Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

2. Kĩ năng

- Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Biết đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ:

- Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề,

sáng tạo,

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, phiếu học tập, sưu tầm một số câu có sử dụng khởi ngữ.

2. Học sinh:

a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân

và nhóm.

c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn

của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, công đoạn

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

pdf19 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2020 Ngày giảng: 9A2: 14/01/2020 Tiết 96 Tiếng việt: KHỞI NGỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 2. Kĩ năng - Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Biết đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: - Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo, b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập, sưu tầm một số câu có sử dụng khởi ngữ. 2. Học sinh: a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trong quá trình nói (viết) người ta thường dùng một số từ ngữ để nêu lên sự vật, sự việc được nói đến trong câu, thành phần đó chính là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ có đặc điểm gì, công dụng của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - GV sử dụng bảng phụ, học sinh I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 1. Ví dụ: đọc ví dụ trên bảng phụ. - Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu có chứa từ ngữ in đậm? H. Trước thành phần chủ ngữ có những từ ngữ nào? H. Theo em các từ ngữ trên có phải là trạng ngữ không? Vì sao? - Không phải là trạng ngữ vì nó không nêu lên thời gian, địa điểm, nới chốn... không làm rõ chủ - vị ngữ. H. Các từ ngữ trên có mối quan hệ ngữ nghĩa với chủ ngữ - vị ngữ như thế nào? - Nó nhắc lại sự vật, sự việc đã nêu ở chủ - vị ngữ. - GV kết luận: Các từ ngữ trên chính là khởi ngữ. H. Vậy từ việc phân tích trên em thấy khởi ngữ có đặc điểm gì? H. Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ? - Về quan hệ với VN: Không có quan hệ chủ - vị với VN. H. Các từ in đậm có vai trò gì trong các các câu? - GV nhấn mạnh: + Câu a -> có quan hệ trực tiếp với CN, nhấn mạnh chủ thể của hành động được nói đến trong câu. ở câu trước chủ thể được nói tới là con bé. + Câu b -> Có quan hệ trực tiếp với toàn bộ phần câu còn lại, chỉ cái đề tài được nói đến trong câu (giàu). + Câu c -> có quan hệ trực tiếp với tiếng ta, nêu lên đề tài được nói đến trong câu là sự giàu đẹp của tiếng ta trong lĩnh vực văn nghệ. H. Hãy thêm vào trước và sau các khởi ngữ ở ví dụ 1 các quan hệ từ và nhận xét? a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động. CN VN b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. C V c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, C V không sợ nó thiếu giàu và đẹp. - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Vai trò: + Có quan hệ với sự việc được nói tới trong câu. + Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: - Về anh thì... - Đối với anh thì... - Giàu thì... - Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ thì... H. Có thể đặt các khởi ngữ trong ví dụ vào giữa hoặc cuối câu được không? Vì sao? - Không, vì nó không có nghĩa. H. Xác định kết cấu chủ vị của các khởi ngữ trên? Và rút ra nhận xét về cấu tạo của khởi ngữ? - Không xác định được chủ ngữ. H. Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là khởi ngữ? Trước, sau khởi ngữ có thêm các từ nào? - HS trả lời, nhận xét. - GV kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk K :Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ? HS thảo luận nhóm bàn 2 phút – Kĩ thuật khăn trải bàn - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ. - Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Có thể thêm quan hệ từ: Về, với tr- ước khởi ngữ. - GV: Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. K: Đặt câu có khởi ngữ? Gạch chân dưới khởi ngữ? - Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc. - Còn chị, chị công tác ở đây à.. - Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. - Quyển sách này, tôi đọc nó rồi. - Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở quê. - GV đọc bài thơ có sử dụng khởi ngữ: Mộ anh trên đồi cao Cành hoa này, em hái Vòng hoa này, chị đơm Cây bông hồng, em ươm Về, đối với. - Sau khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ: thì - Cấu tạo: Khởi ngữ chỉ là một từ hoặc một tổ hợp từ. 2. Bài học (Sgk) Em trồng vào trước cửa... (Mồ anh hoa nở - Thanh Hải) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ cá nhân, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút. - GVHD: có thể thêm trợ từ thì vào sau khởi ngữ. - Đại diện trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. II. Luyện tập Bài tập 1. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu Bài tập 2. Chuyển câu đã cho thành các câu có khởi ngữ. a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ cá nhân, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Bài tập 1. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu Bài tập 2. Chuyển câu đã cho thành các câu có khởi ngữ. a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được - HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút. - GVHD: có thể thêm trợ từ thì vào sau khởi ngữ. - Đại diện trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng Đặt một câu có khởi ngữ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Thực hiện cuộc hội thoại có sử dụng khởi ngữ khi nói V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc kiến thức cơ bản, làm lại các bài tập, viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập. Yêu cầu: + Đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi SGK T 18. + Dự kiến làm các bài tập phần luyện tập sgk T19. Ngày soạn: 13/01/2020 Ngày giảng: 15 + 16 /01/2020 Tiết 97 + 98 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Đặc điểm của thành phần tình thái, cảm than và phần gọi – đáp, thành phần phụ chú - Công dụng của các thành phần trên. 2. Kĩ năng - Nhận biết thành phần tình thái, cảm thán và phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm than và phần gọi – đáp, thành phần phụ chú 3. Thái độ - Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo, b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu? Làm bài tập 2? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Các em đã được học về các thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đó là những thành phần nào? - Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ. Vậy bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần biệt lập. Vậy thế nào là các thành phần biệt lập? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. - GV ghi đầu bài lên bảng - Trước hết chúng ta cần hiểu biệt lập có nghĩa là gì? Biệt: riêng, lập: đứng -> Đứng tách riêng ra. Vậy các thành phần biệt lập bao gồm những thành phần nào? Chúng có đặc điểm và công dụng gì? * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - GV sử dụng phiếu học tập ghi ví dụ - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm – Kĩ thuật công đoạn + Nhóm 1: a. Chắc chắn bạn ấy sẽ tiến bộ. b. Hình như cậu không hài lòng thì phải? c. Theo tôi anh ấy là một người tốt. d. Chúng em chào cô ạ! H. Các từ ngữ trên thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu? H. Nếu không có những từ ngữ trên thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không? Vì sao? - GVKL: Thành phần trên là thành phần tình thái. H. Vậy thành phần tình thái được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét. - GV kết luận HS đọc ghi nhớ sgk. + Nhóm 2: - GV sử dụng phiếu học tập ghi ví dụ - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. H. Các từ ngữ trên có chỉ sự vật, sự việc hoặc để gọi không? H. Vậy các từ ngữ đó được dùng để làm gì? I. Các thành phần biệt lập 1. Ví dụ * Ví dụ 1 a. Chắc chắn -> Thể hiện độ tin cậy cao. b. Hình như -> Thể hiện độ tin cậy thấp. c. Theo tôi -> Thể hiện ý kiến của người nói. d. ạ -> Thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe. - Bỏ các từ ngữ trên nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì nó chỉ thể hiện cách nhìn của người nói, chứ không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. -> Thành phần tình thái * Ví dụ 2 a. Ồ - Không chỉ sự vật hay sự b. Trời ơi việc. - Không dùng để gọi. - Bộc lộ tâm lí của người nói. HS: Trả lời. H. Dựa vào đâu mà em hiểu được những từ ngữ “ồ”,“trời ơi” bộc lộ tâm lí người nói? - Dựa vào phần câu tiếp theo. (sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút!) - GV phân tích cụ thể trong ví dụ. - Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghĩ tới khoảng thời gian đã qua ở làng chợ Dầu. - Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi thời gian trò chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư đã sắp hết và họ sắp phải chia tay nhau. H. Theo em các từ ngữ trên có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? - GVKL: Các từ ngữ trên là thành phần cảm thán. H. Em hãy nhận xét vị trí của từ ngữ in đậm? HS: Trả lời. - GV nhấn mạnh: Khi đứng trong một câu cùng với các thành phần câu khác các từ ngữ này thường đứng ở đầu câu. - Theo em, các từ ngữ này có thể tách ra thành câu riêng được không? Tách được. - GV yêu cầu học sinh tách. a. Ồ! Sao mà độ ấy vui thế. b. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút! - Khi tách ra như vậy, nội dung của câu có thay đổi không? - Nội dung của câu không thay đổi. H. Vậy câu được tách đó thuộc kiểu câu nào đã học? HS: Câu đặc biệt. H. Thành phần cảm thán được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét – HS đọc ghi nhớ sgk. - GV chốt: thành phần tình thái và cảm thán được gọi là thành phần biệt lập. H. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? + Ồ: vui sướng + Trời ơi: tiếc nuối - Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. -> Thành phần cảm thán - Thường đứng ở đầu câu. Có khi tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. - HS trả lời, nhận xét. - GV: gọi 1 học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ sgk. - Nhóm 3: H. Trong các từ gạch chân trên, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp? HS trả lời. H. Các từ ngữ dùng để gọi - đáp có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? HS trả lời. H. Vậy những từ ngữ trên được dùng để làm gì? HS trả lời. - GV kết luận H.Thành phần gọi đáp được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét. - GV chốt, học sinh đọc ghi nhớ sgk. + Nhóm 4 H. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? HS trả lời. H. Vậy ở câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào câu để chú thích cho cụm từ nào? HS trả lời. H. Trong câu b cụm chủ vị in đậm chú thích cho điều gì? HS trả lời. - GV nhấn mạnh thêm: Cụm chủ vị đó có ý nghĩa giải thích thêm rằng điều lão không hiểu tôi chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho tôi càng buồn lắm. H. Vậy những từ ngữ trên có tác dụng gì trong câu? - HS quan sát ví dụ. H. Em có nhận xét gì về vị trí của các từ ngữ trên? HS trả lời. H. Khi đứng ở trong câu, các từ ngữ * Ví dụ 3 a. Này: dùng để gọi. b. Thưa ông: dùng để đáp. - Những từ trên không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của - Công dụng: + Này: dùng để tạo lập cuộc hội thoại. + Thưa ông: dùng để duy trì cuộc hội thoại. -> Thành phần gọi - đáp. * Ví dụ 4 - Khi bỏ các từ ngữ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. a. Từ ngữ in đậm chú thích thêm cho: Đứa con gái đầu lòng. b. Cụm chủ vị in đậm chú thích cho suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. - Tác dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Không bao giờ đứng ở đầu câu. trên được phân cách với thành phần chính của câu bằng dấu hiệu nào? HS trả lời. - GV kết luận. H. Thành phần phụ chú được dùng để làm gì? Dựa vào đau để nhận biết thành phần này? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk. Tiết 98 (ngày 16/01/2020) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. H. Tìm thành phần tình thái, cảm thán trong các câu? - HĐ cá nhân, TL miệng, nhận xét. - GV kết luận. - HS xác định yêu cầu bài tập - HS suy nghĩ, sắp xếp, trình bày miệng, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Lưu ý: Khi sử dụng các từ tình thái cần lựa chọn những từ thích hợp với mức độ chắc chắn của sự việc mình định nói đến. - Thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ cá nhân, trình bày miệng. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập? - GV gọi 1 học sinh lên bảng làm, học - Thường được đặt giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, giữa hai dấu phẩy... -> Thành phần phụ chú. III. Luyện tập Bài tập 1/19. Xác định thành phần cảm thán, tình thái. a. có lẽ c. hình như -> Thành phần TT d. Chả nhẽ b. Chao ôi ->Thành phần CT. Bài tập 2/19. Sắp xếp các từ ngữ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - dường như / hình như / có vẻ như -> có lẽ -> chắc là -> chắc hẳn -> chắc chắn. Bài tập 3/19. - Từ chắc chắn là có độ tin cậy cao nhất. - Từ hình như có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: + Theo tình máu mủ huyết thống thì sự việc sẽ diễn ra như vậy. + Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. Bài tập 1/ 32. Xác định thành phần gọi - đáp, và cho biết mối quan hệ giữa người gọi và người đáp. - Từ dùng để gọi: này. - Từ dùng để đáp: vâng. -> Quan hệ trên - dưới, thân mật. Bài tập 2/ 32. xác định thành phần gọi - đáp, cho biết lời gọi – đáp đó hướng tới ai. sinh nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập? - GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm một ý trong 2 phút. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi. - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Nam . Bài tập 3/33. Tìm thành phần phụ chú, nêu tác dụng. a. Kể cả anh bổ sung về đối tượng được nói trong câu mọi người. b. Các thầy cô giáo...người mẹ bổ sung ý nghĩa về vai trò của những con người trong việc giáo dục thế hệ trẻ Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này. c. Những ngời chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung về đối tượng làm chủ thực sự của thế kỉ tới lớp trẻ d. Có ai ngờ: thái độ ngạc nhiên của người nói. thương thương quá đi thôi thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình với nhân vật cô bé. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - Mỗi một thành phần biệt lập đặt một câu . HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Thực hiện cuộc hội thoại có sử dụng một trong các thành phần biệt lập đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung đã học. - Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập (tiếp) Yêu cầu: + Đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi trong sgk T31, 32. + Dự kiến làm bài tập phần luyện tập sgk T 32, 33. + Tìm một số ví dụ về các thành phần biệt lập ngoài các ví dụ trong sgk. Ngày soạn: 14/01/2020 Ngày giảng: 16/01/2020 Tiết 99 Tập làm văn: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp. - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận. 3. Thái độ - Có ý thức vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo, b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Đem một sự vật, hiện tượng, khái niệm mà phân chia thành các bộ phận tạo thành nhằm tìm ra các tính chất, đặc điểm, bản chất của chúng cùng mối quan hệ qua lại của chúng với nhau hay đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ với nhau để nêu ra nhậ định chung về sự vật ấy thì gọi là phương pháp phân tích, tổng hợp. Vậy để hiểu rõ về bản chất của hai phương pháp này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - HS đọc văn bản Trang phục H. Đoạn mở đầu tác giả nêu lên dẫn chứng nào về ăn mặc? HS trả lời. H. Thông qua các dẫn chứng trên tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì? - GV: Sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ ấy trông chướng mắt, vì trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề. H. Hai luận điểm chính trong văn bản này là gì? Tìm dẫn chứng làm rõ các luận điểm đó? - Phân tích dẫn chứng cụ thể chỉ ra một qui tắc ngầm “chi phối cách ăn mặc của con người, đó là văn hoá xã hội”. H. Thế nào là “y phục xứng kì đức”? H. Vì sao không ai làm cái điều phi lí như tác giả đã nêu ra? HS trả lời. - GV: Tác giả phân tích tình huống giả định để cho thấy có 1 sự ràng buộc vô hình ở bên trong: “không ai mặc quần áo chỉnh tề mà đi chân đất” hoặc “không ai đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt”. I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp 1. Ví dụ Văn bản: Trang phục * Đoạn mở đầu: - Không ai ăn mặc chỉnh tề... mọi người. - Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giày, tất... trong trang phục của con người. -> Vấn đề: ăn mặc chỉnh tề. * Hai luận điểm chính: - Luận điểm 1: “Ăn cho mình, mặc cho người” có lẽ nhiều phần đúng. + Anh thanh niên... phẳng tắp. + Đi đám cưới... chân tay lấm bùn. + Đi dự đám tang... nói cười oang. -> Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tuân thủ những “quy tắc ngầm” mang tính văn hoá xã hội. - Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức” chí lí thay! + Dù đẹp đến đâu... mà thôi. + Xưa nay, cái đẹp... môi trường. -> Trang phục phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình vào cộng đồng, hài hoà với môi trường. Không ai làm như thế là do họ bị ràng buộc bởi 1 quy tắc trong trang phục. - Việc không ai làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người? - “Quy tắc ngầm của văn hóa” chi phối cách ăn mặc của con người: Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường (Ăn cho mình mặc cho người, y phục xứng kì đức). H. Để làm rõ hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào? HS: Phép lập luận phân tích. H. Em hiểu thế nào là phép phân tích? HS trả lời. H. Tác giả đã dùng những biện pháp nào trong quá trình phân tích? HS trả lời. - Vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. H. “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình và xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? HS: Là câu tổng hợp các ý đã phân tích. H. Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? HS trả lời. H. Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản? HS trả lời. H. Em hiểu thế nào là phép tổng hợp? H. Phép phân tích, tổng hợp có vai trò gì trong văn bản “Trang phục”? - Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu -> Phép phân tích (Nêu giả thiết, giải thích, chứng minh -> dẫn chứng -> nhận xét: ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. => Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. - Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. -> Phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản. => Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. - Tác dụng: + Phép phân tích giúp ta hiểu sâu sắc sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. - Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc; nghĩa là không ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và “quyền” bất khả xâm phạm của mình. H. Để làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng, người ta thường dùng phép lập luận nào? H.Thế nào là phép phân tích tổng hợp? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk * Lưu ý: Tuy 2 phép lập luận này đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới tổng hợp được. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS đọc bài tập1, 2, 3, nêu yêu cầu? - GV chia lớp - > 3 nhóm/ 3 bài tập. - Các nhóm thảo luận 5 phút – kĩ thuật công đoạn - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận + Nhóm 1: Bài 1 - Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách... học vấn? + Nhóm 2: Bài 2 các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. + Phép tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc 2. Bài học (Sgk) II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Phân tích luận điểm theo thứ tự: * Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...của học vấn. - Thứ nhất: Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. - Thứ hai: Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ “kho tàng quí báu” được lưu giữ trong sách; Nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi. - Thứ 3: Đọc sách là “hưởng thụ” thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại; Đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. 2. Bài tập 2. - Tác giả phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào? + Nhóm 3: Bài 3 - Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách? H. Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận? - HS thảo luận cặp đôi, TL miệng. - GV nhận xét, kết luận. - GV nhấn mạnh: Cần nhớ rằng mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_96_den_100_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf