I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Phần Tiếng việt: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa kiến thức đã học về Các
phương châm hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Các biện pháp tu từ
- Phần Văn học: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về các
tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 -> bài 15.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Rèn kĩ năng cảm nhận, so sánh, phân tích nhân vật văn học.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực chữa lỗi trong bài viết.
4. Năng lực.
a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, diễn đạt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, trả bài cho HS.
2. Học sinh: Ôn kiến thức tiếng việt, văn học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo
nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: xen lẫn trong giờ học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Gv dẫn dắt vào bài
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 78 đến 81 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/11/2019
Tiết 78
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT,
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Phần Tiếng việt: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa kiến thức đã học về Các
phương châm hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Các biện pháp tu từ
- Phần Văn học: Kiểm tra lại kết quả, hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về các
tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 -> bài 15.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Rèn kĩ năng cảm nhận, so sánh, phân tích nhân vật văn học.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực chữa lỗi trong bài viết.
4. Năng lực.
a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề...
b. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, diễn đạt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, trả bài cho HS.
2. Học sinh: Ôn kiến thức tiếng việt, văn học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo
nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: xen lẫn trong giờ học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Gv dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung gợi ý
- Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm.
GV đưa ra đáp án thông qua các
câu hỏi phát vấn cho học sinh trả lời.
- GV trả bài cho học sinh
- GV cho HS đọc bài của mình. Sau
* Đề bài: ( Thực hiện tiết 60,71)
I. Đáp án - Biểu điểm: (Tiết 60, 71)
II. Trả bài, chữa lỗi:
1. Trả bài:
* Ưu điểm:
- Nội dung: Đa số HS nắm được nội dung
và kiến thức cơ bản của phần Tiếng việt và
các tác phẩm văn học hiện đại, biết vận
dụng kiến thức để làm bài.
đó cho các em tự nhận xét
- Cuối cùng GV tổng hợp nhận
xét chung
Bài làm của HS: Tuyên, Sâu, Song
Bài HS Câu, Cường, Hưng, Thưm,
Tu,...
GV thống kê lỗi sai của HS về nội
dung và hình thức.
GV dùng bảng phụ chép một số đoạn
văn mắc lỗi diễn đạt -> HS lên bảng
chữa.
GV: đọc một số từ viết sai chính tả,
gọi một số em mắc lỗi chính tả lên
bảng viết - HS nhận xét.
Trả bài viết. Thống kê kết quả:
Bài TV điểm trên TB: 15/28
Bài Văn điểm trên TB: 22/28
- Hình thức:
+ Nhiều bài viết trình bày khá lưu loát,
đúng yêu cầu của đề; đảm bảo bố cục của
đoạn văn ngắn; chữ viết cẩn thận sạch
đẹp...
* Nhược điểm:
- Nội dung:
+ Một số em chưa học kĩ bài, thiếu kiến
thức, ý thức học tập chưa cao.
+ Chưa làm nổi bật được yêu cầu của đề.
Một số bài chưa biết vận dụng kiến thức đã
học vào làm bài.
- Hình thức:
+ Ưu điểm: Một số em chưa biết cách trình
bày bài viết thành một đoạn văn hoặc bài
viết ngắn, còn liệt kê các ý bằng gạch đầu
dòng, chưa biết trích dẫn chứng phần văn
học.
+ Tồn tại Một số bài viết: chữ viết xấu,
trình bày bẩn, viết sai nhiều lỗi chính tả,
diễn đạt lủng củng,...
2. Chữa lỗi:
* Nội dung:
- Căn cứ vào đáp án chữa, bổ sung những
nội dung còn thiếu trong bài làm của HS.
* Hình thức:
- Lỗi trình bày: thành một đoạn văn ngắn.
- Lỗi diễn đạt:
- Lỗi viết sai chính tả: ch - tr, l - n,
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS tự sửa lại các lỗi trong bài kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Yêu cầu HS bài làm dưới TB về nhà ôn lại, nắm chắc kiến thức về phần TV, phần Văn
(Ở nhà)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ; Qua phần truyện ngắn cảm nhận
về một nhân vật mà em yêu thích .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Chuẩn bị kĩ nội dung "Ôn tập tập làm văn"
Yêu cầu: Đọc và soạn bài trước ở nhà tìm hiểu nội dung các câu 1,2,3 (SGK – T206)
Ngày giảng: 26/11/2019
Tiết 79
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
(Câu 1,2,3)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức. Giúp HS hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn đã học
- Những nội dung trọng tâm của văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự
sự.
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong văn
bản văn bản tự sự.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu HT
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời 3 câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
H. Học kì I các em học những kiểu bài tập làm văn nào? Nêu cách làm từng kiểu
bài?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GVKL, dẫn dắt vào bài học
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
H. Phần Tập làm văn trong Ngữ
văn 9 có những nội dung lớn, trọng
tâm nào ? Những nội dung nào là
trọng tâm cần chú ý ?
- HS thảo luận cặp đôi 2 phút, chia
sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- GV KL
Câu 1. Những nội dung trọng tâm
- Thuyết minh.
- Tự sự.
a. Văn bản thuyết minh.
- Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết
minh với yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ
thuật.
b. Văn bản tự sự.
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
H. So sánh với lớp dưới nội dung
này có gì khác ?
- GV chốt: TLV ở Ngữ văn 9 tập 1
vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến
thức lẫn kĩ năng ...
- GV chiếu đoạn văn trên máy
chiếu - HS đọc
H. Hãy tìm các yếu tố miêu tả và
các biện pháp nghệ thuật trong
đoạn trích trên ?
H. Các biện pháp nghệ thuật và yếu
tố miêu tả có vai trò, vị trí như thế
nào trong văn bản thuyết minh ?
Cho một ví dụ cụ thể ?
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút, đại
diện nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Ví dụ:
+ Khi thuyết minh về một ngôi
chùa cổ, người thuyết minh sử
dụng những liên tưởng, tưởng
tượng, lối so sánh, nhân hóa (ngôi
chùa tự kể chuyện về mình) =>
khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng
được thuyết minh.
+ Vận dụng miêu tả về hình dáng
ngôi chùa như thế nào, màu sắc,
không gian, cảnh vật xung quanh.
H. Nếu thiếu các biện pháp nghệ
thuật và các yếu tố miêu tả thì bài
thuyết minh sẽ như thế nào ?
- Khô khan, thiếu sinh động.
H. Văn bản thuyết minh có yếu tố
miêu tả tự sự giống và khác với văn
bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ?
- GV phát phiếu HT
- HS thảo luận nhóm 4 - 5 phút,
trình bày kết quả, các nhóm, nhận
xét, bổ sung.
- GV kết luận
Tự sự kết hợp với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự: đối
thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự, người kể chuyện và vai trò của người
kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp
nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết
minh.
- Các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, đối
thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hoặc các hình thức
vè diễn ca làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh
động, hấp dẫn.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích
hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối t-
ượng thuyết minh và gây hứng thú cho người
đọc.
- Yếu tố miêu tả làm cho bài văn thuyết minh
sinh động, hấp dẫn làm nổi bật, gây ấn tượng về
đối tượng thuyết minh.
Câu 3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu
tả tự sự với văn miêu tả, tự sự.
* Giống
- Cần có sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng
các sự vật, sự việc.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm bài
văn thêm sinh động, hấp dẫn.
* Khác nhau
Văn bản/ Thuyết minh Miêu tả Tự sự
So sánh
Mục đích
Cung cấp tri
thức khách quan
về đối tượng
Tái hiện cụ thể
như thật cảnh vật,
con người
Kể chuyện, kể việc,
làm sống lại câu
chuyện hoặc sự việc
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính
xác
Ngôn ngữ giàu
hình ảnh
Ngôn ngữ phong phú,
sinh động
Phương
pháp
- Quan sát, tìm
hiểu đối tượng.
- So sánh, phân
tích
- Quan sát, liên
tưởng. Từ ngữ
gợi tả, gợi cảm.
Xây dựng cốt truyện,
nhân vật, tình huống.
Có thể có hư cấu.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Viết đoạn văn thuyết minh về cái cặp sách có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện
pháp nghệ thuật.
- HS viết 7 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết đoạn văn tự sự kể về một kỉ niệm của em với bạn thân trong đó có sử dụng
yếu tố miêu tả và nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc và ghi chép lại những đoạn, bài văn thuyết minh hay.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn và nắm chắc lí thuyết văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn (câu 4,5,6)
Yêu cầu: Lấy VD với những nội dung sau:
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
+ Đoạn văn tự sự có dụng yếu tố nghị luận
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng ngôi kể 1 và 3
Ngày giảng: 27/11/2019
Tiết 80
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Câu 4,5,6)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những hiểu biết của mình về văn tự sự, tìm một số đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong văn bản
văn bản tự sự.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu HT
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời 3 câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Giáo viên nhắc lại nội dung các tiết ôn tập trước tiếp tục ôn tập phần Tập làm văn
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ cá nhân
H. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập
1 nêu lên những nội dung gì về
văn bản tự sự?
HĐ nhóm đôi
H. Vai trò, vị trí và tác dụng của
các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị
luận trong văn bản tự sự như thế
nào?
4. SGK Ngữ văn 9 tập một nêu lên những nội dung
về VB tự sự như sau:
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
- Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
a. Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện
những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của
nhân vật.
- Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả
những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách
miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục...của
nhân vật.
H. Lấy dụ về đoạn văn tự sự có sử
dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu
tố nghị luận?
- GV dùng bảng phụ ghi ví dụ:
* Ví dụ 1:
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc
cùng lão cũng có thể làm liều như
ai hết... Cuộc đời này quả thật cứ
mỗi ngày một thêm đáng buồn...
(Nam Cao, Lão Hạc)
* Ví dụ 2:
Rằng: Tôi chút phận đàn bà...
Còn nhờ lượng bể thương bài nào
chăng.
(Thúy Kiều báo ân báo oán, T K)
* Ví dụ 3:
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy,
và tôi càng buồn lắm. Những
người nghèo nhiều tự ái vẫn
thường như thế. Họ dễ tủi thân
nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà
ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi
phàn nàn việc ấy với Binh Tư...
Hắn bĩu môi và bảo: Lão làm bộ
đấy! Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế,
nhưng cũng ra phết chứ chả vừa
đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả
chó..
(Nam Cao, Lão Hạc)
HĐ nhóm đôi phiếu học tập
H. Thế nào là đối thoại, độc thoại
nội tâm? Vai trò, tác dụng của các
yếu tố này trong văn bản tự sự như
thế nào?
Hình
thức
Nội dung
Đối
thoại
Độc
b. Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận làm cho câu
chuyện thêm phần triết lí.
- Nghị luận bằng cách nêu các ý kiến, nhận xét,
cùng lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được
diễn đạt bằng hình thức lập luận.
* Tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và
nghị luận.
5. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai
hoặc nhiều người trong văn bản tự sự, đối thoại đ-
ược thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở phía đầu lời
trao và lời đáp.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với
chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng t-
ượng.
* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong
thoại
Độc
thoại
nội
tâm
H. Tìm các ví dụ về đoạn văn tự
sự có sử dụng các yếu tố đối thoại,
độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Ví dụ: Kiều ở lầu Ngưng Bích -
Truyện Kiều, Lão Hạc - Nam
Cao...
HĐ nhóm đôi
H. Tìm 2 đoạn văn tự sự, trong đó
một đoạn người kể chuyện kể theo
ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo
ngôi thứ ba?
H. Nhận xét vai trò của mỗi loại
người kể chuyện đã nêu?
* Ví dụ 1:
“Tôi không quản trời lạnh giá, về
thăm làng cũ, xa những hai ngàn
dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mư-
ơi năm nay”.
(Lỗ Tấn, Cố hương)
* Ví dụ 2:
“Buổi trưa hôm ấy ông Hai ở nhà
một mình. Con bé lớn gánh hàng
ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai
đứa bé thì ông cắt chúng nó ra v-
ườn trông mấy luống rau mới cấy
lại chẳng gà vặt hết.”
( Làng, Kim Lân)
văn bản tự sự có tác dụng khắc họa rõ tính cách
nhân vật làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp
dẫn. Mặt khác tác giả gửi gắm được tư tưởng, tình
cảm của mình qua các đoạn đối thoại, độc thoại ấy,
khiến cho tư tưởng chủ đề của tác phẩm được nổi rõ
hơn.
6. Đoạn văn tự sự trong đó có người kể chuyện theo
ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
- Đoạn kể theo ngôi thứ nhất.
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất người kể đi sâu vào
tâm tư tình cảm của nhân vật, miêu tả được những
diễn biến tâm lí, tinh vi phức tạp đang diễn ra trong
tâm hồn nhân vật tôi.
+ Hạn chế trong việc bao quát các đối tượng khách
quan khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
- Đoạn văn sử dụng ngôi thứ 3.
+ Kể chuyện theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện
mang đậm tính khách quan. Người kể dường như
thấy hết tâm sự, hành động của các nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Viết đoạn văn thuyết minh về cái cặp sách có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện
pháp nghệ thuật.
- HS viết 7 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết đoạn văn tự sự kể về một kỉ niệm của em với bạn thân trong đó có sử dụng
yếu tố miêu tả và nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Viết đoạn văn kể về tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn và nắm chắc lí thuyết văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn (câu 7,8,9)
- Yêu cầu: So sánh sự giống nhau và khác nhau của văn tự sự ở lớp 6,7, 8 với lớp 9
Ngày giảng: 29/11/2019
Tiết 81
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Câu 7,8,9)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9,
thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa phát
triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản
đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được phương pháp làm văn tự sự kết hợp các yếu
tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong
văn bản văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi 7,8,9 sgk.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu HT
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời 3 câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Ở các tiết trước chúng ta đã hệ thống các đơn vị kiến thức về văn bản thuyết
minh, tự sự song để giúp các em có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về văn bản tự sự cô cùng
các em hệ thống nội dung kiến thức còn lại.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
H. Các nội dung văn bản tự sự đã
học ở lớp 9 có gì khác so với các nội
dung về kiểu văn bản này đã học ở
những lớp dưới?
- HS thảo luận nhóm– 5 phút
- Đại diện trình bày, các nhóm nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
I. Lý thuyết:
7. So sánh sự giống và khác nhau.
- Nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với
văn bản tự sự ở các lớp dưới.
* Giống nhau:
- Văn bản tự sự phải có:
+ Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
+ Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc
H. Khi gọi tên một văn bản nào đó ta
căn cứ vào yêu cầu nào?
- GV mở rộng
+ Phương thức tái tạo hiện thực
khách quan bằng cảm xúc chủ quan
-> văn bản miêu tả.
+ Phương thức lập luận -> văn bản
nghị luận.
+ Phương thức tác động vào cảm
xúc -> văn bản biểu cảm.
+ Phương thức cung cấp tri thức về
đối tượng -> văn bản thuyết minh
+ Phương thức tái tạo hiện thực
bằng nhân vật và cốt truyện -> văn
bản tự sự.
H. Giải thích tại sao trong một văn
bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu
cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn
bản tự sự?
H. Theo em liệu có một văn bản nào
chỉ vận dụng một phương thức biểu
đạt duy nhất hay không?
- GV dùng bảng phụ.
HS HĐ nhóm đôi bằng phiếu học
tập
phụ.
* Khác nhau: ở lớp 9 có thêm:
- Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả
nội tâm.
- Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị
luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
- Người kể chuyện và vai trò của người kể
chuyện trong văn bản tự sự.
8. Nhận diện văn bản:
a. Khi gọi tên một văn bản, căn cứ vào
phương thức biểu đạt chính.
b. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu
tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn
bản tự sự.
Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ
là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật
phương thức chính là phương thức tự sự.
- Trong thực tế khó có một văn bản nào đó
chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy
nhất.
9. Đánh dấu X vào ô trống.
TT
Kiểu
VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự
sự
Miêu
tả
Nghị
luận
Biểu
cảm
Thuyết
minh
Điều hành
1 Tự sự X X X X
2 Miêu tả X X X
3 Nghị luận X X X
4 Biểu cảm X X X
5 Thuyết minh X X
6 Điều hành
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối
thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- HS viết 7 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết đoạn văn tự sự kể về một kỉ niệm của em với bạn thân trong đó có sử dụng
yếu tố miêu tả và nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Viết đoạn văn kể về tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn và nắm chắc lí thuyết văn bản tự sự.
- Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn (tiếp)
- Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi 10,11,12 giờ sau học tiếp.
+ Tìm hiểu bố cục của văn bản tự sự?
+ Những kĩ năng làm bài văn tự sự?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_78_den_81_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf