Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn (Câu 1, 2, 3) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được đặc điểm khác biệt giữa văn thuyết minh có miêu tả và sử dụng biện

pháp nghệ thuật; văn tự sự, miêu tả.

- Tạo lập được văn bản thuyết minh, văn tự sự những đối tượng gần gũi theo yêu

cầu.

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Tự hệ thống kiến thức trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Đọc, nghiên cứu nội dung.

- Bảng phụ ghi các đoạn văn

2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn (Câu 1, 2, 3) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 22/11/2019 Tiết 79 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (câu 1,2,3) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 2. Kĩ năng - Phân biệt được đặc điểm khác biệt giữa văn thuyết minh có miêu tả và sử dụng biện pháp nghệ thuật; văn tự sự, miêu tả. - Tạo lập được văn bản thuyết minh, văn tự sự những đối tượng gần gũi theo yêu cầu. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ - Tự hệ thống kiến thức trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu nội dung. - Bảng phụ ghi các đoạn văn 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học. III. Phương pháp và kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 học kỳ I, em đã học những kiểu loại văn bản nào? Những loại văn bản này em đã từng học ở lớp mấy? Kể một số ví dụ minh họa? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố những kiến thức đã học về các loại văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận... -> vào bài * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV & HS Nội dung - Hướng dẫn HS ôn lại những nội dung chính của phần Tập làm văn. ? Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào? ? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? ? Hãy kể tên một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh? - HS nhắc lại các biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa...kể chuyện theo lối tự thuật. ? Các biện pháp nghệ thuật trên và yếu tố miêu tả đóng vai trò gì trong văn thuyết minh? Cho ví dụ minh họa? - Ví dụ: khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hóa (như ngôi chùa tự kể chuyện mình...) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh. Và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh...Từ đó cho HS thấy nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả thì bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động. - GV đưa VD ngọc hoàng sử tội ruồi xanh. ? Hãy cho biết: giữa VB thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? - HS thảo luận: 5 phút Gv gợi ý: chú ý so sánh các yếu tố: + Đối tượng + Việc sử dụng các biện pháp nghệ 1. Các nội dung lớn và trọng tâm - Văn bản thuyết minh: kết hợp giữa biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Văn bản tự sự : + Kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận. + Một số nội dung mới như đối thoại và độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự. 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. - Sử dụng thích hợp làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. - Làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người đọc. 3. Điểm giống và khác nhau giữa : VBTM có yếu tố miêu tả, tự sự VB miêu tả, tự sự - Đối tượng của thuyết minh - Đối tượng của miêu tả thường là thuật. + Cảm xúc của người viết + Việc ứng dụng + Ý nghĩa của phương pháp này - Cử đại diện trả lời, các bạn khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét - chốt kiến thức trên bảng phụ. thường là các loại sự vật, đồ vật - Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật - Đảm bảo tính khách quan, khoa học - ít dùng tưởng tựơng, so sánh - Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết - ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học... - Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu) - Đơn nghĩa các sự vật, con người, hoàn cảch cụ thể - Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật - Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết - Dùng nhiều so sánh, liên tưởng - ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết - Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật - ít tính khuôn mẫu - Đa nghĩa Hoạt động 3: Luyện tập. Gv đưa ra các đoạn văn Hs xác định các yếu tố ở trong đoạn văn Hoạt động 4: Vận dụng - Đặt 3 câu: Một câu có yếu tố miêu tả, một câu có yếu tố tự sự, 1 câu có yếu tố thuyết minh Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Viết đoạn văn tự chọn và chỉ ra yếu tố sử dụng trong đó. V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau - Ôn tập lại các nội dung trên. - Chuẩn bị: Trả lời câu hỏi 4,5,6 SGk Tr 206, lấy VD với những nội dung sau + Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. + Đoạn văn tự sự có dụng yếu tố nghị luận. + Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. + Đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. + Đoạn văn tự sự có sử dụng ngôi kể 1 và 3.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_79_on_tap_tap_lam_van_cau_1_2_3_n.pdf