Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 78 đến 81 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Phần Tiếng việt: các phương châm hội thoại.

- Phần Văn học: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về các tác

phẩm thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 -> bài 15.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

- Rèn kĩ năng cảm nhận, so sánh, phân tích nhân vật văn học.

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác, tích cực chữa lỗi trong bài viết.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bài làm của học sinh.

2. Học sinh:

- Xem lại các kiến thức liên quan.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

GV: Dẫn dắt vào bài

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 78 đến 81 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/11/ 2019 TIẾT 78: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Phần Tiếng việt: các phương châm hội thoại. - Phần Văn học: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 -> bài 15. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản. - Rèn kĩ năng cảm nhận, so sánh, phân tích nhân vật văn học. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác, tích cực chữa lỗi trong bài viết. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bài làm của học sinh. 2. Học sinh: - Xem lại các kiến thức liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV: Dẫn dắt vào bài * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS nhắc lại đề bài. GV nhắc lại đáp án cho HS đối chiếu với bài làm của mình. I. Đề bài: (Theo tiết 60,71) II. Đáp án - Biểu điểm: (Tiết 60, 71) III. Trả bài, chữa lỗi: 1. Trả bài: * Ưu điểm: GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của HS trong bài làm. GV thống kê lỗi sai của HS về nội dung và hình thức. GV dùng bảng phụ chép một số đoạn văn mắc lỗi diễn đạt -> HS lên bảng chữa. GV: đọc một số từ viết sai chính tả, gọi một số em mắc lỗi chính tả lên bảng viết - HS nhận xét. Trả bài viết. Thống kê kết quả: - Nội dung: Đa số HS nắm được nội dung và kiến thức cơ bản của phần Tiếng việt và các tác phẩm Văn học hiện đại, biết vận dụng kiến thức để làm bài - Hình thức: + Nhiều bài viết trình bày khá lưu loát, đúng yêu cầu của đề; đảm bảo bố cục của đoạn văn ngắn; chữ viết cẩn thận sạch đẹp * Nhược điểm: - Nội dung: + Một số em chưa học bài, thiếu kiến thức, ý thức học tập chưa tự giác + Chưa làm nổi bật được yêu cầu của đề phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", nhân vật ông Hai... - Hình thức: + Một số em chưa biết cách trình bày bài viết thành một đoạn văn hoặc bài viết ngắn, còn liệt kê các ý bằng gạch đầu dòng bài Tiếng việt, chưa biết trích dẫn chứng phần Văn học. + Một số bài viết: chữ viết xấu, trình bày bẩn, viết sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng,... 2. Chữa lỗi: * Nội dung: - Căn cứ vào đáp án chữa, bổ sung những nội dung còn thiếu trong bài làm của HS. * Hình thức: - Lỗi trình bày: thành một đoạn văn ngắn. - Lỗi diễn đạt: - Lỗi viết sai chính tả: ch - tr, l - n, s - x, r - d - gi. * Hoạt động 3: Luyện tập * Bài tập: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? b. PTBĐ ? c. Nội dung ? d. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng? e. Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về hiện thực chiến tranh và nhận xét về tinh thần, li tưởng của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước? * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn ngắn từ 5-7 dòng nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những bài thơ, bài hát về quê hương, về gia đình, về chiến tranh V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập TLV - Yêu cầu: + Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. + Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Ngày giảng: 19 /11/2019 TIẾT 79: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (CÂU 1, 2, 3) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Chương trình môn ngữ văn 9 học kì I, các em đã được tìm hiểu một số phương thức biểu đạt. Để giúp các em nắm được các phương thức đó một cách có hệ thống, tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập phần tập làm văn * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm HSHĐ cá nhân ? Phần tập làm văn trong ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào? ? Trong những nội dung đó vấn đề nào là trọng tâm? - Thuyết minh. - Tự sự. HS trả lời, nhận xét. GV nhấn mạnh và mở rộng, nâng cao (Tích hợp dọc vòng 2 - Lớp 9) ? Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có vai trò, vị trí như thế nào trong văn bản thuyết minh? HSHĐ nhóm 4p ? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? - HS viết lên bảng phụ và báo cáo kết quả, các nhóm đối chiếu, nhận xét. 1. Những nội dung trọng tâm. - Thuyết minh. - Tự sự. a. Văn bản thuyết minh. - Trọng tâm của văn bản thuyết minh là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật. b. Văn bản tự sự. - Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm. Tự sự kết hợp với nghị luận. - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự. Người kể chuyện và vai trò người kể trong tự sự. 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hoặc các hình thức vè diễn ca làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn. - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. - Yếu tố miêu tả làm cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn làm nổi bật, gây ấn tượng về đối tượng thuyết minh. 3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự. * Giống: - Cả hai văn bản có lúc đều hướng vào một đối tượng: sự vật, đồ vật và đều có mục đích làm nổi bật và gây ấn tượng về đối tượng được nói đến. * Khác nhau: - Văn bản thuyết minh là một văn bản mang tính khoa học, nghĩa là phải đảm bảo tính khách quan khoa học khi trình bày những đặc điểm của đối tượng, sự vật có thể dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết... - Còn văn bản tự sự là một văn bản mang tính nghệ thuật, nghĩa là có thể hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự việc, sự vật, nó mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. * Hoạt động 3: Luyện tập * Bài tập: a. Vai trò của việc sd yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? b. Cho đoạn văn sau: “Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Mỗi con trâu có thể nặng trên ba, bốn tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:“Dù ai buôn đâu bán đâu,Mùng chín tháng tám, chọi trâu thì về”. Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt. Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ sáng sớm đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực kéo cày rất khỏe. trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. + Chỉ ra yếu tố miêu tả, thuyết minh trong đoạn văn trên? TL:- Miêu tả: Da trâu đen bóng, lông thưa..Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp -Thuyết minh: Trâu là loài nhai lại * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn ngắn từ 5-7 thuyết minh về cánh đồng Mường Than quê em. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những bài văn thuyết minh hay về những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta. - Vẽ lại con phố đi bộ ở Than Uyên và viết bài thuyết minh về nó ( Trang trí đẹp và treo góc sáng tạo cuối lớp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập TLV - Yêu cầu: - Ôn lí thuyết văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Soạn tiếp bài câu 4, 5, 6 giờ sau học tiếp. Ngày giảng: 21 /11/2019 TIẾT 80: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (CÂU 4, 5, 6) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Tiếp tục hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. - Nội dung Vb tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận. - Nắm được Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 trong VB tự sự. 2. Kĩ năng: - Tạo lập văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận. - Viết đoạnvăn. 3. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bài soạn, bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi 4, 5, 6. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV: tiếp tục ôn tập phần tập làm văn... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm HSHĐ cá nhân 4. SGK Ngữ văn 9 tập một nêu lên những nội dung về VB tự sự như sau: - Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội ? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? HSHĐ nhóm 5p ? Lấy dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận? - GV dùng bảng phụ ghi ví dụ: + Ví dụ 1: Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn... (Nam Cao, Lão Hạc) + Ví dụ 2: Rằng: " Tôi chút phận đàn bà... Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng. (Thúy Kiều báo ân báo oán, TK) + Ví dụ 3: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... (Nam Cao, Lão Hạc) HS báo cáo, Gv chốt bảng phụ ? Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? tâm. - Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận. * Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục...của nhân vật. * Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. - Nghị luận bằng cách nêu các ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. * Tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 5. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở phía đầu lời trao và lời đáp. - Độc thoại là lời của một người nào đã HSHĐ nhóm đôi 5p ? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? - GV gợi ý: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều), Lão Hạc - Nam Cao, Anh thanh niên- LLSPa ? Tìm 2 đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba? ? Nhận xét vai trò của mỗi ngôi kể chuyện đã nêu? * Ví dụ 1: văn bản: Chiếc lược ngà- N.Q. S( ngôi thứ nhất) * Ví dụ 2: Làng- KL ( ngôi thứ ba) nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. * Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa rõ tính cách nhân vật làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn 6. Đoạn văn tự sự trong đó có người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. * Đoạn kể theo ngôi thứ nhất. - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm của nhân vật, miêu tả được những diễn biến tâm lí, tinh vi phức tạp đáng diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. - Hạn chế trong việc bao quát các đối tượng khách quan khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều. * Đoạn văn sử dụng ngôi thứ 3. - Kể chuyện theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện mang đậm tính kách quan. Người kể dường như thấy hết tâm sự hành động của các nhân vật. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập: * Đoạn văn 1: “ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầuÔng lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” a. Đoạn văn trên thuộc VB nào? Tg? - VB Làng-K.Lân b. Đoạn văn trên sd ngôi thứ mấy?- Ngôi thứ 3 c. Chỉ ra yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm? + Độc thoại: -Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm .. + Độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? * Đoạn văn 2: “- Trời ơi, chỉ còn 5 phút! Chính anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười như đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn - Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn - Chào anh!..chắc chắn tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?” a. Đoạn văn trên thuộc VB nào, TG?- LLS.PA- N.T.Long b. Chỉ ra yếu tố độc thoại, đối thoại? + Đối thoại: - Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này! - Chào anh!..chắc chắn tôi sẽ trở lại + Độc thoại: - Trời ơi, chỉ còn 5 phút! * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn ngắn từ 5-7 dòng, suy nghĩ về nhân vật em thích đã học trong các văn bản lớp 9 kì I ( Bé Thu, ông Sáu, ông Hai, anh thanh niên) * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm những đoạn văn có sd yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vào sổ tay văn học hàng ngày ( Các văn bản hiện đại đã học lớp 9, và văn bản cùng thời khác: Chí Phèo, Hai Đứa trẻ, Một bữa no..) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn lí thuyết văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Bài tập: Viết bài văn kể về một người thân của em. - Soạn tiếp bài câu 7, 8, 9 (trang 220) giờ sau học tiếp. Ngày giảng: 22/11/2019 TIẾT 81: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (CÂU 7, 8, 9) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Tiếp tục hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. - Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng được phương pháp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt vào trong bài văn tự sự. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bài soạn, bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi 7, 8, 9. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò của những yếu tố này trong văn bản tự sự? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV: Để giúp các em có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về văn bản tự sự cô cùng các em hệ thống nội dung kiến thức còn lại. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm HSHĐ nhóm bàn 5p ? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới? HS báo cáo, HS nhận xét, GV nhận xét. HSHĐ nhóm đôi 5p ? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự? HS báo cáo, Gv nx. ? Theo em liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? 7. So sánh sự giống và khác nhau. - Nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở các lớp dưới. * Giống nhau: - Văn bản tự sự phải có: + Nhân vật chính và một số nhân vật phụ. + Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ. * Khác nhau: ở lớp 9 có thêm: - Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. - Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận. - Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 8. Giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố đó mà vẫn coi là văn bản tự sự? - Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. - Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. Cá nhân HS trả lời. GV kẻ bảng hệ thống ra bảng phụ. Yêu cầu học sinh lên làm bài tập. GV yêu cầu HS lấy ví dụ. Bài tập: Đánh dấu X vào ô trống. - Tự sự: miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh - Miêu tả: tự sự, biểu cảm, TM - Nghị luận: miêu tả, biểu cảm, TM - Biểu cảm: tự sự, miêu tả, nghị luận. - Thuyết minh: miêu tả, nghị luận. - Điều hành: không kết hợp với các yếu tố trên. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập: Cho 2 đoạn văn sau: * Đoạn văn 1: (văn 6) “ Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió.. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núiST vẫn vững vàng mà sức TT đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.” * Đoạn văn 2: (văn 9) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu, vừa vười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôiNghe nồi cơm sôi, nó giở nắp,lấy đũa bếp sơ qua- nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi ngĩ thầm, con bé đang dòn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!- nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy..” a. Hai đoạn văn trên thuộc VB nào, TG? - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh- truyện truyền thuyêt. - Chiếc lược Ngà- N.Q. Sáng b. Hai đoạn văn tự sự trên khác nhau ở các yếu tố nào? * Đoạn 1: - Yếu tố tự sự , miêu tả * Đoạn 2: ngoài yếu tố: TS, MT, BC còn có các yếu tố sau: + Độc thoại nội tâm: con bé đang dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi.. + Đối thoại: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy..” * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn ngắn từ 7-10 dòng, suy nghĩ về nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Có sd yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đóng vai tiểu phẩm đoạn đối thoại giữa nhân vật ông Hai và những người tản cư nói về chuyện làng ông theo giặc ( sgk trang 164-165). ( Dũng vai ông Hai, Ninh vai người đàn bà ở Gia Lâm, Dương A vai người đàn bà cho con bú, Hoà vai người dân ). Thể hiện được đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn lí thuyết văn tự sự. - Bài tập: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. - Soạn tiếp bài câu 10, 11, 12 (trang 220) giờ sau học tiếp.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_78_den_81_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf