Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và

truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 1.

- Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá

trình học các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9. Bước đầu hình thành hiểu

biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau cách

mạng tháng Tám 1945.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.

3. Thái độ

- Có tư tưởng yêu thích môn Ngữ Văn.

4. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng

lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bài soạn

2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.hình

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, học tập hợp tác

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019 Tiết 69. ÔN TẬP PHẦN VĂN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 1. - Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ - Có tư tưởng yêu thích môn Ngữ Văn. 4. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.hình - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, học tập hợp tác D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Kể tên những tác phẩm thơ hiện đại mà em đó học trong chương trình NV9 t1? Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những tác phẩm thơ hiện đại học trong chương trình NV9. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Thơ hiện đại Việt Nam sau 1945 - HS: HĐ cá nhân, nhóm T T Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Ca ngợi tình đồng chí, cùng chung lí tưởng chiến đấu, chung cảnh ngộ được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trong tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. - Chi tiết hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm. - Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. - Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn giàu tính khẩu ngữ. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc - Nhiều hình ảnh đẹp rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan. sống mới. 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tám chữ ( có biến thể) Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình quê hương đất nước. - Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. 5 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Thơ năm chữ Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung. - Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Các tác phẩm thơ trên đã tập trung phản ánh những chủ đề nào ? Ở mỗi nội dung trên, hãy lấy dẫn chứng tiêu biểu từ các bài thơ đã học để minh hoạ ? HS hoạt động cá nhân-> HĐ nhóm Nội dung chính của các tác phẩm thơ, truyện 1. Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng 8/1945 qua nhiều giai đoạn : - Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng. - Công cuộc lao động xây dựng đất nước với những quan hệ tốt đẹp của con người. 2. Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sõu sắc. - Tình yêu nước, tình yêu quê hương. - Tình đồng chí, sự gắn bó với Cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ. - Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung, rộng lớn. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? So sánh hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong “ Đồng chí- Chính Hữu„ & “BTVTĐXKK- PTD „? ? Chọn một nhân vật hay một đoạn thơ em thích trong những VB trên để nêu cảm xúc, suy nghĩ? HS hoạt động cá nhân-> HĐ nhóm HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo ? Tìm đọc, sưu tầm những VB của Nguyễn Quang Sáng, Phạm Tiến Duật. Viết về con người VN trong hai cuộc kháng chiến chông pháp và chống Mỹ. E. HD chuẩn bị bài học tiết sau: Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn (Yêu cầu HS về nhà hệ thống lại các tác phẩm truyên hiện đại việt Nam đã học ở chương trình Ngữ Văn 9 tập 1, những nét chính về tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật). Ngày giảng: /11/2019 Tiết 70. ÔN TẬP PHẦN VĂN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 1. - Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ - Có tư tưởng yêu thích môn Ngữ Văn. 4. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.hình - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, học tập hợp tác D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Kể ân những tác phẩm thơ, truyện hiện đại mà em đó học trong chương trình NV9 t1? Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những tác phẩm thơ truyện hiện đại học trong chương trình NV9. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Phương thức thực hiện: II. Truyện hiện đại VN Sau 1945 1. Bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam HS: hoạt động cá nhân, nhóm. TT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư là làng Dầu theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. 2. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong các truyện ngắn đã học. TT Tên văn bản Ngôi kể Tác dụng Tình huống truyện Tác dụng 1 Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Ngôi thứ nhất; Nhân vật người kể chuyện xưng tôi (bác Ba) Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì đã phải chia tay; đến lúc hi sinh ông sáu vẫn không được gặp lại bé Thu lần nào. Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhưng vẫn chân thực vì phù hợp với lô-gích cuộc sống thời chiến tranh và tính cách các nhân vật. Nguyên nhân được lí giải thật thú vị (cái thẹo) 2 Làng ( Kim Lân) Ngôi kể thứ ba, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai. Không gian truyện mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn. Tin vịt làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến điều đến khi sự thật được sáng tỏ. Tình yêu làng và tình yêu nước được biểu hiện thật khéo, thật sâu sắc và hay qua một tình huống đắt giá mà vẫn có thể xảy ra. 3 Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) Ngôi kể thứ ba đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ Như trên Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh cao Yên Sơn 2600 mét. Tính cách và phẩm chất các nhân vật bộc lộ, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hình ảnh người lao động mới hiện lên như thế nào qua hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (HS làm ở nhà) Qua nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, Và hai nhân vật Chị Dậu và Lão Hạc trong các tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, hãy cho biết sự giống và khác nhau của người nông dân trước và sau các mạng tháng 8/1945 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo (HS làm ở nhà) ? Tìm đọc, sưu tầm những VB của nhà văn Nguyễn Khải viết về người lao động mới như tác phẩm: Mùa lạc E. HD chuẩn bị bài học tiết sau: Chuẩn bị giờ sau kiểm tra . Yêu cầu: nắm được tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của các văn bản thơ và truyện hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 9 Tập 1.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6970_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf