* Các năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực riêng: giao tiếp tiếng Việt
7 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 87: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 87
Ngày giảng:
Tiếng Việt
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Biết được một số trạng ngữ thường gặp.
- Biết được vị trí của trạng ngữ trong câu.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
- Phân biệt các loại trạng ngữ
- Giáo dục kĩ năng sống:
+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các loại câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu.
1.3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm tự hào về nét đẹp của tiếng Việt.
1.4. Phát triển năng lực:
* Các năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực riêng: giao tiếp tiếng Việt
* Các phẩm chất:
+ Tự lập, tự tin, tự chủ
+ Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, bảng phụ, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- Học sinh: sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk
3. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, phát vấn, bình giảng, phân tích theo mẫu, giao tiếp.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp ( 1 phút)
7B –
7E –
4.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt. Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau
"Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi."
Gợi ý:
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc; Gọi đáp.
Câu đặc biệt "Một hồi còi" thông báo về sự xuất hiện của con tàu.
? Xác định các thành phần câu trong câu dưới đây. Thành phần trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Ngày 23 tháng chạp hàng năm, mọi nhà đều thả cá chép tiễn ông táo về trời.
4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
DẪN VÀO BÀI MỚI
Chúng ta thường học câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, trong cách diễn đạt thường ngày, vẫn cần có một số thành phần khác nhằm giúp cho câu trở nên rõ ràng về nghĩa. Một trong số đó là thành phần trạng ngữ. Các em đã được làm quen với trạng ngữ trong chương trình tiểu học. Bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn nữa về trạng ngữ, qua việc tìm hiểu đặc điểm và công dụng của trạng ngữ. Bài Thêm trạng ngữ cho câu, chúng ta sẽ học trong hai tiết (tiết 86 và tiết 89). Ở tiết học này, chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu về đặc điểm của trạng ngữ.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ
* Hoạt động 1:
- Mục đích: hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, phân tích mẫu, trình bày một phút
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức tiến hành:
? HS đọc ngữ liệu. sgk. 39
? Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
- Cây tre Việt Nam – Thép Mới
? Nội dung của đoạn trích nói về điều gì?
- Mối quan hệ gắn bó khăng khít, lâu dài của dân Việt Nam với cây tre.
? Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên?
? Các bộ phận còn lại là thành phần gì?
- Thành phần trạng ngữ.
? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Xác định địa điểm, nơi chốn người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Xác định thời gian người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa
- Xác định thời gian lâu bền trong mối quan hệ khăng khít giữa người với tre.
- Nhấn mạnh thêm thời gian lam lũ, vất vả,quanh quẩn, nặng nề của cuộc sống người nông dân Việt Nam.
Bài tập nhanh
Xác định các trạng ngữ trong các câu sau. Các trạng ngữ ấy bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
(1) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Cách thức)
(2) Những con chim họa mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương. (phương tiện)
(3) Nó, vì không đạt được điểm cao như ý muốn, đã buồn rất nhiều. (nguyên nhân)
(4) Bạn Hoa, để được danh hiệu học sinh giỏi, đã luôn cố gắng trong suốt học kì vừa qua. (Mục đích)
? Qua các ví dụ trên, trạng ngữ còn có tác dụng gì?
? Quan sát lại các ví dụ, cho biết các trạng ngữ nằm ở vị trí nào trong câu?
? Ngoài vị trí, em còn nhận biết được trạng ngữ nhờ dấu hiệu hình thức nào?
? 2 HS lên bảng đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ mục đích và nguyên nhân.
? 1 HS đọc thể hiện sự ngắt hơi khi nói.
? Khái quát lại những đặc điểm cơ bản của trạng ngữ?
? HS đọc ghi nhớ. Sgk. 39
? Nếu ta bỏ các trạng ngữ đó đi, ý nghĩa của câu có thay đổi không?
- Không
? Thành phần trạng ngữ đóng vai trò gì trong câu?
- Thành phần phụ của câu.
BÀI TẬP NHANH
Thêm các loại trạng ngữ cho câu sau:
- Ngoài đồng
- Năm nay
- Vì rét
-> Năm nay, ngoài đồng, lúa chết rất nhiều, vì rét.
1.1. Khảo sát ngữ liệu
- Trạng ngữ
+ Dưới bóng tre xanh – nơi chốn
+ Đã từ lâu đời – thời gian
+ Đời đời, kiếp kiếp – thời gian
+ Từ nghìn đời nay – thời gian
-> Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn.
Cách thức, phương tiện, nguyên nhân, kết quả.
- Vị trí của trạng ngữ:
+ Đầu câu
+ Cuối câu
+ Giữa câu
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ thường có dấu phẩy khi viết, một quãng ngắt hơi khi nói.
1.2. Ghi nhớ. Sgk. 39
* Lưu ý:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu.
- Thêm trạng ngữ cho câu là một cách mở rộng câu, làm nội dung câu phong phú hơn.
II. LUYỆN TẬP
* Hoạt động 2:
- Mục đích: hướng dẫn HS kĩ năng sử dụng trạng ngữ
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, động não, phân tích mẫu, trình bày một phút
- Thời gian: 20 phút
- Cách thức tiến hành:
? HS đọc yêu cầu BT 1
- HS đứng tại chỗ trả lời
? Ở câu nào, cụm từ mùa xuân đóng vai trò trạng ngữ?
? Làm thế nào em nhận diện được trạng ngữ ở câu b?
- Ý nghĩa: bổ sung ý nghĩa thời gian
- Hình thức: Đứng đầu câu; Ngăn cách với chủ ngữ bằng một dấu phẩy.
? Vậy để nhận diện được trạng ngữ trong câu, chúng ta cần dựa vào những đặc điểm gì?
- Đặc điểm hình thức của trạng ngữ: vị trí và dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ.
- Ý nghĩa
- Ngữ cảnh
? Những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
? Câu d, câu đặc biệt Mùa xuân! Có chức năng gì? (báo hiệu sự tồn tại của mùa xuân)
BÀI TẬP 1
b. Mùa xuân -> Trạng ngữ
a. Mùa xuân, mùa xuân, -> Chủ - vị
c. Mùa xuân -> bổ ngữ
d. Mùa xuân! -> Câu đặc biệt
? Trong cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ? Vì sao?
a. Tôi đọc báo hôm nay.
b. Hôm nay, tôi đọc báo. .
BÀI TẬP BỔ SUNG
- Câu b là trạng ngữ vì "hôm nay" được thêm vào để cụ thể hóa ý nghĩa cho câu.
- Câu a không có trạng ngữ vì
+ Tôi đọc báo hôm nay – hôm nay là định ngữ cho danh từ báo.
Phần b đã thực hiện trong mục bài học
? HS đọc yêu cầu phần a.
? Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
? 1 HS đứng tại chỗ làm bài.
BÀI TẬP 2 + 3
a- Như báo trước mùa xuân về - cách thức
- Khi đi qua những cánh đồng xanh – thời gian
- Trong cái vỏ xanh kia – nơi chốn
- Dưới ánh nắng – nơi chốn
LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền thêm trạng ngữ hoặc nòng cốt câu để tạo thành câu hoàn chỉnh
(1)- Ngày mai, ..
- Để trở thành con ngoan trò giỏi, ..
- Vì mải chơi,..
- , em về quê thăm ông bà.
- .., Mai được cô giáo tuyên dương.
? Em hãy tìm thêm các trạng ngữ cho nòng cốt câu: "Mai được cô giáo tuyên dương"
? Từ 2 ví dụ trên, em có nhận xét gì?
- Một trạng ngữ có thể phát triển thêm được nhiều nòng cốt câu và ngược lại. Một nòng cốt câu có thể có nhiều trạng ngữ.
BÀI TẬP BỔ SUNG
(2) - Bằng nụ cười ấm áp, ..
- Trên bầu trời cao và trong xanh ấy,
- Mỗi khi tết đến, .
-., Nam được mẹ mua cho quần áo mới.
- .., những chú chim đua nhau hót líu lo.
? Em hãy tìm thêm các nòng cốt câu cho trạng ngữ "Mỗi khi tết đến,."
? Viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu, miêu tả mùa xuân, trong đó có sử dụng trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó.
Hướng dẫn:
- Kiểu văn bản: Miêu tả
- Đối tượng: mùa xuân
- Yêu câu:
+ 3-5 câu
+ Sử dụng trạng ngữ và gạch chân.
Chú ý:
- Câu đầu nêu lên luận điểm. Các câu còn lại phát triển, nhằm làm sáng rõ luận điểm đó.
BÀI TẬP BỔ SUNG
Đoạn văn mẫu:
Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, là mùa của sự sống, là mùa của sự khởi đầu. Mùa xuân, bằng hơi thở ấm áp, đã xua tan đi những giá lạnh của đông. Dưới ánh nắng xuân, muôn hoa khoe sắc thắm. Những chồi non ngây ngô nhìn nắng, gạt đi trên mình những giọt sương mai. Xuân về, đàn chim từ khắp ngả cũng náo nức về, vui hót líu lo cả một vùng trời xuân.
4.4. Củng cố ( 2 phút)
- Nhắc lại đặc điểm của trạng ngữ?
4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ( 4 phút)
- Hoàn thành các bài tập sgk vào vở theo hướng dẫn
- Ôn lại lý thuyết về văn nghị luận
- Soạn bài mới: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh theo câu hỏi sgk
5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_87_them_trang_ngu_cho_cau.doc