A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự. Thấy được vai trò của nghị luận
trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. Phân tích được
các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ
- Hs có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận vào trong bài viết của mình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác., năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc chuẩn bị bài.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, HĐN đôi, hoạt động cá nhân.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi",
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Những cách miêu tả nội
tâm trong văn bản tự sự?
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 72+73 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/11/2019
Tiết 72. Tập làm văn:
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự. Thấy được vai trò của nghị luận
trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. Phân tích được
các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ
- Hs có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận vào trong bài viết của mình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác., năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc chuẩn bị bài.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, HĐN đôi, hoạt động cá nhân.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi",
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Những cách miêu tả nội
tâm trong văn bản tự sự?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động:
? Kể tên các phương thức biểu đạt thường hay gặp?
? Thế nào là nghị luận?
Gv: Giới thiệu bài: Tự sự là một trong những phương thức chính mà các nhà
văn thường sử dụng để phản ánh, tái hiện lại hiện thực,vậy trong văn nghị luận tự sự
đóng vai trò gì cô trò ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hs: Đọc ví dụ a(sgk/137)
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong
văn bản tự sự.
1. Ví dụ/sgk
? Đoạn trích trên mang nội dung gì ?
Hs: Nói lên những suy nghĩ nội tâm
của nhân vật ông giáo.
? Đây là cuộc đối thoại giữa ai với ai?
Hs: Cuộc đối thoại ngầm ông giáo
đối thoại với chính mình rằng vợ
mình không ác để buồn chứ không lỡ
giận vợ.
? Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ
thể hiện tính chất nghị luận trong
từng đoạn trích?
- Nếu ta ko cố mà tìm hiểu những
người xung quanh thì ta có cớ để tàn
nhẫn, độc ác với họ.
? Đoạn trích nêu ra những luận
điểm nào?
? Để làm rõ luận điểm đó, người nói
đã đưa ra luận cứ gì và lập luận
ntn?
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không
phải là người ác nhưng thị thị trở nên
ích kỉ.
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nỡ
giận.
? Trong đoạn văn trên nhân vật lập
luận bằng cách nào?
? Các câu văn trong đoạn trích
thường là loại câu nào? Các từ
thường được dùng để lập luận ở đây
là gì?
Hs: HĐ cặp đôi, chia sẻ ý kiến
Gv: Chốt kiến thức
? Em có nhận xét gì về những câu
nghị luận trong đoạn văn trên?
Hs: Đọc vdụ b (sgk/ 137, 138)
Hs: HĐ/ phiếu học tập
? Đoạn thơ trên mang nội dung gì?
? Kiều đã có những lời nói nào
trong cuộc xét xử Hoạn Thư? Em
có nhận xét gì về kiểu câu trong
câu thơ đó ?
? Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ
a. Cuộc đối thoại ngầm của nhân vật
ông Giáo.
- Nêu ý kiến cùng lí lẽ và dẫn chứng.
- Nếu ta ko cố mà tìm hiểu những người
xung quanh thì ta có cớ để tàn nhẫn,
độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi ko phải là
người ác nhưng thị thị trở nên ích kỉ, vì:
+ Khi người ta đau chânkhác đâu.->
quy luật tự nhiên.
+ Khi người ta khổ quáđược nữa.->
quy luật tự nhiên.
+ Vì cái bản tính. lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nỡ
giận.
- Nêu ý kiến cùng lí lẽ và dẫn chứng.
→ Kiểu câu hô ứng: nếu.. thì. khi
.thì..
b. Cuộc xét xử Hoạn Thư của Thúy
Kiều
- Kiều đã đưa lí lẽ dẫn chứng vạch tội
Hoạn Thư
thể hiện tính chất nghị luận trong
đoạn trích?
Hs: HĐ chia sẻ ý kiến
? Hoạn Thư đã dùng cách nào để
biện minh tội cho mình?
? Trong đoạn thơ trên nhân vật
Kiều và Hoạn Thư lập luận bằng
cách nào?
? Hoạn Thư lập luận đưa lí lẽ dẫn
chứng nhằm mục đích gì?
Hs: Buộc Thúy Kiều phải suy nghĩ
xem xét tha tội cho mình.
? Trong hai ví dụ: a,b người ta đã
đưa ra các lập luận nghị luận vào
nhằm mục đích gì ?
? Tác dụng của việc đưa yếu tố nghị
luận vào văn bản?
? Nội dung nghị luận trong 2 vdụ trên
được thể hiện dưới hình thức nào?
? Dựa trên việc tìm hiểu ví dụ, em hãy
chỉ ra các dấu hiệu và đặc điểm của
nghị luận trong một văn bản tự sự?
Hs: Trình bày
Gv: Chốt kiến thức
Hs: Đọc bài học
→ Nêu nhận xét cùng lí lẽ và dẫn
chứng.
- Hoạn Thư: Lập luận nêu ý kiến thuyết
phục Thúy Kiều tha thứ.
-> Mục đích: để người nghe (đọc) phải
suy nghĩ.
- Làm câu chuyện thêm phần hấp dẫn.
- Nội dung được diễn đạt bằng hình
thức lập luận làm cho câu chuyện thêm
phần triết lí
2. Bài học/sgk
* Hoạt động 3: Luyện tập
Hs: HĐ cặp đôi tôi nói bạn nghe
? Trong văn tự sự người ta thường nghị luận bằng cách nào?
- Đưa ra nhận xét, ý kiến cùng những lí lẽ dẫn chứng.
? Hình thức nghị luận thường sử dụng
- Lập luận.
II. Luyện tập
Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu.
Hs: HĐ nhóm đôi bàn dọc, trình bày nhận xét.
Gv: Chỉnh sửa
Bài tập 1
Lời ông giáo, đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ
mình không ác chỉ buồn chứ không giận.
Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu.
Hs: Trình bày nhận xét.
Bài tập 2:
Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu.
Hs: Trình bày nhận xét.
Gv: Chỉnh sửa
Lập luận của Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Kể công: ở gác viết kinh, khi trốn chạy
+ Cảnh chồng chung: ai nhường ai.
+ Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều: trông nhờ vào lượng khoan dung.
* Hoạt động 4: Vận dụng
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề: lơ là trong học tập có sử dụng yếu tố nghị
luận, chỉ ra cách lập luận.
Hs: Viết , trình bày
Gv: Chỉnh sửa
* Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Sưu tầm các đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận chỉ rõ cách nghị luận
trong đoạn văn.
E. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- VN học bài, hoàn thiện các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài: Luyện tập: viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
- Đọc văn bản: "Lỗi lầm và sự biết ơn", trả lời các câu hỏi gợi ý.
- Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận chứng minh “Nam
là một người bạn tốt. ( Yêu cầu viết đoạn văn trước ở nhà)
Ngày giảng: 15/11/2019
TIẾT 73:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đoạn văn tự sự và các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thường xuyên và phù
hợp.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác;
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức về đoạn văn, đoạn văn tự sự.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ
nhóm đôi, lược đồ tư duy.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò, tác dụng của các yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Để cho bài văn tự sự thêm phần triết lí người ta thường thêm vào văn
bản tự sự yếu tố nghị luận có thể bằng cách nêu các ý kiến nhận xét, cùng
những lí lẽ và dẫn chứng thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. Để giúp
các em vận dụng những kiến thức vào bài làm văn tự sự cô cùng các em học bài:
luyện tập...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực,
trình bày 1 phút
HS đọc bài văn: Lỗi lầm và sự biết
ơn và tìm viết:
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
+ Yếu tố nghị luận thể hiện ở những
câu văn nào?
? Các câu văn nghị luận có vai trò
gì trong văn bản?
? Bài học được rút ra từ câu chuyện
là gì?
? Nếu giả sử tước bỏ những yếu tố
NL ấy đi thì câu chuyện sẽ ra sao?
(Tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm,
ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt
nhoà...)
- GV khái quát chuyển ý.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị
luận trong đoạn văn tự sự.
* Ví dụ:
Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4)
* Nội dung: Câu chuyện về hai người
bạn đi trên sa mạc.
* Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
- Những điều viết trên cát sẽ nhanh
chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng
không ai có thể xoá được những điều tốt
đẹp đã được ghi tạc trong lòng người.
- Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết
những nỗi đau buồn, thù hận lên cát
và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
* Vai trò: Làm cho câu chuyện thêm
sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa
giáo dục cao.
-> Bài học về sự bao dung, lòng nhân
ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân
tình.
HOẠT ĐỘNG 3
Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực,
chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút
- HSHĐ cá nhân viết trong (7’)
? Đề bài nêu lên những yêu cầu
điều gì?
Luyện tập
Thực hành viết đoạn văn tự sự có
sử dụng yếu tố nghị luận.
1. Bài tập 1.
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt
lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em đã
phát biểu ý kiến để chứng minh Nam
? Để đáp ứng được những yêu cầu
đó? Em phải làm ntn?
- GV giới thiệu tình huống, gợi ý cho
HS viết đoạn văn:
? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?
? Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?
? Em đã phát biểu về vấn đề gì?
? Lỗi lầm của Nam là gì, mà trong
giờ sinh hoạt lớp nói đến?
? Tính tốt của Nam là gì mà em phát
biểu chứng minh Nam là người bạn
tốt?
? Em đã thuyết phục Nam là người
bạn tốt như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn
- HS nhận xét, góp ý - GV nhận xét
- HSHĐ cá nhân viết trong (7’)
- HS đọc đề 2 SGK
- GV hướng dẫn HS những nội dung
cần đạt tới của bài viết.
? Người em kể là ai? Người đó đã để
lại một việc làm, lời nói hay suy
nghĩ?
? Nội dung cụ thể? Nội dung giản dị
mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- HS nhận xét - GV đánh giá.
HĐN bàn (5’)
HS đọc đoạn văn tham khảo sgk.
là một người bạn tốt.
* Yêu cầu:
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố
NL
* Dàn ý:
- Thời gian, địa điểm, người điều
khiển, không khí của buổi sinh hoạt
lớp.
- Nội dung của buổi sinh hoạt lớp:
kiểm điểm HS vi phạm nội qui của
trường lớp. (bạn Nam)
- Lí lẽ, ví dụ, lời phân tích.
2. Bài tập 2.
Viết đoạn văn kể về những việc làm
hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu
sắc của người bà kính yêu đã làm em
cảm động. (ĐV có yếu tố nghị luận )
* Đoạn văn: Bà nội.
Bà nội tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn
còn khoẻ mạnh nên bà thường đỡ đần
bố mẹ tôi công việc nội trợ, bếp núc.
Bà thường bảo: “Đối với con người,
hạt gạo là quí nhất!”. Mỗi lần nấu
cơm, đong gạo ra rá, bà làm rất cẩn
thận, không để vương vãi hạt gạo nào.
Một lần tôi giúp bà nấu cơm, chẳng
may trượt chân ngã, rá gạo bị đổ... Bà
nhìn thấy liền nói: “Cháu ơi! thóc gạo
là Đức Phật đấy... không có nó thì
cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa
phật đâu?”. Lúc đó tôi không hiểu câu
nói của bà, nhưng bây giờ thì tôi đã
hiểu... Suốt một đời tần tảo, bà tôi có
gì đâu, ngoài những hạt gạo do chính
bà làm ra bằng mồ hôi, công sức một
nắng hai sương và cũng do chính bà
xay, giã, giần, sàng.
3. Bài 3: Phân tích yếu tố NL:
- Từ một lời dạy: “Con hư tại mẹ,
? Xác định yếu tố nghị luận trong
đoạn văn và phân tích?
cháu hư tại bà”. Tác giả đã bàn về tấm
gương và hiệu quả của nó trong giáo
dục gia đình..
- Từ cuộc đời và lời răn dạy của bà, tác
giả bàn về một nguyên tắc giáo dục:
“Người ta như cây phải uốn từ non.
Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng:
Bài tập: Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nghĩ về
hoành cảnh sống và công việc của anh thanh niên được thể hiện trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo:
- Vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Cách đưa yếu tố NL vào bài văn tự sự một cách hợp lí (nòng cốt là
nhân vật, sự việc) từ đó mới kết hợp, lồng ghép các yếu tố khác. Nghị luận
thường diễn ra dưới dạng các cuộc đối thoại nhằm thuyết phục ai đó về một vấn
đề, một nhận xét, một quan điểm, tư tưởng...
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tiếp tục hoàn thiện bài tập 2.
- Soạn bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Đọc nội dung bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_7273_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf