Giáo án Ngữ văn tiết 18- Xưng hô trong hội thoại

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

-Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

-Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

Kỹ năng:

Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

Thái độ:

-Tự hào về sự phong phú và khả năng biểu đạt linh hoạt của tiếng Việt.

- Có ý thức vận dụng tốt, hợp lí cách xưng hô trong giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ:

Thầy: Soạn giáo án , tham khảo SGK , SGV , bảng phụ ,

Trò: Xem kĩ bài mới , trả lời các câu hỏi phần gợi ý SGK

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 18- Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: -Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. -Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. k Kỹ năng: Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô. l Thái độ: -Tự hào về sự phong phú và khả năng biểu đạt linh hoạt của tiếng Việt. - Có ý thức vận dụng tốt, hợp lí cách xưng hô trong giao tiếp. II.CHUẨN BỊ: j Thầy: Soạn giáo án , tham khảo SGK , SGV , bảng phụ , k Trò: Xem kĩ bài mới , trả lời các câu hỏi phần gợi ý SGK III . TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1:(5p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số r Giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp quan hệ với nhau như thế nào ? Cho ví dụ. r Những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại thường bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Cho ví dụ. -Kiểm tra bài soạn, nhận xét cho điểm. Để cuộc giao tiếp đạt kết quả tốt thì người nói phải nắm vững các phương châm hội thoại nhưng bên cạnh đó phải biết sử dụng từ ngữ xưng hô để biểu thị tình cảm của người nói.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó qua bài “Xưng hô trong hội thoại”. - Ghi tựa bài mới lên bảng . -Lớp trưởng báo cáo -Cá nhân trình bày -Để tập bài soạn lên bàn -Nghe -Ghi tựa bài vào tập Hoạt động 2:(13p) HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô: -Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. -Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. rTrong tiếng Việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? rCách sử dụng chúng ra sao? -Yêu cầu hs đọc hai đoạn trích mục I.2 sgk. r Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên. rPhân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt qua hai đoạn trích? r Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? r Và khi sử dụng từ xung hô người nói cần phải căn cứ điều gì? * Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về việc xưng hô trong hội thoại, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập. -Các từ ngữ xưng hô +Xưng: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao… +Hô: mày, mi, chúng mày… -Cách sử dụng +Suồng sã: mày, tao… +Thân mật: Anh, chị, em… +Trang trọng: Quí ông, quí cô, quí vị… -HS đọc. -Đoạn 1: ta - chú mày em - anh -Đoạn 2 : tôi - anh -Phân tích + em-anh; ta-chú mày (xưng hô khác nhau: kẻ yếu, thấp hèn đang nhờ vả kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch). + tôi-anh (xưng hô bình đẳng). *Giải thích: Vì tình huống giao tiếp thay đổi, những lời trăn trối như là một người bạn. -Cá nhân trả lời -Vào tình huống giao tiếp - Học sinh lắng nghe . Hoạt động 3 (23p) LUYỆN TẬP j Lời mời “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”: có sự nhầm lẫn: Vì: Là người Châu Âu mới học thạo tiếng Việt. -Chúng ta: chỉ cả người nói và người nghe. -> Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe. k Việc dùng từ trên nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Đó còn là sự khiêm tốn của tác giả. l Cậu bé gọi mẹ theo cách thông thường -Xưng hô với sứ giả thì dùng từ ta-ông là khác thường, mang màu sắc truyền thuyết. m Vị tướng là người “tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thầy giáo cũ của mình là thầy - con. -Người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là “ngài”. F Qua cách xưng hô của hai người ta thấy cả hai thầy trò đều đối nhân xử thế rất thấu tình đạt lí chúng ta cần noi theo. n Trước 1945, đất nước ta còn là một đất nước phong kiến. Người đứng đầu là vua. Vua không xưng với dân là tôi mà xưng trẫm. Bác xưng tôi như thế tạo cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói. o Là lời xưng hô của kẻ có quyền lực (cai lệ) thể hiện sự trịch thượng, hống hách và một người dân bị áp bức (chị Dậu) -Ban đầu hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu-ông), -Sau đó thay đổi hoàn toàn (tôi-ông; bà-mày). r Sự thay đổi ấy thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một người bị dồn đến bước đường cùng. - Yêu cầu hs đọc BT và xác định y/c r Hãy cho biết sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? rVì sao có sự nhầm lẫn đó? Nhận xét, bổ sung , kết luận. -Gọi HS đọc BT2,hướng dẫn xác định yêu cầu. -Cá nhân thực hiện. -Gv nhận xét, kết luận -Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. r Tìm cách xưng hô trong đoạn văn. r Mục đích của việc diễn đạt trên là gì? -Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. r Xác định lời xưng hô trong đoạn trích. rCó nhận xét gì về lời xưng hô của các nhân vật trong đoạn trích? -Gọi hs đọc yêu cầu BT5,6. -Hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. - Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời -Thực hiện như bài 1 -Làm theo bàn -Làm theo bàn -Làm theo cặp -Làm theo cặp Hoạt động 4:(4p) CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gọi HS đọc ghi nhớ. r Qua các bài tập trên, em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt ? - Về nhà nhớ học kĩ bài và xem lại các BT . F Chuẩn bị : Sự phát triển của từ vựng & Soạn bài : “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sgk. -HS đọc. - Mỗi từ ngữ xưng hô đều mang sắc thái khác nhau, vì vậy lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong giao tiếp . -Học sinh lắng nghe . - Nghe , ghi vào tập bài soạn. -Soạn bài ở nhà

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc
Giáo án liên quan