a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương, đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
7 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 78: Khi con tu hú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy:
Tiết 78. Văn bản: KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù ngục.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ
Giáo dục lòng say mê khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên.
Giáo dục lòng yêu mến ,kính trọng và biết ơn những chiên sĩ cách mạng đã chịu tù đày ,hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương, đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
B. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Trò:
-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp(1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ “Quê hương”. Cảm nhận của em về vẻ đẹp đoạn thơ ấy?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
- Thời gian: (3’)
- Phương pháp: trò chơi.
- Kĩ thuật : động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho hs tham gia trò chơi “ Nhìn ảnh đoán nhà thơ”( Ảnh cuối là nhà thơ Tố Hữu).
GV dẫn dắt vào bài:Nói đến Tố Hữu ta không chỉ nói đến một nhà thơ lớn của dân tộc mà ta còn nói đến một nhà cách mạng vĩ đại. Ông đã tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ, với tình yêu cách mạng cháy bỏng đã được thể hiện ở nhiều bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một bài thơ của ông để thấy được sự khát khao tự do của người tù người chiến sĩ cộng sản.
- Ghi tên bài
Tiết 78. Đọc- hiểu văn bản: KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30’)
+ Mục tiêu: Hiểu được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người c/sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những h/ả gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết
+ Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, công đoạn...
+ Thời gian: Dự kiến 30p
+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Nội dung 1: Giới thiệu chung
- Mục tiêu: HS biết trình bày và nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: Dự án, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
- Năng lực tự học
GV cho Hs 2 nhóm lên trình bày kết quả đã chuẩn bị ở nhà
- HS lên trình bày dự án
+ Nhóm 1: trình bày sự chuẩn bị về tác giả( tên, năm sinh, năm mất, đặc diểm phong cách sáng tác).
+ Nhóm 2: trình bày sự chuẩn bị về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể thơ, phương thức biểu đạt).
( Sản phẩm của 2 nhóm có thể là tranh ảnh, hoặc tư liệu, video)
GV nhấn mạnh:
( Chiếu hình ảnh nhà thơ và tác phẩm của ông)
Nhà thơ lớn lên ở quê hương xứ Huế mộng mơ, với sông Hương, núi Ngự, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy... nên “Huế thơ, Huế nghĩa, Huế tình” đã trở đi, trở lại trong thơ ông trong trẻo như ca dao, mượt mà như câu hát dân ca... Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và thơ ca kháng chiến. Con đường thơ của Tố Hữu theo sát những biến cố lịch sử của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920 – 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên – Huế
- Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
2. Tác phẩm:
Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác vào táng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam ở đấy chưa lâu.
Nội dung 2: Đọc- tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS biết trình bày và nắm được nội dung của bài
- Phương pháp: Thảo luận. thuyết trình, vấn đáp
- Kĩ thuật: công đoạn, động não
- Thời gian: 30p
GV HD HS đọc bài thơ:
Đọc rõ ràng, diễn cảm, chú ý diễn tả được tâm trạng của nhà thơ. Chú ý những động từ, từ cảm thán thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Gọi HS đọc
( Chiếu bài thơ)
- Yêu cầu một HS khác nhận xét.
GV giải thích thêm từ « lúa chiêm » « rây ».
Thảo luận cắp đôi( 2’), kĩ thuật trả lời 1 phút.
- Thể thơ?
- Phương thức biểu đạt?
- Bố cục bài thơ?
Dự kiến trả lời:
- Thể thơ lục bát.
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp miêu tả
- Bố cục: 2 phần
+ 6 câu đầu: Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.
+ 4 câu sau: Tâm trạng người tù cách mạng.
? Em hiểu gì về thể thơ lục bát? Sử dụng thể thơ này có tác dụng gì trong việc diễn tả dòng cảm xúc của tác giả ?
? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ?
Nhan đề bài thơ: “khi con tu hú”là một nhan đề mở, là một câu nói nửa chừng... Khi con tu hú kêu, mùa hè đến, người tù cách mạng thấy ngột ngạt, chết uất trong cái phòng giam chật hẹp.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 6 câu thơ đầu
GV chiếu 6 câu thơ đầu và nội dung thảo luận nhóm:
Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật công đoạn( lần 1: 3’, lần 2: 2 phút)
Chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành phiếu bài tập:
Yếu tố nghệ thuật
Nhận xét
+ Màu sắc: Màu vàng của lúa, của bắp; màu hồng của nắng, màu xanh của trời...
+ Hương vị: Lúa chín, trái cây ngọt...
+ Âm thanh: Tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều
+ Hình ảnh : trời xanh, đôi con diều sáo
+ Từ ngữ : động từ : chín, dậy, lộn nhào ; từ hô ứng« càngcàng" ; phó từ : « đang », « dần ».
-> Màu sắc rực rỡ
-> Hương vị ngọt ngào
-> Âm thanh rộn rã
-> Gợi không gian khoáng đạt
=> Bức tranh mùa hè
Giáo viên chốt: Đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nếu người hoạ sĩ dùng màu sắc, hình khối, đường nét...; người nhạc sĩ dùng âm thanh, cung bậc... để diễn tả cảm xúc của mình thì thi sĩ- nhà thơ lại dùng một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ để tái tạo, tái hiện vẻ đẹp ấy. Bức tranh mùa hè không tĩnh lặng mà qua từ « đang », « dần », ta như cảm nhận được nhựa sống của sự vật đang vận động đến sự viên mãn, tròn đầy. Một bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng thật rộn ràng, náo nức và tràn nhựa sống.
? Qua đó em hiểu đưoc gì về tâm hồn nhà thơ ?
- Qua sự cảm nhận tinh tế, ta nhận thấy một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do, khao khát tự do đến mức cháy ruột, cháy lòng.
? Tiếng tu hú mở đầu bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
- Là âm thanh xuyên suốt bài th¬, là biểu tượng của cuộc sống tự do, đánh thức tâm hồn, khát vọng tự do của người tù cách mạng.
GV chuyển tiếp: Trước bức tranh thiên nhiên ấy tâm hồn của người tù cách mạng như thế nào ta phân tích tiếp phần hai.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 4 câu cuối
Chiếu tiếp 4 câu thơ cuối
Thảo luận nhóm(5’).
Phiếu học tập:
1. Nhịp thơ, giọng điệu thơ có gì đặc biệt ?
2. Từ ngữ?
3. Biện pháp nghệ thuật
4. Tiếng chim ở câu cuối có gì khác với tiếng chim ở câu thơ đầu?
TÂM TRẠNG NHÀ THƠ
Dự kiến trả lời:
1.
+ Nhịp thơ bị thay đổi đột ngột (nhịp 6/2 trong câu thứ 8; nhịp 3/3 ở câu thứ 9),
+ Giọng điệu nghẹn ngào, uất ức,
2.
+ Dùng nhiều động từ mạnh: dậy, đạp, ngột, uất
+ Dùng nhiều từ cảm thán, câu cảm thán: ôi !... làm sao,... thôi!
3. Biện pháp nghệ thuật: Kết cấu đầu cuối tương ứng
4.
- Tiếng tu hú mở đầu bài thơ gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do
- Tiếng tu hú kết thúc bài thơ khiến nhà thơ thấy bực bội, đau khổ, day dứt
-> Tâm trạng: Ngột ngạt, uất ức đến tột cùng.
? Tâm trạng đó đã thể hiện khát vọng gì trong tâm hồn người chiến sĩ?
- Khát khao tự do đến cháy bỏng.
Giáo viên: Đoạn thơ khắc họa râ nét tâm trạng của người tù. Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng. Tâm trạng ấy như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muốn đạp tan phòng giam, phá tan xiềng xích thoát khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do để tiếp tục hoạt động cách mạng.
? Bài thơ đã cho ta cảm nhận được gì về tâm hồn của tác giả?
- Tố Hữu là một con người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thiết tha yêu cuộc sống và khao khát tự do.
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng
- Bức tranh thiên nhiện rực rỡ, khoáng đạt, đầy sức sống.
2. Tâm trạng của người tù cách mạng
- Tâm trạng: Ngột ngạt, uất ức đến tột cùng.
- Khát khao tự do đến cháy bỏng.
Nội dung 3: hướng dẫn hs tổng kết
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật của bài
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 3p
(Vấn đáp, thuyết trình)
HD Tổng kết
? Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển và linh hoạt.
- Nghệ thuật miêu tả: Tả cảnh, tả tình.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển và linh hoạt.
- Nghệ thuật miêu tả: Tả cảnh, tả tình.
2. Ý nghĩa:
- “Khi con tu hú” là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- PPDH: Tái hiện thông tin, phân tích, giải thích, so sánh, đọc diễn cảm
- KTDHTC: Kĩ thuật động não, trình bày 1phút.
- Thời gian: 6 phút
- Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
Câu 1: Cho HS làm các BTTN
a. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.
D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
b. Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.
B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
D. Khi tác giả vượt tù ngục để trở về cuộc sống tự do.
Câu 2: Viết một đoạn văn (4-6 câu) tả cảnh mùa hè trên quê hương em
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 5 phút .
Gv giao bài tập
- Dựa vào nội dung 6 câu thơ đầu, vẽ bức tranh mùa hè theo trí tưởng tượng của em.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Phương pháp:Dự án.
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút .
- Tìm đọc các bài phân tích, bình luận về bài thơ.
- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị tiết 79: Câu nghi vấn (TT).
***************************************
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_78_khi_con_tu_hu.doc