Giáo án Ngữ văn tiết 21- Sự phát triển của từ vựng

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

Kỹ năng:

Nhận biết được phương thức phát triển của các từ vựng mới.

Thái độ:

Yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời biết làm giàu đúng cách vốn ngôn ngữ dân tộc.

II.CHUẨN BỊ:

Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ, ngữ liệu

Trò: Đọc trước ngữ liệu trong SGK, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 21- Sự phát triển của từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. k Kỹ năng: Nhận biết được phương thức phát triển của các từ vựng mới. l Thái độ: Yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời biết làm giàu đúng cách vốn ngôn ngữ dân tộc. II.CHUẨN BỊ: j Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ, ngữ liệu k Trò: Đọc trước ngữ liệu trong SGK, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRO Hoạt động 1:(3p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số r Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? Cho một ví dụ về lời dẫn gián tiếp? -Kiểm tra bài soạn, nhận xét, cho điểm. r Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngùng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của từ vựng cũng như ngôn ngữ nói chung về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Hôm nay trong tiết học này sẽ giúp các em nắm vững hơn sự phát triển của từ vựng mà chủ yếu là sự phát triển về nghĩa. - Ghi tựa bài mới lên bảng. -Lớp trưởng báo cáo. -Cá nhân trả lời -Để tập bài soạn lên bàn -Nghe Hoạt động 2:(18p) HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I.Sự biến đổi và phát triển nghiõa của từ: -Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. -Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: +phương thức ẩn dụ + phương thức hoán dụ. -GV treo bảng phụ bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. -Yêu cầu hs chú ý câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. r Cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa là gì? r Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? r Em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ này? -Gv treo bảng phụ có các câu thơ mục I.2 SGK. Lệnh hs đọc và chú ý các từ in đậm. r Trong ví dụ (a) các từ xuân có nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? r Hiện tượng chuyển nghĩa trên được thực hiện theo phương thức nào? r Trong ví dụ (b) từ tay có nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? r Hiện tượng chuyển nghĩa được thực hiện theo phương thức nào? rNguyên nhân của sự phát triển nghĩa của từ vựng? Các phương thức phát triển nghĩa ? -HS đọc. -Kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). -Ngày nay không dùng như thế mà có nghĩa là hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất. -Chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp. -HS đọc. a.Xuân (1) một mùa trong năm (nghĩa gốc); xuân (2) tuổi trẻ (nghĩa chuyển). -Phương thức ẩn du.ï b.Tay (1) bộ phận của cơ thể (nghĩa gốc); tay (2) người giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển). -Phương thức hoán dụ (bộ phận-toàn thể). -Cá nhân trả lời Hoạt động 3:(22p) LUYỆN TẬP II.Luyện tập: Bài tập1: a.Nghĩa gốc: một bộ phận của cơ thể người. b.Nghĩa chuyển: một vị trí trong đội tuyển (p.thức hoán dụ) c.Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng (p.thức ẩn dụ). d.Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của mây (p.thức ẩn dụ). Bài tập2: Từ trà dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ) là sản phẩm từ thực vật, được chế biến từ dạng khô, dùng để pha nước uống. Bài tập 3: Đồng hồ là nghĩa chuyển (ẩn dụ) chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. Bài tập 4: a.Hội chứng: -Nghĩa gốc là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. -Nghĩa chuyển: ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế… b.Ngân hàng: -Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế trong hoạt động kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng… -Nghĩa chuyển: ví dụ: Ngân hàng máu, ngân hàng gien, ngân hàng đề thi… c.Sốt: -Nghĩa gốc: Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. -Nghĩa chuyển: ví dụ: Cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử. d.Vua: -Nghĩa gốc: Người đứng đầu nhà nước quân chủ. -Nghĩa chuyển: Vua dầu hỏa, vua bóng đá, vua nhạc rốc… Bài tập 5: Mặt trời (2) ẩn dụ. Không phải nghĩa chuyển vì nó chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới. -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. -Nhận xét sửa chữa, kết luận. -Thực hiện như bài 1 -Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. -Nhận xét sửa chữa, kết luận. -Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. -Gv hướng dẫn hs thực hiện ở nhà. -Gọi HS đọc BT5, xác định yêu cầu. -Cho hs thực hiện cá nhân. -Gọi hs khác nhận xét. -Nhận xét sửa chữa, kết luận. -Đọc -Thực hiện cá nhân. -Gọi hs khác nhận xét . -Đọc -Hs thực hiện cá nhân. - Hs khác nhận xét. -Cá nhân thực hiện Hoạt động 4 (2p) CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gọi HS đọc ghi nhớ. - Nhắc lại kiến thức đã học? - Tìm khoảng 3 từ có hiện tượng từ chuyển nghĩa. -Về nhà nhớ học kĩ bài. F Chuẩn bị: Sự phát triể của từ vựng (tt) & Soạn bài : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh -Đọc văn bản -Tóm tắt văn bản -Tìm bố cục và nêu nội dung chính của từng phần. -So sánh tùy bút và các thể truyện. -Thực trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. -HS đọc. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân tìm từng từ. -Soạn bài ở nhà

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc