĩ số
r Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trên.
-Kiểm tra bài soạn, nhận xét cho điểm.
r Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất trong các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Nhưng ông sống một cuộc đời đầy cao cả, nghị lực. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm thành công nhất của ông. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ và tác phẩm ấy của ông.
-Ghi tựa bài lên bảng.
-Gọi HS đọc chú thích (*) phần tác giả tr.112.
r Em có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ?
-Nhận xét, giảng thêm về nghị lực sống, lòng yêu nước,… của tác giả?
-Gọi hs đọc chú thích (1) sgk.
r Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Lục Vân Tiên.
r Giảng, mở rộng cho hs thấy được kết cấu, tính chất của truyện.
r Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì khác so với truyện Kiều?
-Nhận xét, chốt ý.
r Cung cấp thêm một số kiến thức mở rộng cho hs nắm bắt về tác giả và tác phẩm. Nhấn mạnh thể loại truyện.
-Gọi HS đọc từng đoạn của phần tóm tắt tác phẩm tr 113 và cho biết nội dung từng đoạn đó.
-Nhận xét, chốt ý.
-Gv giới thiệu vị trí đoạn trích, cho hs ghi bài.
-Lớp trưởng báo cáo
-Cá nhân trả lời
-Để tập bài soạn lên bàn
-Nghe
-Ghi tựa bài vào tập
-HS đọc.
- là nhà thơ Nam Bộ. Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
-Nghe
-HS đọc.
-Cá nhân trả lời
-Nghe
-Cá nhân trả lời
-Nghe.
-Đọc.
-Cá nhân trả lời.
-Nghe, ghi bài.
CHUYỂN SANG TIẾT 39
Hoạt động 1 : (5p)
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ :
- Giới thiệu phần mới :
-Kiểm tra sĩ số lớp.
r Tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
-Nhận xét, chốt ý, chuyển ý sang tìm hiểu đoạn trích.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Cá nhân trả lời.
- Nghe.
Hoạt động 2 : (25p)
ĐỌC - HIÊUVĂN BẢN (tt )
n.Đoạn trích “Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
II.Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh Lục vân Tiên:
a.Khi cứu Nguyệt Nga:
-Nổi trận lôi đình, tả đột hữu xông -> Anh hùng, tài năng, vì nghĩa.
-Vân Tiên hành động mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân”
- Tài đức làm nên chiến thắng.
b.Trò chuyện với Nguyệt Nga:
-Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la”.
-Ân cần hỏi thăm quê quán.
-Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, nhân hậu: khiêm nhường…
Þ Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lí tưởng. Tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng vào một xã hội công bằng.
2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
-Cách xưng hô: Quân tử - tiện thiếp -> sự khiêm nhường.
-Cách nói năng: dịu dàng mực thước.
-Cách trình bày rõ ràng, khúc chiết.
=> Hiếu thảo, thuỳ mỵ, nết na, có học thức, trọng tình nghĩa, không quên ơn người cứu mình.
Hướng dẫn HS đọc văn bản: to, rõ, phát âm chuẩn, chú ý một số đoạn đối thoại.
-Đọc trước một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Nhận xét cách đọc của học sinh.
-Hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó.
rEm hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích?
-Nhận xét chốt ý.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản về hình ảnh của Lục VânTiên.
rQua đoạn trích, em hãy cho biết có mấy nhân vật chính?
-Nhận xét
r Em cảm nhận hình ảnh LVT qua những chi tiết nào?
r Em hiểu được những gì về LVT trước khi chàng đánh bọn cướp cứu KNN?
r Tác giả miêu tả LVT đánh bọn cướp như thế nào?
r Em hãy cho biết, trong trận đánh này lực lượng hai bên như thế nào?
r Lực lượng đối lập nhau như thế nhưng LVT vẫn hành động như vậy, tại sao?
-Nhận xét, kết luận.
-Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn còn lại.
rNội dung chính của đoạn em vừa đọc là gì?
r Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng Vân Tiên đã làm gì?
r Khi nghe hai cô gái muốn được lạy tạ tỏ ơn Vân Tiên đã phản ứng như thế nào?
r Hành động này cho thấy Vân Tiên là người có tính cách ra sao?
r Tác giả gửi gắm điều gì qua nhân vật Lục Vân Tiên?
* Chuyển ý: Lục Vân Tiên là một người như thế, còn Nguyệt Nga như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích tiếp theo.
rVới tư cách là một người chịu ơn, Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ và cử chỉ của nàng ?
-Nhận xét, kết luận.
-Nghe, đọc.
-Đại ý: Hình ảnh, phẩm chất Kiều Nguyệt Nga và người anh hùng Lục Vân Tiên hào hiệp.
-Nghe
-Hai.Lục Vân Tiên và kiều Nguyệt Nga
-Nghe.
-Cá nhân tìm chi tiết
- chàng trai trẻ lòng đầy hăm hở muốn lập công danh.
- Vân Tiên một mình, tay không chống bọn cướp đông, có đầy đủ vũ khí.
-Cá nhân trả lời
-Cá nhân trả lời
-Đọc
-Cá nhân trả lời
-An ủi và khuyên
- từ chối.
-Anh hùng, làm việc vì nghĩa .
- gửi gắm niềm tin, ước vọng vào một xã hội công bằng.
- Học sinh lắng nghe.
-Tìm chi tiết
-Nghe
Hoạt động 3 :(10p)
TỔNG KẾT
III.Tổng kết:
j Nghệ thuật :
Ngôn ngữ bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ, đi sâu vào đời sống người dân.
k Nội dung :
Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời, ca ngợi hai mẫu người điển hình về cái đẹp.
rEm hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích (so sánh với Truyện Kiều)?
r Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của tác giả? Ca ngợi về ai? Ca ngợi điều gì?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập.
r Giải thích và yêu vầu HS về nhà thực hiện.
* Đọc thêm:
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-Gọi HS đọc chú thích sau bài đọc thêm.
-Cá nhân trả lời
-Cá nhân trả lời
-Về nhà thực hiện
Hoạt động 4 : (5p)
CỦNG CỐ :
DẶN DÒ
r Theo em, nhân vật trong truyện này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ?
F Chuẩn bị :
- Xem trước văn bản: “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
& Soạn bài:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
-Trả lời các câu hỏi SGK
-Trả lời: Khắc hoạ chân dung ngoại hình, ít đi sâu vào diễn biến nội tâm.
- Nghe.
- Ghi nhớ.
- Thực hiện.
File đính kèm:
- tiet 38,39.doc