I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức ôn tập
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Bài cũ:
b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
KT sự chuẩn bị bài của hs
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 81: Ôn tập phần tập làm văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 27/11/2019
Tiết 81
Tập làm văn: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
(Câu 7,8,9)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức ôn tập
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Bài cũ:
b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
KT sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Để củng cố lại các phương thức biểu đạt đã học ở lớp 6,7,8 và hiểu rõ hơn ở
lớp 9 nâng cao hơn ở điểm nào -> vào bài
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
HĐ của GV & HS Nội dung
?Các nội dung văn bản tự sự đã
học ở lớp 9 có gì giống và khác so
với các nội dung về kiểu văn bản
này đã học ở lớp dưới?
Câu 7
Nội dung của VBTS đã học ở lớp 9:
* Giống: Văn tự sự bao giờ cũng phải có yếu
tố: Sự việc (cốt truyện), nhân vật (chính và
phụ)
* Khác
?Cũng là tự sự kết hợp với miêu
tả xong ở lớp 8 có gì khác lớp 9?
?Tại sao trong một văn bản có đủ
các yếu tố miêu tả, biểu cảm và
nghị luận mà vẫn gọi đó là văn
bản tự sự?
Hs thảo luận nhóm 5 phút
Hs trình bày, nhận xét
Gv nhận xét chốt
?Khi gọi tên một văn bản người
ta căn cứ vào đâu?
?Theo em, liệu có một văn bản
nào chỉ vận dụng một phương
thức biểu đạt duy nhất không?
- Gv tổ chức HĐN (5’)
- Các nhóm treo kết quả.
- Gv treo bảng phụ có kết quả
- HS đối chiếu -> Gv kết luận
- HS kẻ bảng sgk vào vở và điền
kết quả.
? Hãy tìm VD minh hoạ cho từng
loại?
- GV chốt: Trong một văn bản sự
kết hợp các phương thức biểu đạt
-> Vb đó hay hơn, sinh động hơn
- Lớp 6: Tự sự được học như một phương
thức riêng, độc lập
- Lớp 8: Học thêm về các nội dung: Tự sự kết
hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là
miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật.
- Lớp 9 nâng cao hơn nên phải có
+ Sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả và miêu tả
nội tâm
+ Sự kết hợp giữa tự sự với nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
trong tự sự
+ Người k/c và vai trò của người k/c.
Câu 8
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
- Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả,
biểu cảm và nghị luận mà vẫn được gọi là văn
bản tự sự vì: miêu tả, biểu cảm và nghị luận
chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật
phương thức biểu đạt chính là tự sự.
-> Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ
vào phương thức biểu đạt chính của văn bản
đó
- Trong thực tế ít có văn bản chỉ sử dụng một
phương thức biểu đạt duy nhất
Câu 9
Sự kết hợp với các yếu tố trong các VB
chính:
- Tự sự: Mtả, NL, biểu cảm, thuyết minh
- Miêu tả: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh
- Nghị luận: Mtả, biểu cảm, thuyết minh
- Biểu cảm: Tự sự, Mtả,
- Thuyết minh: Miêu tả, nghị luận
- Văn bản điều hành không kết hợp với yếu tố
nào thuộc năm phương thức trên
Hoạt động 3: Luyện tập.
Hs lên bảng viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và
nghị luận
Hoạt động 4: Vận dụng
Hs về nhà viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị
luận
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Tìm ghi lại các đoạn văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và
nghị luận
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Ôn tập lại các nội dung trên.
- Chuẩn bị: Trả lời câu hỏi 10,11,12 SGK, lấy VD
- Ôn tập toàn bộ kiến thức để chuẩn bị cho bài thi học kì I.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_81_on_tap_phan_tap_lam_van_nam_ho.pdf