I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức:
Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.
Kỹ năng:
Biết chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
Thái độ:
Có ý thức vận dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong làm văn tự sự.
II.CHUẨN BỊ:
Thầy : Tham khảo SGK , SGV , Soạn giáo án , bảng phụ , ngữ liệu
Trò : Đọc kĩ bài mới , trả lời các câu hỏi SGK
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 19- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Dẫn Trực Tiếp, Lời Dẫn Gián Tiếp
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
j Kiến thức:
Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.
k Kỹ năng:
Biết chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
l Thái độ:
Có ý thức vận dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong làm văn tự sự.
II.CHUẨN BỊ:
j Thầy : Tham khảo SGK , SGV , Soạn giáo án , bảng phụ , ngữ liệu
k Trò : Đọc kĩ bài mới , trả lời các câu hỏi SGK
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động 1:(5p)
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài mới
-
Kiểm tra sĩ số
rNêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?
r Phân tích cách dùng từ ngữ xưng hô của tác giả trong câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
- Kiểm tra tập bài soạn
rKhi dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật, ta thường dùng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.Vậy thế nào là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp ? tiết học hôm nay sẽ giúp ta thấy rõ.
- Ghi tựa bài mới lên bảng .
-Lớp trưởng báo cáo.
-Cá nhân trả lời
-Để tập bài soạn lên bàn
-Nghe
-Ghi tựa bài vào tập
Hoạt động 2:(16p)
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
j Cách dẫn trực tiếp:
Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
k Cách dẫn gián tiếp:
Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điềui chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
-Treo bảng phụ có ngữ liệu mục I SGK và yêu cầu hs đọc ví dụ a và b.
rTrong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ?
rNó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
rTrong doạn trích (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
rNó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
r Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ?
rNếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
* Những bộ phận trong 2 ví dụ trên chính là lời dẫn trực tiếp .
rEm hãy cho biết thế nào là dẫn trực tiếp?
Chuyển ý sang cách dẫn gián tiếp.
Treo bảng phụ có ngữ liệu mục II SGK và yêu cầu hs đọc ví dụ a và b.
rTrong doạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
r Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không ?
r Trong doạn trích (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
rGiữa phần in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ nào?
rCó thể đặt từ rằng hoặc từ là trước phần in đậm trong ví dụ (a) không?
* Những phần in đậm trên chính là lời dẫn gián tiếp .
r Vậy thế nào là dẫn gián tiếp?
* Để giúp các em hiểu rõ hơn cũng như nhận dạng từng lời dẫn, các em sẽ làm một số bài tập .
-HS đọc.
- Là lời nói của nhân vật .
-Ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép.
- Là ý nghĩ của nhân vật .
-Ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép.
- Có thể được, khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
-Nghe.
-Cá nhân trả lời
-HS đọc.
- Là lời nói của nhân vật .
-Không có dấu gì cả .
- Là ý nghĩ.
-Có từ rằng. Có thể thay bằng từ là.
-Có thể được được.
-Nghe.
-Cá nhân trả lời
Hoạt động 3:(20p)
LUYỆN TẬP
II.Luyện tập:
Bài tập1:
a. Lời dẫn “A! lão già . . . này à?” là lời nói: cách dẫn trực tiếp.
b.Lời dẫn “cái vườn là . . . còn rẻ cả” là ý nghĩ - cách dẫn trực tiếp.
Bài tập 2:
a/ *Cách dẫn trực tiếp:
Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ chủ tịch nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
*Cách dẫn gián tiếp:
Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài tập3:
…Vũ Nương cũng đưa gởi một chiếc hoa vàng và dặn Phan về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa. . . trở về.
-Gọi HS đọc BT1, hướng dẫn xác định yêu cầu.
rEm hãy tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
-Nhận xét, kết luận.
-Gọi HS đọc BT2.
rEm hãy viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến đã cho theo hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu.
-Gọi cá nhân thực hiện.
-Gv nhận xét.
-Cá nhân thực hiện
-Cá nhân viết
-Trình bày
-Cá nhân thực hiện
Hoạt động 4:(4p)
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
r Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp có những đặc điểm nào khác nhau ?
rPhân biệt lời dẫn trự tiếp và lời dẫn gián tiếp ?
-Về nhà nhớ học kĩ bài.
F Chuẩn bị :
Sự phát triển của từ vựng
& Soạn bài :
Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự- -Đọc kĩ phần tìm hiểu bài .
-Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự?
-Các bước thực hiện tóm tắt tác phẩm tự sự ?
-Sự cần thiết phải tóm tắt tác phẩm tự sự ?
-Đọc lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương
-HS đọc.
- Dựa vào bài học phân biệt đối chiếu so sánh .
-Soạn bài ở nhà
File đính kèm:
- tiet 19.doc