Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của thành phần biệt lập gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu.

- Công dụng của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu.

- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú thành thạo.

3. Thái độ:

- HS có ý thức học tập nghiêm túc và biết vận dụng thành phần gọi đáp và thành

phần phụ chú vào trong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: N/cứu SGK- SGV tài liệu chuẩn KTKN.

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi và hướng dẫn của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

H.Thế nào là thành phần tình thái? Lấy VD?

H. Thế nào là thành phần cảm thán? Lấy VD?

b. Kiểm tra bài mới:

H. Thế nào là thành phần gọi đáp? Thành phần phụ chú?

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B - 8/1/2020 Tiết 98: Tiếng Việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần biệt lập gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Công dụng của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú thành thạo. 3. Thái độ: - HS có ý thức học tập nghiêm túc và biết vận dụng thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú vào trong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: N/cứu SGK- SGV tài liệu chuẩn KTKN. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi và hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: H.Thế nào là thành phần tình thái? Lấy VD? H. Thế nào là thành phần cảm thán? Lấy VD? b. Kiểm tra bài mới: H. Thế nào là thành phần gọi đáp? Thành phần phụ chú? 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Khởi động Ngoài các thành phần đã học, còn có các thành phần khác trong câu giúp cho việc giao tiếp của chúng ta thêm hiệu quả. Thành phần đó là gì? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung -HS đọc ví dụ SGK H. Trong những từ in đậm từ nào dùng để gọi? Từ nào dùng để đáp? I. Thành phần gọi - đáp. 1. Ví dụ:sgk/31 a. Này: dùng để gọi H. Hai từ này có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu hay không? Hs: Từ ngữ gọi, đáp không nằm trong sự việc được diễn đạt. H. Vậy những từ ngữ đó thuộc thành phần gì? -> Thành phần biệt lập. H. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? H. Mục đích sử dụng những từ đó có điểm gì chung? GV các từ in đậm trong các câu văn trên là thành phần gọi đáp. H. Em hiểu thế nào là phần gọi - đáp? -Hs đọc ghi nhớ 1 -GV nhấn mạnh -HS đọc các VDụ a. b. ở bảng phụ. H. Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của các sự việc trong mỗi câu có thay đổi không? vì sao? -> Khi lược bỏ, nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì nó là thành phần biệt lập. H. Thành phần này có tác dụng gì trong câu? + Nêu điều bổ sung thêm. + Nêu thái độ của người nói trong câu. + Nêu xuất xứ của lời nói, ý kiến Gv. Gọi những từ, cụm từ in đậm là thành phần phụ chú. H. Thế nào là thành phần phụ chú ? H. Khi viết phần phụ chú được tách với các thành phần khác bằng dấu hiệu nào? H. Thành phần phụ chú thường đứng ở vị trí nào trong câu? - Đứng giữa câu, cuối câu. HS đọc ghi nhớ SGK b. Thưa ông: dùng để đáp - Này: tạo lập cuộc thoại (mở đầu cuộc giao tiếp.) - Thưa ông: duy trì cuộc thoại. -> TD tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. → Thành phần gọi đáp. 2. Ghi nhớ: SGK/32 II. Thành phần phụ chú. 1. Ví dụ:sgk/31 a. Thành phần:"Và cũng là đứa con gái duy nhất của anh", b. Thành phần: "Tôi nghĩ vậy" a. Bổ sung nghĩa cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng” b. Bổ sung nghĩa cho "Lão không hiểu tôi" 2. Ghi nhớ: SGK/32 - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân - HS trình bày, nhận xét - GV kết luận. HS đọc các đoạn trích H. Xác định phần gọi - đáp trong câu ca dao? Cho biết lời gọi đó hướng đến ai? H. Hình ảnh “bầu, bí” trong câu ca dao được sử dụng với nghệ thuật gì? - HS làm việc cá nhân - HS trình bày, nhận xét - GV kết luận. H. Nêu yêu cầu bài tập? H. Thành phần phụ chú bổ sung điều gì? - HS làm việc nhóm bàn 3phút - HS trình bày, nhận xét - GV kết luận. III. Luyện tập. Bài 1: Tìm thành phần gọi- đáp, mối quan hệ. - Này: gọi -> quan hệ hàng trên. - Vâng: đáp -> quan hệ hàng dưới. -> quan hệ thân mật, hàng xóm, láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ. - Tác dụng dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Bài 2: Xác định phần gọi - đáp. Bầu ơi → hướng tới chung tất cả mọi người. - Nghệ thuật ẩn dụ-> chỉ những người trong cùng một nước tuy khác nhau về dân tộc nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít, yêu thương, đùm bọc nhau. Bài 3,4: Xác định phần phụ chú a. kể cả anh → giải thích cho cụm từ mọi người. b. các thầy, cô giáo...→ giải thích cho cụm từ những người nắm giữ chìa khoá. c. những người chủ thực sự... → giải thích cho cụm từ lớp trẻ. d. có ai ngờ → cô bé nhà bên cũng vào du kích thương thương quá... → mắt đen tròn * Hoạt động 3: Luyện tập (tích hợp phần III) * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn. - Nội dung : thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Hình thức : đ/văn có câu chứa phụ chú * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Sưu tầm thêm các bài tập về hai thành phần biệt lập đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý. Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi, tìm thêm ví dụ và tập đặt câu.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_98_cac_thanh_phan_biet_lap_tiep_n.pdf