I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng: Thuật ngữ, biệt ngữ xã
hội; Trau dồi vốn từ; Từ tượng thanh, từ tượng hình.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về từ vựng khi giao tiếp, đọc - hiểu văn
bản và tạo lập văn bản.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ Tổng hợp vấn đề.
- Nhận diện, nắm vững kiến thức đã học về: Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội; trau
dồi vốn từ; từ tượng thanh, từ tượng hình.
- Biết sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ đồng âm? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh họa?
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
3. Bài mới:
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Về từ vựng ở lớp 9 chúng ta đã học những nội dung kiến thức nào?
22 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123
Ngày dạy: 02/11/2020
Tiết 41
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI; TỪ TƯỢNG THANH,
TỪ TƯỢNG HÌNH)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng: Thuật ngữ, biệt ngữ xã
hội; Trau dồi vốn từ; Từ tượng thanh, từ tượng hình.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về từ vựng khi giao tiếp, đọc - hiểu văn
bản và tạo lập văn bản.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ Tổng hợp vấn đề.
- Nhận diện, nắm vững kiến thức đã học về: Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội; trau
dồi vốn từ; từ tượng thanh, từ tượng hình.
- Biết sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ đồng âm? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh họa?
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
3. Bài mới:
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Về từ vựng ở lớp 9 chúng ta đã học những nội dung kiến thức nào?
124
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
- Hs trao đổi nhóm đôi 2’
H’: Thuật ngữ là gì? Lấy ví dụ về thuật
ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ?
H’: Thế nào là biệt ngữ xã hội?
H’: Nêu một số biệt ngữ trong tầng lớp
HS, SV.
- TLN, ghi kết quả trên bảng nhóm.
- VD: Gậy = điểm 1, ngỗng = điểm 2
- HS đặt câu các ví dụ vừa tìm.
- HS trao đổi nhóm bàn phần lí thuyết
2’.
H’: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng
hình? Lấy ví dụ? Tác dụng của từ tượng
hình và từ tượng thanh?
- GV: Do có tính biểu cảm cao nên từ
tượng thanh, từ tượng hình ít dùng
trong các văn bản khoa học, chỉ dùng
chủ yếu trong văn miêu tả - tự sự.
H’: Nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm nháp, trả lời miệng,
H’: Xác định từ tượng hình?
- Cá nhân
H’: Nêu giá trị sử dụng của chúng trong
XIII. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1. Lý thuyết
* Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái
niệm khoa học, công nghệ và thường
dùng trong các văn bản khoa học, công
nghệ.
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái
niệm và ngược lại một khái niệm chỉ biểu
thị một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Biệt ngữ xã hội chỉ dược dùng trong
một tầng lớp XH nhất định.
2. Bài tập
- Biệt ngữ của HS: gậy, ngỗng, ghi đông,
cọc trâu, học tủ, học gạo, phao, quay
phim,
- Người buôn bán: vào cầu, sập tiệm,
trúng quả,..
XV. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
1. Lý thuyết
a. Từ tượng thanh: là những từ mô tả
âm thanh tự nhiên, của con người.
Ví dụ: ầm ầm, ào ào, róc rách...
b. Từ tượng hình: là những từ có khả
năng gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái
của người, sự vật.
Ví dụ: rón rén, hì hục...
-> gợi ra cách làm việc, dáng đi.
* Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh
sinh động, tính biểu cảm cao.
2. Bài tập
* Bài 2: Tìm những tên loài vật là từ
tượng thanh.
- tắc kè, chèo bẻo, tu hú, bìm bịp...
* Bài 3: Xác định từ tượng hình.
- Những từ tượng hình: lốm đốm, loáng
thoáng, lê thê, lồ lộ.
-> Tác dụng: mô tả hình ảnh đám mây
125
đoạn trích.
- Nhóm đôi 2’
- GV khái quát, củng cố.
một cách cụ thể, sống động.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
Đã thực hiện lồng ghép trong HĐ 2.
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Tìm 5 từ tượng thanh, 5 từ tượng hình và đặt câu với mồi từ tìm được?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Viết đoạn văn 15 đến 20 dòng miêu tả cảnh sân trường vào buổi sáng trước
giờ truy bài (Trong đoc có sử dụng ít nhất 3 từ tượng hình và 3 từ tượng thanh)?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học các khái niệm, nắm vững các kiến thức đã học, đã ôn tập về từ vựng
tiếng Việt
* Chuẩn bị bài: Đồng chí (2 tiết)
- Tìm hiểu những nét chính về tác giả, văn bản? Bố cục văn bản?
- Tình đ/c dựa trên những cơ sở nào?
_______________________________________________
Ngày dạy:04/11/2020
Tiết 42
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ
dựa trên việc khắc họa về cơ sở của tình đ.c.
- Thấy được thành công xuất sắc về đề tài người lính và tình đồng chí đồng đội
cao cả thiêng liêng.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, cảm thông với những khó khăn của người lính.
- Yêu mến, tự hào về người lính cụ hồ.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và
giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
126
- Năng lực văn học:
+ Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc -
hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về
hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý
nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn
bản (cái đẹp, cái cao cả).
+ Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của
chúng trong việc thể hiện nội dung.
+ Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm
văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc.
+ Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người lính; vận dụng những điều đã
học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
+ Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ
thuật của chúng trong bài thơ.
- Năng lực thẩm mĩ:
+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính dựa trên cơ sở
của tình đồng chí.
+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện
phong cách sống theo gương ngưới lính cụ Hồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
- Cho HS nghe bài hát Đồng chí.
? Em cảm nhận được những gì từ bài hát? Bài hát này gợi em nhớ tới bài
thơ nào trong dòng văn học nước nhà giai đoạn 1945 - 1954?
GV: Văn học Việt Nam từ sau năm 1945 đã phản ánh trung thực cuộc kháng
chiến chống Pháp của dân tộc ta. Hình ảnh người chiến sĩ với tình đồng chí đồng đội
đã trở thành một đề tài mới trong văn học thời kì này mà Chính Hữu là một trong
những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc đó là
bài thơ: “Đồng chí”.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV chiếu chân dung nhà thơ và tập đầu
súng trăng treo.
H': Em hãy nêu vài nét khái quát về tác
giả?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Chính Hữu (1926 - 2007).
- Là nhà thơ chiến sĩ. Đề tài chủ yếu là
127
- Thơ của ông không nhiều nhưng cảm
xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh chọn
lọc, hàm xúc về tình cảm cao đẹp của
người lính, như tình đồng chí, đồng đội,
quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và
hậu phương.
H': Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của
bài thơ?
- Sau chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông
1947) Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí
vào đầu 1948 tại nơi ông phải nằm điều
trị bệnh -> bài thơ thể hiện tình cảm tha
thiết sâu sắc của tác giả với những người
đồng chí, đồng đội của mình
- GV hướng dẫn: Đọc chậm rãi, tình
cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần
chân, cách đối xứng, câu thơ đồng chí
đọc với giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ, câu
thơ cuối đọc với giọng ngâm nga.
- GV đọc - 2HS đọc.
- Nhận xét cách đọc?
H': Theo em cách đặt nhan đề của tác
giả có gì đặc biệt?
- Đặc biệt ở chỗ tên bài thơ thật giản dị,
chân thật, mộc mạc như đời thường.
H': Em hãy cho biết cảm hứng chủ đạo
của bài thơ là gì?
- Nhóm đôi 2’
-> Cảm hứng về tình đồng chí, đồng đội
của những người lính trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
H': Nguồn cảm xúc đó được triển khai
theo mạch cảm xúc như thế nào? Những
câu thơ nào tương ứng với mạch cảm
xúc đó?
(GV lưu ý HS về vị trí, vai trò câu thứ 7
trong bài)
người lính, chiến tranh.
- Thơ ông giàu h/a, cảm xúc dồn nén,
ngôn ngữ cô đọng hàm súc.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về VHNT năm 2000.
b. Văn bản
- Viết 1948 tại chiến khu Việt Bắc.
- Là tác phẩm tiêu biểu nhất về người
lính cách mạng của văn học thời kì
kháng chiến chống TDP.
- In trong tập “Đầu súng trăng treo”
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích: Lồng ghép phân tích
3. Bố cục: 3 đoạn.
- 7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
- 10 câu tiếp theo: Biểu hiện của tình
đồng chí.
- 3 câu cuối: Vẻ đẹp của tình đồng chí.
128
H': Phương thức biểu đạt của văn bản?
H': Bài thơ thuộc thể thơ nào? Em hiểu
gì về thể thơ ấy?
(Thể thơ tự do, các câu thơ với số tiếng
khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp
thơ không cố định, theo dòng mạch cảm
xúc)
- HS đọc đoạn 1.
- HS quan sát tranh (máy chiếu)
- GV đọc và chiếu 2 câu thơ đầu
H': Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu
với chúng ta điều gì?
- Hoàn cảnh xuất thân
H': Hình ảnh “Nước mặn, đồng chua,
đất cày lên sỏi đá” gợi cho người đọc
liên tưởng đến điều gì về quê hương của
những người lính? (miền quê nào?)
- nước mặn, đồng chua -> Gợi liên
tưởng đến những vùng chiêm trũng ven
biển.
- đất cày lên sỏi đá -> gợi liên tưởng đến
những vùng trung du đất cằn cỗi, bạc
màu, cày cấy khó khăn của miền rừng
núi.
-> Đó là những làng quê nghèo khó ở
Việt Nam.
H': Em có nhận xét gì về hình ảnh, cấu
trúc của hai câu thơ?
H': Qua hai câu thơ đầu em hiểu gì về
quê hương và hoàn cảnh xuất thân của
những người lính?
- Đến từ các miền quê khác nhau, tương
đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
Là những người nd nghèo.
- GV liên hệ Văn tế nghĩa sĩ...
- HS đọc 2 câu tiếp
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
H': Hai câu thơ tiếp, nhà thơ tiếp tục để
bạn đọc biết về điều gì?
4. Phương thức biểu đạt
- TS, MT, BC (BC là chính).
5. Thể thơ: Tự do
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cơ sở của tình đồng chí
* Hoàn cảnh xuất thân
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá...
-> NT: Hình ảnh tượng trưng, cấu trúc
sóng đôi, lời thơ bình dị, hình ảnh thơ
chân thực mộc mạc, tự nhiên, từ ngữ gợi
tả, thành ngữ.
=> Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sự
tương đồng về cảnh ngộ (cơ sở giai cấp)
129
- Cuộc gặp gỡ tình cờ: Xa lạ - quen nhau
H': Họ chẳng hẹn nhau mà trở nên thân
quen nhau, nhờ đâu?
- Chiến tranh. Năm 1947, TDP tấn công
lên Việt Bắc nhằm phá vỡ cơ quan đầu
não kháng chiến của ta. Nhưng kết quả
với 3 gọng kìm ta đã bẻ gẫy từng mũi
tấn công của chúng.
- Nghe tiếng gọi quê hương, họ từ những
người nông dân lam lũ chân lấm tay
bùn, quen tay cày tay cuốc đã lên đường
chiến đầu chống TDP xâm lược.
H': Hình ảnh những người lính được
miêu tả qua hình ảnh thơ nào.
H': Em hiểu “đôi tri kỉ” là như thế nào?
- Tri kỉ: biết mình, “đôi tri kỉ” đôi bạn
thân thiết.
H': Lời thơ “Súng bên súng đầu sát bên
đầu” Súng và đầu gợi cho em sự liên
tưởng nào?
+ Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến
đấu. "Đầu" biểu tượng cho lí tưởng, suy
nghĩ.
H': Hình ảnh thơ ở đây có gì đặc sắc về
nghệ thuật?
- Nhóm đôi 3’
- HS trình bày -> NX, bổ sung
- GV NX, chiếu kết quả
H': Tình đồng chí của những người lính
ngoài hoàn cảnh xuất thân giống nhau họ
còn giống nhau ở điểm nào khác nữa?
H': Cụm từ "đêm rét chung chăn" gợi
cho em cảm nhận gì về những người
lính?
- Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền
chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi
gian lao cũng như niềm vui.
GV: Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên:
Đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải
"chung chăn", nhưng chính sự chung
chăn ấy, sự gian khổ ấy đã trở thành
niềm vui, thắt chặt tình cảm đồng đội để
trở thành "đôi tri kỉ"
- Nhà thơ hạ xuống dòng thơ đặc biệt
với 2 tiếng "Đồng chí".
* Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
-> NT: Hình ảnh ẩn dụ, tả thực, có ý
nghĩa tượng trưng. Cấu trúc đối xứng,
hình ảnh thơ giản dị, gợi cảm. Điệp từ
(súng, đầu, bên) tạo âm điệu khỏe
khoắn.
=> Cùng chung nhiệm vụ, mục đích, lí
tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ
chiến đấu.
Đồng chí!
130
- TLN, sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn: ? Em hiểu từ đồng chí có nghĩa là
gì? Nhận xét về cấu trúc câu thơ? Câu
thơ này có vai trò gì? Tại sao tác giả lại
ngắt 2 từ này thành một câu thơ thứ 7
(3p)
- GV chiếu nội dung -> phân tích
+ Đồng chí: Người cùng chí hướng, lí
tưởng, cùng một cơ quan, tổ chức.
+ Vai trò: Nhan đề bài thơ
Chủ đề, linh hồn của bài
Khẳng định sự kết tinh tình
cảm giữa những người lính.
+ Cấu trúc: Ngắn gọn, nhịp đột ngột, kết
thúc bằng dấu chấm cảm. Câu đặc biệt.
-> Bản lề nối giữa hai đoạn thơ.
H': Câu thơ thứ 7 khẳng định điều gì?
- GVMR: Câu thơ như cái bản lề nối 2
đoạn thơ, khép mở 2 ý cơ bản: cơ sở của
tình đồng chí, biểu hiện của tình đồng
chí, thể hiện sự dồn nén, chất chứa, bật
ra tiếng gọi thiêng liêng, cảm động,
khẳng định và ngợi ca một tình cảm mới
mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền
thống.
H': Đoạn thơ vừa phân tích giúp ta hiểu,
tình đồng chí dựa trên những cơ sở nào?
GV: Đó chính là những cơ sở tạo nên
tình đồng chí. Vậy tình đồng chí có
những biểu hiện cụ thể nào tiết 2 chúng
ta sẽ tìm hiểu
-> Cấu trúc ngắn gọn, nhịp đột ngột, kết
thúc bằng dấu chấm cảm, câu đặc biệt.
(Bản lề khép mở giữa hai đoạn thơ)
=> Tình đồng chí là sự kết tinh, biểu
hiện cao độ của tình bạn, tình người
thiêng liêng cao đẹp.
* Tiểu kết
- Cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lí
tưởng, cùng nhiệm vụ chiến đấu vì độc
lập tự do của tổ quốc là cơ sở tạo nên
tình đồng chí cao đẹp của những người
lính.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
- Tình đ/c của những người lính dựa trên những cơ sở nào? Câu thơ nào thể
hiện điều đó?
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Em hiểu tình đ/c là gì?
=> Tình đồng chí là sự kết tinh, biểu hiện cao độ của tình bạn, tình người
thiêng liêng cao đẹp.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Viết đoạn văn 7 đến 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình đ/c?
131
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
Soạn tiếp phần còn lại của bài:
- Biểu hiện của tình đồng chí được tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ:
(Chi tiết, hình ảnh, phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó)
- Vẻ đẹp của tình đồng chí: Phân tích vẻ đẹp người lính trong 3 câu cuối bài
- Nhận xét về hình ảnh ngôn ngữ trong thơ.
- Học thuộc bài thơ.
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
Ngày dạy: 06/11/2020
Tiết 43
ĐỒNG CHÍ - Tiết 2
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ
qua những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
- Vẻ đẹp lãng mạn người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
của tình đ.c.
- Thấy được thành công xuất sắc về đề tài người lính và tình đồng chí đồng đội
cao cả thiêng liêng.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, cảm thông với những khó khăn của người lính.
- Yêu mến, tự hào về người lính cụ hồ.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và
giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc -
hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về
hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý
nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn
bản (cái đẹp, cái cao cả).
+ Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của
chúng trong việc thể hiện nội dung.
132
+ Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm
văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc.
+ Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người lính; vận dụng những điều đã
học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
+ Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ
thuật của chúng trong bài thơ.
- Năng lực thẩm mĩ:
+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính dựa trên cơ sở
của tình đồng chí.
+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện
phong cách sống theo gương ngưới lính cụ Hồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc bài, học thuộc lòng bài thơ, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở
tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Trình bày quan điểm của em về tình đ/c
- HS trình bày (3HS)
- GV: Vậy biểu hiện của tình đồng chí và vẻ đẹp của tình đồng chí đc tg thể
hiện như thế nào trong bài thơ chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp ND bài học để từ đó
thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của những người lính trong thời kì kháng chiến
chống Pháp.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Chiếu hình ảnh minh họa.
H': Những hình ảnh trên đã giới thiệu về
cảnh gì và nó minh họa cho những câu
thơ nào trong bài?
H': Những người lính đang tâm sự với
nhau những gì?
H': “Ruộng nương, gian nhà, giếng
nước” có mối quan hệ như thế nào với
người nông dân?
- Quan hệ chặt chẽ, thân thiết, gắn bó với
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Cơ sở của tình đồng chí.
2. Biểu hiện của tình đồng chí
Ruộng nương... gửi bạn
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa, người thân...
133
cuộc sống của người nông dân.
H': Phải là những người như thế nào họ
mới dốc bầu tâm sự những điều thầm kín
như thế?
H': Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay” từ “mặc kệ” gợi cho em suy
nghĩ gì.
-> Tư tưởng dứt khoát ra đi cứu nước của
người lính.
H': Em thấy ngôn ngữ kể ở 3 câu thơ này
có điểm gì hay?
H': Với hình ảnh rất giản dị đó đã làm nổi
bật tinh thần nào của người lính
H': Bạn Tiến lớp mình cho rằng những
người lính ấy đang vô tình, thiếu trách
nhiệm với gia đình, quê hương. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (TL
cặp 1p)
- GVPT-LH:
+ Năm 1947 Pháp tấn công lên căn cứ
Việt Bắc, nhằm phá vỡ cơ quan đầu não
kháng chiến của ta. Nghe theo tiếng gọi
của non sông đất nước, những người nông
dân xưa nay chỉ quen với việc cuốc, việc
cày, việc bừa, việc cấy ấy vậy mà họ
quyết tâm dứt khoát ra đi đánh giặc. Bỏ
lại sau lưng nơi làng quê yêu dấu người
mẹ già vợ trẻ, con thơ, một gian nhà
nghèo khó đang cần bàn tay che chắn của
người đàn ông.
+ Vì nhiệm vụ thiêng liêng cao cả, họ đã
hi sinh tình cảm riêng tư đặt nhiệm vụ của
Tổ quốc lên trên.
H': Vậy, họ - những người lính đang chia
sẻ với nhau nỗi niềm gì?
- HS đọc 7 câu tiếp.
- GV: Chiếu các câu thơ và hình ảnh
H': Những câu thơ và hình ảnh này đã
cho ta biết điều gì?
- Cuộc sống của người lính nơi quân ngũ.
H': Những người lính đang phải đối mặt
với những khó khăn nào nơi quân ngũ?
+ Bệnh tật: Đặc biệt với những trận sốt
rét rừng, những người lính ở những nơi
-> Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, gợi
tả.
-> Tinh thần, ý chí quyết tâm dứt khoát
ra đi đánh giặc.
=> Chia sẻ nỗi niềm nhớ quê hương và
ý chí quyết tâm hi sinh vì Tổ quốc.
...ớn lạnh....sốt run người...
Áo rách...quần vá....không giầy
Miệng cười buốt giá....
134
rừng thiêng nước độc, cuộc sống của họ
là màn trời chiếu đất. Bệnh đến với bất cứ
ai, nguy hiểm và để lại nhiều di chứng.
+ Thiếu thốn: Giúp các anh thương yêu
nhau hơn. (Áo rách, quần vá, chân không
giầy)
H': Hình ảnh thơ, cấu trúc các câu thơ
này có gì đặc biệt
H': Họ làm thế nào để vượt qua khó
khăn, gian khổ?
+ Tinh thần lạc quan: Dù khó khăn gian
khổ, thiếu thốn, dù rát buốt nhưng họ vẫn
luôn nở nụ cười lạc quan, tin tưởng vào
sự nghiệp cách mạng.
+ Tình yêu thương của đồng đội
“Thương nhau tay nắm bàn tay”
H': Em hiểu câu thơ này ntn?
- GV: Câu thơ kết tinh của tình người,
tình đồng chí, họ cùng động viên nhau
cùng vượt qua khó khăn gian khổ
H': 7 Câu thơ này đã khẳng định điều gì?
- Liên hệ: Nhờ sức mạnh của tinh thần
đoàn kết, đồng cam cộng khổ của tình
đồng đội họ đã dìm tàu Pháp ở sông Lô,
thắng giặc ở chợ Đồn, chợ Rã.
H': Khái quát lại tình đồng chí được biểu
hiện như thế nào?
+ Chia sẻ nỗi niềm nhớ quê hương
+ Đồng cam cộng khổ, lạc quan
+ Tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn.
+ Sát cánh bên nhau bất chấp những gian
khổ thiếu thốn (KL ở mục 3)
- GV chiếu hình ảnh - HS quan sát tranh
H': Bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào
trong bài thơ?
- HS đọc 3 câu thơ cuối
H': Đoạn thơ trên đã thể hiện một hiện
thực nào? Em hãy diễn xuôi cho cô bằng
lời văn kể, tả lại đoạn này.
- Những người lính đứng gác trong một
đêm sương muối, họ đang sát cánh bên
nhau chủ động chời giặc tới, bất giác họ
ngước mắt nhìn lên bầu trời, người lính
-> NT: Cấu trúc thơ sóng đôi, hình ảnh
thơ chân thực.
-> Những người lính đồng cam cộng
khổ, lạc quan.
=> Tinh thần đoàn kết, tình cảm gắn bó
keo sơn của những người lính.
3. Vẻ đẹp của tình đồng chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
135
bắt gặp hình ảnh trăng đang treo trên đầu
mũi súng.
H': Câu thơ cuối bài gợi cho em những
liên tưởng nào? Ý nghĩa biểu tượng của
những h/a đó là gì?
- TLN 4 kĩ thuật khăn trải bàn 3’
- Trăng, súng, người lính
+ Hình ảnh biểu tượng: Súng là hình ảnh
của chiến tranh, Trăng biểu tượng của
bình yên hạnh phúc. Hai hình ảnh đối lập
đứng cạnh nhau. Người lính cầm súng
chiến đấu bảo vệ cho hòa bình, để bầu
trời mãi có ánh trăng soi.
+ Hình ảnh lãng mạn:
Đầu súng trăng treo
Tâm hồn của người lính cảm nhận được
vẻ đẹp của thiên nhiên. Vầng trăng ở lưng
trời như đang treo trên đầu súng.
H': Em thấy nghệ thuật ở 3 câu thơ này
có gì độc đáo.
H': Câu thơ đó gợi cho em suy nghĩ gì về
tinh thần của người lính.
H': Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về
người lính trong thời kì kháng chiến
chống Pháp?
- Phát phiếu điền quả: TLN
H': Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài
thơ.
H': Qua bài thơ em có cảm nhận gì về
hình ảnh người lính cách mạng trong cuộc
kháng chiến chống Pháp?
H': Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
-> NT: Bút pháp tả thực kết hợp với
lãng mạn, liên tưởng, hình ảnh thơ đẹp
=> Những người lính luôn sát cánh bên
nhau bất chấp gian khổ thiếu thốn, luôn
chủ động, sẵn sàng chiến đấu
* Người lính thời kháng chiến chống
Pháp có vẻ đẹp bình dị: chất chiến sĩ và
chất thi sĩ hoà hợp trong tâm hồn -> Bức
chân dung tỏa sáng của người lính cụ Hồ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất
dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với
lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp,
mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ
đội thời kháng chiến chống Pháp và
tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
3. Ý nghĩa
- Ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp
giữa những người chiến sĩ trong thời kì
đầ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_m.pdf