Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Khởi ngữ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. Nhận biết vai trò của

khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Biết đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung kiến thức về khởi ngữ.

2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ: Không.

b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra bài soạn của HS.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

Trong tiếng Việt các em đã được học về câu và các thành phần trong câu cũng rất

phong phú và đa dạng. Ngoài những thành phần phụ ra câu còn có những bộ phận khác

liên quan đến câu và một trong số những bộ phận đó là khởi ngữ. Chúng ta cùng tìm

hiểu trong giờ học.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Khởi ngữ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 7/1/2020 Tiết: 96: Tiếng Việt KHỞI NGỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. 2. Kĩ năng: - Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Biết đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung kiến thức về khởi ngữ. 2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra bài soạn của HS. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong tiếng Việt các em đã được học về câu và các thành phần trong câu cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài những thành phần phụ ra câu còn có những bộ phận khác liên quan đến câu và một trong số những bộ phận đó là khởi ngữ. Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. H. Xác định chủ ngữ trong các câu có từ in đậm? I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 1. Ví dụ : a. Nó / ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, C V KN anh / không ghìm nổi xúc động. C V b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. H. Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ về vị trí? H. Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ? H. Các từ in đậm có vai trò gì trong các các câu? - Câu a -> có quan hệ trực tiếp với CN, nhấn mạnh chủ thể của hành động được nói đến trong câu. ở câu trước chủ thể được nói tới là con bé. - Câu b -> Có quan hệ trực tiếp với toàn bộ phần câu còn lại, chỉ cái đề tài được nói đến trong câu (giàu) - Câu c -> có quan hệ trực tiếp với tiếng ta, nêu lên đề tài được nói đến trong câu là sự giàu đẹp của tiếng ta trong lĩnh vực văn nghệ. H. Trước các từ in đậm nói trên có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào? - GV: Những từ in đậm là thành phần câu đứng trước CN để nêu đề tài được nói đến trong câu gọi là khởi ngữ H. Vậy thế nào là khởi ngữ? Trước khởi ngữ có thêm các quan hệ từ nào? H. Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ? - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ. - Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Có thể thêm quan hệ từ: Về, với trước khởi ngữ. - GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV: Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. H. Đặt một câu có khởi ngữ? Gạch chân dưới khởi ngữ? - Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay học thuộc. H. Lấy ví dụ về câu thơ có sử dụng khởi ngữ? C V c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, C V không sợ nó thiếu giàu và đẹp. * Nhận xét: - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Về quan hệ với VN: Không có quan hệ chủ - vị với VN. - Vai trò: -> Có quan hệ với sự việc được nói tới trong câu. -> Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Quan hệ từ: Về, đối với. 2. Ghi nhớ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu. Ví dụ: Còn chị, chị công tác ở đây à.. Ví dụ: Mộ anh trên đồi cao - GV: HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. H. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích? - HS trả lời miệng - GV: HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm lớn. Mỗi nhóm 1 câu. H. Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ? - Đại diện trình bày. Cành hoa này, em nói Vòng hoa này, chị đơm Cây bông hồng, em ươm Em trồng vào trước cửa... ( Mồ anh hoa nở - Thanh Hải) II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu 2. Bài tập 2. Viết lại các câu bằng cách chuyển phần đ- ược in đậm thành khởi ngữ. a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. * Hoạt động 3: Luyện tập (tích hợp phần II ) * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn 5 - 7 câu có sử dụng ít nhất 2 khởi ngữ? * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. Tìm những đoạn văn, câu văn chứa khởi ngữ có trong sgk Ngữ văn 9 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài. Tiếp tục đặt câu có khởi ngữ. - Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập Y/ cầu: Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK. ===========================

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_96_khoi_ngu_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf