Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 95 đến 99 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ:

Giáo dục những đức tính và thói quen tốt cho học sinh.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sưu tầm cuốn sách: Một góc nhìn của trí thức (Tập 1 NXB Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh, 2002), bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc kĩ lại văn bản

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đang và sẽ chuẩn bị

những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có sánh vai với các cường quốc

năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên. Một trong những lời

khuyên, lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh

niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí nguyên Phó Thủ tướng Vũ

Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001

pdf19 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 95 đến 99 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6/1/2020 Tiết 95: Bài 20: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (Vũ Khoan) A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản. - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. - Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội. - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. 3. Thái độ: Giáo dục những đức tính và thói quen tốt cho học sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sưu tầm cuốn sách: Một góc nhìn của trí thức (Tập 1 NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002), bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc kĩ lại văn bản III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên. Một trong những lời khuyên, lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc chú thích dấu sao sgk. H. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan? - GV nhấn mạnh thêm về tác giả. H.Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản? - GV nêu yêu cầu đọc: giọng trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách mà tình cảm và phấn trấn. H. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em xác đinh như vậy? H.Hãy cho biết văn bản trên được chia làm mấy phần? Hãy xác định nội dung và giới hạn của từng phần? - HS đọc phần nêu vấn đề H. Em nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả? H.Tác giả đã hướng luận điểm trên vào đối tượng nào? Nội dung và mục đích tác giả đề cập đến là gì? - HS đọc lại phần 2. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tường Chính phủ. b. Văn bản: - Văn bản ra đời vào đầu năm 2001, in trong tập "Một góc nhìn của trí thức" tập 1 NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc: b. Chú thích: (Sgk) 3. Thể loại: Nghị luận về một vấn đề xã hội- giáo dục (NLXH) 4. Bố cục: 3 phần - P1: câu mở đầu -> Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - P2 : Giải quyết vấn đề: Tết năm nay -> đố kị nhau: + Đòi hỏi của thế kỉ mới + Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam. - P3. Kết thúc vấn đề: Việc quyết định dầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn - Đối tượng: Lớp trẻ Việt Nam - Nội dung: Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. - Mục đích: Rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. 2. Giải quyết vấn đề. H. Luận cứ đầu tiên được triển khai như thế nào? Tác giả đã dùng các luận chứng làm rõ vấn đề như thế nào? H. Ngoài hai nguyên nhân trên tác giả còn đưa ra nguyên nhân nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới? - GV liên hệ thực tế: VN đã trở thành thành viên của ASEAN và WTO - GV: Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là chỉ rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. - HS theo dõi: Cái mạnh-> đố kị. H. Tác giả nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên bảng phụ. H. Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả cũng như việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn văn bản này? H. Em tự nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Biện pháp khắc phục những điểm yếu đó? - Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. + Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người lịch sử không phát triển. + Trong nền kinh tế tri thức, vai trò con người lại càng quan trọng. - Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nằng nề của đất nước. + Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại. + Sự giao thoa giữa các nền kinh tế. + Nước ta đồng thời phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ: Giải thoát tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Đẩy mạnh CNH- HĐH. Tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức. - Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam: + Thông minh, nhạy bén với cái mới -> Đó là bản chất trời phú. Nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém kĩ năng thực hành. + Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn, cuộc sống hằng ngày. + Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ. -> Các lập luận được nêu song song (cái mạnh // cái yếu), sử dụng thành ngữ, tục ngữ. - HS tự bộc lộ. - HS đọc 2 đoạn văn cuối cùng. H.Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? H. Theo tác giả, làm thế nào để thực hiện được mục đích trên? HSTL nhóm 2, 3p: H.Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì? - Nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập. làm việc, nghỉ ngơi. H. Khái quát những đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác giả? H.Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua văn bản này? - HS đọc ghi nhớ sgk. 3. Kết thúc vấn đề. - Mục đích: Sánh vai với các cường quốc năm châu. - Biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. - Khâu đầu tiên, quyết định mang tính đột phá: làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, yếu, tạo dần thói quen tốt đẹp. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. - Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. 2. Nội dung: - Thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. - Thấy được điểm mạnh để phát huy - Khắc phục những điểm yếu để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. * Hoạt động 3: Luyện tập * Bài tập 1: Dẫn chứng thực tế xã hội, nhà trường để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Ví dụ: Một số thói quen xấu của học sinh: Giờ cao su, đi muộn, lề mề, coi bố mẹ, ông bà, người già là lạc hậu, bảo thủ, dùng phao trong kiểm tra thi cử... * Hoạt động 4: Vận dụng - Khi bước vào xây dựng nề kinh tế mới, lớp trẻ cần phải ý thức và hành động như thế nào? - Là chủ nhân của đất nước sau này, là HS em cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm sách viết về con người VN, những điểm yếu, điểm mạnh. So sánh với các nước Châu Á, Đông Nam Á, VN có những điểm mạnh và yếu như thế nào. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc lại văn bản, nắm vững nội dung, nghệ thuật văn bản. - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. - Chuẩn bị: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten. Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản, hình tượng Cừu dưới ngòi bút của La Phông ten và Buy phông. - Soạn bài: Khởi ngữ. Đọc ngữ liệu và xem trước bài tập sgk. Ngày giảng: 7/1/2020 Tiết 96: Bài 18: KHỞI NGỮ A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp HS Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Biết đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, sưu tầm một số câu có sử dụng khởi ngữ. 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong quá trình nói (viết) người ta thường dùng một số từ ngữ để nêu lên sự vật, sự việc được nói đến trong câu, thành phần đó chính là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ có đặc điểm gì, công dụng của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung HS hoạt động cá nhân. - GV sử dụng bảng phụ, học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. H. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu có chứa từ ngữ in đậm? H. Trước thành phần chủ ngữ có những từ ngữ nào? H.Theo em các từ ngữ trên có phải là trạng ngữ không? Vì sao? - Không phải là trạng ngữ vì nó không nêu lên thời gian, địa điểm, nới chốn... không làm rõ chủ - vị ngữ. H. Các từ ngữ trên có mối quan hệ ngữ nghĩa với chủ ngữ - vị ngữ như thế nào? - Nó nhắc lại sự vật, sự việc đã nêu ở chủ-vị ngữ. - GV kết luận: Các từ ngữ trên chính là khởi ngữ. H. Vậy từ việc phân tích trên em thấy khởi ngữ có đặc điểm gì? - Vị trí? - Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ? - Các từ in đậm có vai trò gì trong các các câu? - GV nhấn mạnh: + Câu a -> có quan hệ trực tiếp với CN, nhấn mạnh chủ thể của hành động được nói đến trong câu. ở câu trước chủ thể được nói tới là con bé. + Câu b -> Có quan hệ trực tiếp với toàn bộ phần câu còn lại, chỉ cái đề tài được nói đến trong câu ( giàu) + Câu c -> có quan hệ trực tiếp với tiếng ta, nêu lên đề tài được nói đến trong câu là sự giàu đẹp của tiếng ta trong lĩnh vực văn nghệ. H.Hãy thêm vào trước và sau các khởi ngữ ở ví dụ 1 các quan hệ từ và nhận I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 1. Ví dụ: a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động. CN VN b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. C V c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, C V không sợ nó thiếu giàu và đẹp. - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Về quan hệ với VN: Không có quan hệ chủ - vị với VN. - Vai trò: + Có quan hệ với sự việc được nói tới trong câu. + Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Trước khởi ngữ có thể thêm các quan xét? - Về anh thì... - Đối với anh thì... - Giàu thì... - Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ thì... H.Có thể đặt các khởi ngữ trong ví dụ vào giữa hoặc cuối câu được không? Vì sao? - Không, vì nó không có nghĩa. H.Xác định kết cấu chủ vị của các khởi ngữ trên? Và rút ra nhận xét về cấu tạo của khởi ngữ? - Không xác định được chủ ngữ H.Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là khởi ngữ? Trước, sau khởi ngữ có thêm các từ nào? - HS trả lời, nhận xét. - GV kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk H. Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ? - Vị trí: Đứng trước chủ ngữ. - Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ. - Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Có thể thêm quan hệ từ: Về, với trước khởi ngữ. - GV: Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. H.Đặt câu có khởi ngữ? Gạch chân dưới khởi ngữ? HS thi ai nhanh (Lên bảng). 5p - Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc. - Còn chị, chị công tác ở đây à.. - Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở khắp các phố. - Quyển sách này, tôi đọc nó rồi. - Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở quê. - GV đọc bài thơ có sử dụng khởi ngữ: Mộ anh trên đồi cao Cành hoa này, em hái Vòng hoa này, chị đơm Cây bông hồng, em ươm Em trồng vào trước cửa... (Mồ anh hoa nở - Thanh Hải) hệ từ: Về, đối với. - Sau khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ: thì - Cấu tạo: Khởi ngữ chỉ là một từ hoặc một tổ hợp từ. 2. Bài học (Sgk) * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu 2. Bài tập 2. Chuyển câu đã cho thành các câu có khởi ngữ. a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng khởi ngữ * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các đoạn văn, thơ, ca dao..có sử dụng khởi ngữ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc kiến thức cơ bản, làm lại các bài tập, viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. - Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập. Yêu cầu đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập. Ngày giảng: 8/1/2020 Tiết 97: Bài 19 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán - Công dụng của các thành phần trên. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán. 3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu? Làm bài tập 2? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Các em đã được học về các thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đó là những thành phần nào? - Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ. Vậy bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần biệt lập. Vậy thế nào là các thành phần biệt lập? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV sử dụng bảng phụ ghi ví dụ - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. a. Chắc chắn bạn ấy sẽ tiến bộ. b. Hình như cậu không hài lòng thì phải? c. Theo tôi anh ấy là một người tốt. d. Chúng em chào cô ạ! HSTL bàn 2P: H.Các từ ngữ trên thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu? - GV sử dụng bảng phụ - HS quan sát và nhận xét. H.Nếu không có những từ ngữ trên thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không? Vì sao? - GVKL: Thành phần trên là thành phần tình thái. H. Vậy thành phần tình thái được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét. - GV kết luận HS đọc ghi nhớ sgk. H.Em hãy đặt câu có sử dụng thành phần tình thái? Xác định thành phần tình thái, cho biết thành phần đó thể hiện thái độ gì I. Thành phần tình thái. 1. Ví dụ: a. Chắc chắn -> Thể hiện độ tin cậy cao. b. Hình như -> Thể hiện độ tin cậy thấp. c. Theo tôi -> Thể hiện ý kiến của người nói. d. ạ -> Thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe. - Bỏ các từ ngữ trên nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì nó chỉ thể hiện cách nhìn của người nói, chứ không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. -> Thành phần tình thái 2. Bài học (Sgk) của người nói? - Chắc là hôm nay trời nắng to đấy. -> Chỉ độ tin cậy cao. - Hôm qua bạn Anh nghỉ học chắc chắn bạn ấy bị ốm. -> Chỉ độ tin cậy cao. - Mọi việc dường như đã ổn. - Hình như Lan bị ốm. - Có lẽ trời còn rét nữa. -> Chỉ độ tin cậy thấp. - Cháu chào bác ạ! -> chỉ thái độ kính trọng của người nói với người nghe. - GV lưu ý: những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói với người nghe như: à, ạ, hử, hả, nhé, nhỉ, đấy...(đứng ở cuối câu) - HS đọc ví dụ trong sgk. - GV ghi các ví dụ lên bảng. H.Các từ ngữ trên có chỉ sự vật, sự việc hoặc để gọi không? H.Vậy các từ ngữ đó được dùng để làm gì? H.Dựa vào đâu mà em hiểu được những từ ngữ “ồ”,“trời ơi” bộc lộ tâm lí người nói? - Dựa vào phần câu tiếp theo. (sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút!) - GV phân tích cụ thể trong ví dụ. - Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghĩ tới khoảng thời gian đã qua ở làng chợ Dầu. - Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi thời gian trò chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư đã sắp hết và họ sắp phải chia tay nhau. H. Theo em các từ ngữ trên có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? - GVKL: Các từ ngữ trên là thành phần cảm thán. H. Em hãy nhận xét vị trí của từ ngữ in đậm? - GV nhấn mạnh: Khi đứng trong một câu cùng với các thành phần câu khác các từ ngữ này thường đứng ở đầu câu. H. Theo em, các từ ngữ này có thể tách ra thành câu riêng được không? Tách được. - GV yêu cầu học sinh tách. a. Ồ! Sao mà độ ấy vui thế. II. Thành phần cảm thán. 1. Ví dụ: a. Ồ - Không chỉ sự vật hay sự b. Trời ơi việc - Không dùng để gọi - Bộc lộ tâm lí của người nói. + Ồ: vui sướng + Trời ơi: tiếc nuối - Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. -> Thành phần cảm thán - Thường đứng ở đầu câu. Có khi tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. b. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút! H. Khi tách ra như vậy, nội dung của câu có thay đổi không? - Nội dung của câu không thay đổi. H.Vậy câu được tách đó thuộc kiểu câu nào đã học? - Câu đặc biệt. H. Thành phần cảm thán được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét – HS đọc ghi nhớ sgk. H. Đặt câu có sử dụng thành phần cảm thán? - Ôi! Sao hôm nay buồn thế. - A! Mẹ đã về. HSTL nhóm 2, 4p: H. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thành phần tình thái và cảm thán? - HS phân biệt, trình bày, nhận xét. - GV chốt trên bảng phụ. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI THÀNH PHẦN CẢM THÁN Giống Đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Khác Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) - GV chốt: thành phần tình thái và cảm thán được gọi là thành phần biệt lập. H.Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? - GV: gọi 1 học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ sgk. 2. Bài học (Sgk). * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1. Xác định thành phần cảm thán, tình thái. a. có lẽ c. hình như -> Thành phần TT d. Chả nhẽ b. Chao ôi ->Thành phần CT. 2. Bài tập 2. Sắp xếp các từ ngữ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - dường như / hình như / có vẻ như -> có lẽ ->chắc là -> chắc hẳn-> chắc chắn. 3. Bài tập 3. - Từ chắc chắn là có độ tin cậy cao nhất. - Từ hình như có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: + Theo tình máu mủ huyết thống thì sự việc sẽ diễn ra như vậy. + Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 4. Bài tập 4. Viết đoạn văn sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các đoạn văn, thơ..có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung đã học. - Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập (tiếp) Yêu cầu: đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập. Ngày giảng: 10/1/2020 Tiết 98: Bài 20 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú. 2. Kĩ năng: - Nhận biết của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Biết đặt câu có sử dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú. 3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần gọi - đáp và phu chú. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và công dụng của thành tình thái và cảm thán? Đọc bài tập 4? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Giờ trước các em đã được biết 2 thành phần biệt lập đó là thành phần tình thái và thành phần cảm thán, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 thành phần nữa cũng thuộc thành phần biệt lập. Đó là thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú. Vậy 2 thành phần này có đặc điểm và công dụng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk – HS đọc ví dụ. HSTL nhóm bàn 4P H. Trong các từ gạch chân trên, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp? H. Các từ ngữ dùng để gọi - đáp có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? H. Vậy những từ ngữ trên được dùng để làm gì? - GV kết luận H. Thành phần gọi đáp được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét. - GV chốt, học sinh đọc ghi nhớ sgk. H. Đặt câu có thành phần gọi đáp? - HS đặt câu, nhận xét. - GV lưu ý học sinh: + Người ta thường dùng các thán từ gọi - đáp để tạo thành thành phần gọi-đáp. + Thành phần gọi-đáp nếu đứng ở đầu câu hoặc giữa câu thì sau nó không dùng dấu chấm than. + Thành phần gọi-đáp có thể tự nó tạo thành câu đặc biệt. - GV dùng bảng phụ - HS đọc ví dụ trên I. Thành phần gọi – đáp. 1. Ví dụ: a. Này: dùng để gọi. b. Thưa ông: dùng để đáp. - Những từ trên không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của - Công dụng: + Này: dùng để tạo lập cuộc hội thoại. + Thưa ông: dùng để duy trì cuộc hội thoại. -> Thành phần gọi-đáp. 2. Bài học (Sgk) II. Thành phần phụ chú. 1. Ví dụ: bảng phụ. H.Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? H. Vậy ở câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào câu để chú thích cho cụm từ nào? H.Trong câu b cụm chủ vị in đậm chú thích cho điều gì? - GV nhấn mạnh thêm: Cụm chủ vị đó có ý nghĩa giải thích thêm rằng điều lão không hiểu tôi chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho tôi càng buồn lắm. H. Vậy những từ ngữ trên có tác dụng gì trong câu? - HS quan sát ví dụ. H. Em có nhận xét gì về vị trí của các từ ngữ trên? H. Khi đứng ở trong câu, các từ ngữ trên được phân cách với thành phần chính của câu bằng dấu hiệu nào? - GV kết luận. H.Thành phần phụ chú được dùng để làm gì? Dựa vào đau để nhận biết thành phần này? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk. H. Đặt câu có sử dụng thành phần phụ chú? - Bạn Lan - lớp trưởng lớp tôi - không những học giỏi mà còn hát rất hay. - GV lưu ý: Thành phần phụ chú có thể bổ sung cho một bộ phận của câu hoặc cho toàn câu. - GV gọi học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ sgk. - Khi bỏ các từ ngữ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. a. Từ ngữ in đậm chú thích thêm cho: Đứa con gái đầu lòng. b. Cụm chủ vị in đậm chú thích cho suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. - Tác dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Không bao giờ đứng ở đầu câu. - Thường được đặt giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, giữa hai dấu phẩy... -> Thành phần phụ chú. 2. Bài học (Sgk) * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1. Xác định thành phần gọi- đáp, và cho biết mối quan hệ giữa người gọi và người đáp. - Từ dùng để gọi: này. - Từ dùng để đáp: vâng. -> Quan hệ trên - dưới, thân mật. 2. Bài tập 2. xác định thành phần gọi-đáp, cho biết lời gọi – đáp đó hướng tới ai. - Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi. - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Nam . 3. Bài tập 3. Tìm thành phần phụ chú,

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_95_den_99_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan