Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức. Giúp HS

 - Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

 - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

 - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

 2. Kĩ năng

 - Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp.

 - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.

 3. Thái độ

 Có ý thức vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận.

 4. Định hướng năng lực

 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

 b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Bảng phụ

 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk. Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ? Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /01/2020 Tiết 99 Bài 18 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp. - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận. 3. Thái độ Có ý thức vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk. Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ? Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ? III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Hái hoa điểm mười. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc văn bản Trang phục H. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ? Văn bản nêu ra vấn đề gì ? H. Đoạn mở đầu tác giả nêu lên dẫn chứng nào về ăn mặc ? H. Thông qua các dẫn chứng trên tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì ? - GV: Sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ ấy trông chướng mắt, vì trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề. H. Hai luận điểm chính trong văn bản này là gì ? Tìm dẫn chứng làm rõ các luận điểm đó ? Qua đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì ? - HS HĐ cá nhân 2 phút -> Thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV KL trên bảng phụ. H. Thế nào là “y phục xứng kì đức” ? H. Vì sao không ai làm cái điều phi lí như tác giả đã nêu ra ? - GV: Tác giả phân tích tình huống giả định để cho thấy có 1 sự ràng buộc vô hình ở bên trong: “không ai mặc quần áo chỉnh tề mà đi chân đất” hoặc “không ai đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt”. Không ai làm như thế là do họ bị ràng buộc bởi 1 quy tắc trong trang phục. H. Việc không ai làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người ? - “Quy tắc ngầm của văn hóa” chi phối cách ăn mặc của con người: Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường (Ăn cho mình mặc cho người, y phục xứng kì đức) H. Để làm rõ hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào ? - Nêu giả thiết, giải thích, chứng minh -> dẫn chứng-> nhận xét: ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. H. Em hiểu thế nào là phép phân tích ? H. Tác giả đã dùng những biện pháp nào trong quá trình phân tích ? - Vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. H. “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình và xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ? - Là câu tổng hợp các ý đã phân tích. H. Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ? H. Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản ? H. Em hiểu thế nào là phép tổng hợp ? H. Phép phân tích, tổng hợp có vai trò gì trong văn bản “Trang phục” ? - HSHĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. - GVKL H. Để làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng, người ta thường dùng phép lập luận nào ? H. Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk * Lưu ý: Tuy 2 phép lập luận này đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới tổng hợp được. I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp 1. Ví dụ Văn bản: Trang phục - Văn bản nghị luận - Vấn đề văn hoá trong trang phục * Đoạn mở đầu - Không ai ăn mặc chỉnh tề... mọi người. - Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giày, tất... trong trang phục của con người. -> Vấn đề: ăn mặc chỉnh tề. * Hai luận điểm chính - Luận điểm 1: “Ăn cho mình, mặc cho người” có lẽ nhiều phần đúng. + Cô gái một mình trong hang sâu...không tô đỏ chót móng chân móng tay. + Anh thanh niên... phẳng tắp. + Đi đám cưới... chân tay lấm bùn. + Đi dự đám tang... nói cười oang. -> Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tuân thủ những “qui tắc ngầm” mang tính văn hoá xã hội. - Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức” chí lí thay! + Dù mặc đẹp đến đâu... mà thôi. + Xưa nay, cái đẹp... môi trường. -> Trang phục phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình vào cộng đồng, hài hoà với môi trường. -> Phép phân tích - Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. -> Phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản. - Tác dụng + Phép phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. + Phép tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc 2. Bài học (Sgk) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - HS đọc bài tập1, 2, 3, nêu yêu cầu ? - GV chia lớp -> 6 nhóm/3 bài tập. + Nhóm 1,2: BT 1 + Nhóm 3,4: BT 2 + Nhóm 5,6: BT 3 - Các nhóm thảo luận 5 phút. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận + Nhóm 1,2: Bài 1 - Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách... học vấn ? + Nhóm 3,4: Bài 2 - Tác giả phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào ? + Nhóm 5,6: Bài 3 - Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách ? H. Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận ? - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV nhấn mạnh: Cần nhớ rằng mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại. Nói cách khác, phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên hồn vía cho văn bản nghị luận. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 Phân tích luận điểm theo thứ tự: * Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...của học vấn. - Thứ nhất: Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. - Thứ hai: Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ “kho tàng quí báu” được lưu giữ trong sách; Nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi. - Thứ 3: Đọc sách là “hưởng thụ” thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại; Đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. 2. Bài tập 2 Phân tích lí do phải chọn sách để đọc. - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích. - Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình. - Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức. 3. Bài tập 3 Tầm quan trọng của đọc sách. - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả. - Đọc ít mà kĩ còn hơn đọc nhiều mà qua loa, không lợi ích gì. 4. Bài tập 4. Vai trò của phân tích trong lập luận. - Phương pháp phân tích rất cần trong lập luận, vì có qua sự phân tích lợi, hại, đúng, sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) H. Hãy so sánh phép lập luận phân tích, tổng hợp với phép lập luận giải thích, chứng minh? (Còn thời gian gv cho hs làm theo nhóm...) Lập luận phân tích - Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Lập luận tổng hợp - Rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận chứng minh - Dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy (lí lẽ, bằng chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích mới có sức thuyết phục) Lập luận giải thích - Giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kể cả các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích - Viết đoạn văn về ô nhiễm môi trường. Trong đoạn văn em có sử dụng phép phân tích và tổng hợp HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. Sưu tầm các văn bản nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung cơ bản. - Chuẩn bị: Luyện tập phân tích và tổng hợp. Yêu cầu: làm 4 bài tập trong sgk theo yêu cầu các câu hỏi. ----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_99_phep_phan_tich_va_tong_hop_nam.doc