Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68 đến 73 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là nghị luận trong văn tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó tìm

tòi theo yêu cầu bài học.

3. Năng lực.

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi

đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo lập được văn bản tự sự có sử dụng yếu

tố nghị luận.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng từ ngữ thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết,

nói, nghe.

- Năng lực văn học:

+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết và vận dụng thành thạo kĩ

năng tìm hiểu kiến thức về kiểu bài tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn những ý kiến cá nhân trước lớp, trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Phiếu học tập

2.Học sinh : Đọc chuẩn bị bài

pdf21 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68 đến 73 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/12/2020 (9A3); 08/12/2020 (9A2) TIẾT 68 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là nghị luận trong văn tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó tìm tòi theo yêu cầu bài học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo lập được văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng từ ngữ thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết và vận dụng thành thạo kĩ năng tìm hiểu kiến thức về kiểu bài tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. + Trình bày (viết và nói) ngắn gọn những ý kiến cá nhân trước lớp, trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Phiếu học tập 2.Học sinh : Đọc chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp:Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, HĐN đôi, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi", IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra đầu giờ: ? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Những cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động: Tự sự là một trong những phương thức chính mà các nhà văn thường sử dụng để phản ánh, tái hiện lại hiện thực,vậy trong văn nghị luận tự sự đóng vai trò gì cô trò ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn ? Thế nào là văn bản tự sự ? - Tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. ? Nghị luận là gì ? - Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng nào đó. Gv: Mặc dù có những điểm khác nhau như thế nhưng nghị luận vẫn xuất hiện trong văn bản tự sự cũng như trong văn bản nghị luận vẫn xuất hiện yếu tố miêu tả tự sự, biểu cảm và thuyết minh HS đọc ví dụ sgk. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm. GV chia lớp thành 6 nhóm: Nhóm 1,2,3 tìm hiểu đoạn (a), nhóm 4,5,6 tìm hiểu đoạn ( b). Câu hỏi thảo luận cho từng đoạn như sau. ? Đoạn trích (a) là suy nghĩ của ai, về vấn đề gì ? ? Ông giáo đối thoại với ai, nhằm mục đích gì - Đây là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện. Nó như một cuộc đối thoaị ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình để thuyết phục mình: “Vợ mình ...”. ? Để thuyết phục mình ông giáo đã nêu vấn đề gì ? Gv: ...nghĩa là ta nghĩ sai về họ đó là sự tàn nhẫn và độc ác. ? Ông giáo đã phát triển vấn đề như thế nào? ? Để giải thích rõ điều này ông giáo đã bản tự sự. 1. Ví dụ. Đoạn a: * Suy nghĩ, nhận xét, ý kiến của ông giáo: Vợ mình không ác, chỉ buồn chứ không nỡ giận. * Lập luận: - Nêu vấn đề: " Nếu ta không cố tìm hiểu với họ." - Phát triển vấn đề: + Chứng minh: “Vợ tôi không ác, sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ...”. đưa ra những lí lẽ dẫn chứng nào? ? Các lí lẽ ấy có hợp với qui luật không? - yêu cầu HS chú ý vào câu cuối ? Câu cuối có phải là kết luận vấn đề không? ? Dựa vào đâu em xác định đó là câu kết ? - Từ “Vậy” có tính kết luận - Kết thúc vấn đề: tự thuyết phục được mình ông chỉ buồn chứ không nỡ giận. Trong nỗi buồn ấy vẫn bền bỉ một niềm tin vào khả năng hướng thiện, phục thiện. ? Về hình thức các câu văn trong đoạn có gì đặc biệt. - Đoạn văn dùng nhiều câu mang tính chất nghị luận, chứa các cặp quan hệ từ: Nếu thì, khi A thì B..., và những cụm từ khẳng định hoặc phủ định: Ta chỉ thấy ... toàn những cớ...không bao giờ. nhiều câu khẳng định ngắn gọn khúc chiết. GV khái quát -> ghi bảng Câu ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí. ? Tất cả những đặc điểm về nội dung và hình thức có phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo không? - Nhân vật ông giáo một người có học thức hiểu biết giàu lòng thương người luôn suy nghĩ trăn trở dằn vặt về cách sống nhiều người, nhiều đời. ? Đoạn thơ kể về chuyện gì? ? Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nào? - nghị luận + Lí lẽ, dẫn chứng: - Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau ( từ một qui luật tự nhiên ). - Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ tới ai được nữa ( qui luật tự nhiê). - Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất. -> Phù hợp với quy luật tự nhiên. - Kết thúc vấn đề: "Tôi biết vậykhông nỡ giận". * Hình thức: => Câu chứa các cặp quan hệ từ và những cụm từ khẳng định hoặc phủ định. Đoạn b: - ND: Kiều đối thoại với Hoạn Thư. - Hình thức: Nghị luận ( một phiên toà) ? Ai là quan toà? Ai là bị cáo? ? Những đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận trên có tác dụng gì. - Câu chuyện thêm phần triết lí. ? Điều gì chứng tỏ đoạn thơ thuộc hình thức nghị luận? - Lập luận của hai nhân vật. ? Lập luận của Kiều thể hiện như thế nào.( Tìm các ý lập luận của Kiều?) ? Em hiểu gì về những câu nói của Kiều? - Sau câu chào mỉa là lời đay nghiến xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ. Xưa nay càng cay nghiệt càng chuốc lấy oan trái nhiều. - GV lưu ý HS về kiểu câu được dùng: Càng càng ? Câu thơ đó là loại câu gì ? ? Trước lời khẳng định và buộc tội của Thúy Kiều thì Hoạn Thư đưa ra mấy ý để biện minh cho tội của mình? Yêu cầu hs chú vào các từ gạch chân ? Em hiểu gì về những lời biện minh của Hoạn Thư? + Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. + Tôi cũng đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh, khi cô trốn khỏi nhà tôi cũng không đuổi theo. + Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai (gợi lòng thông cảm) + Trót gây tội ác, nhận lỗi, bây giờ trông vào sự độ lượng của cô. Gv Điều ấy làm cho Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư: Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời. ? Lời khen của Kiều chứng tỏ lập luận + Kiều: quan toà buộc tội. + Hoạn Thư: là bị cáo. * Thúy Kiều: “ Thoắt trông nàng đã ra chào..... Càng cay nghiệt, càng chuốc lấy oan trái -> Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ. -> Câu khẳng định: có cặp từ hô ứng: Càng càng. * Hoạn Thư: Rằng: Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn chờ lượng bể thương bài nào chăng của Hoạn Thư như thế nào? ? Ngoài việc dùng câu khẳng định thì tác giả còn sử dụng các từ ngữ ntn nữa trong cách lập luận ? Gv: ...còn có các từ thường được dùng để lập luận trong văn bản tự sự: tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên. ? Qua tìm hiểu 2 đoạn trích em hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? ? Theo em để thực hiện lập luận trong VB tự sự người ta thường dùng những từ và câu văn loại nào ? - Ngoài việc sử dụng các câu khẳng định, phủ định thì trong văn bản tự sự còn sử dụng câu trần thuật, miêu tả. ? Yếu tố nghị luận còn có vai trò ntn trong văn bản tự sự? Gv khái quát GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Tuy vậy nghị luận ở đây chỉ đóng vai trò bổ trợ chứ không làm mất đi bản chất cửa tự sự. => LL chặt chẽ, hợp lí, lời bào chữa sắc bén. -> Từ lập luận: Rằng.thì. còn ..nào chăng 2. Bài học: ( ghi nhớ SGK - 138) - Nghị luận thể hiện qua các cuộc đối thoại, độc thoại nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ, dẫn chứng. - Thường dùng các câu khẳng định, phủ định thì trong văn bản tự sự còn sử dụng câu trần thuật, miêu tả. - Tác dụng: Làm cho câu chuyện sâu sắc và thêm phần triết lí. HĐ 3: LUYỆN TẬP Hs: HĐ cặp đôi tôi nói bạn nghe ? Trong văn tự sự người ta thường nghị luận bằng cách nào? - Đưa ra nhận xét, ý kiến cùng những lí lẽ dẫn chứng. ? Hình thức nghị luận thường sử dụng - Lập luận. * Bài tập SGK. Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu. Hs: HĐ nhóm đôi bàn dọc, trình bày nhận xét. Gv: Chỉnh sửa Bài tập 1 Lời ông giáo, đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác chỉ buồn chứ không giận. Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu. Hs: Trình bày nhận xét. Bài tập 2: Hs: Đọc bài tập, xác định yêu cầu. Hs: Trình bày nhận xét. Gv: Chỉnh sửa Lập luận của Hoạn Thư: + Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình. + Kể công: ở gác viết kinh, khi trốn chạy + Cảnh chồng chung: ai nhường ai. + Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều: trông nhờ vào lượng khoan dung. HĐ 4: VẬN DỤNG (trên lớp/ở nhà) Viết một đoạn văn ngắn chủ đề: lơ là trong học tập có sử dụng yếu tố nghị luận, chỉ ra cách lập luận. Hs: Viết , trình bày Gv: Chỉnh sửa HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm các đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận chỉ rõ cách nghị luận trong đoạn văn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - VN học bài, hoàn thiện các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài: Luyện tập: viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. - Đọc văn bản: "Lỗi lầm và sự biết ơn", trả lời các câu hỏi gợi ý. - Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận chứng minh “Nam là một người bạn tốt. ( Yêu cầu viết đoạn văn trước ở nhà) Ngày giảng: 09/12/2020 (9A2,3) TIẾT 69 . Tập làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn tự sự. Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó tìm tòi theo yêu cầu bài học. - Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thiện các yêu cầu, bài tập của bài học. Nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực. a. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác., năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng từ ngữ mang yếu tố nghị nghị luận thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS Viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố NL. + Trình bày (viết và nói) ngắn gọn những ý kiến cá nhân về yếu tố nghị luận được sử dụng trong đoạn văn tự sự trước lớp, trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ. Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: GV: Tổ chức trò chơi xếp theo thứ tự (các kiểu văn bản đã được học). GV: Củng cố kiến thức cũ, dẫn dắt vào bài mới * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật : Động não Hs: Đọc ví dụ. I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 1. Ví dụ ? PTBĐ chính của đoạn văn trên. Kể về việc gì? Ngoài ra còn có yếu tố nào? ? Câu chuyện trên có mấy nhân vật tham gia? + Hai người bạn cùng đi trên sa mạc. ? Câu chuyện trên đã kể về những sự việc chính nào ? + Khi bị xúc phạm thì người bạn viết lên cát. + Khi được cứu sống người bạn khắc lên đá. HS: HĐN đôi (2p) ? Vậy yếu tố nghị luận được thể hiện ở những câu văn nào? ? Qua câu chuyện chúng ta rút ra bài học gì? - Đây là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. ? Nếu ta bỏ các yếu tố NL đó đi thì câu chuyện sẽ ntn? - Tính tư tưởng giảm và ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt.bài học giáo dục mang tính triết lí và ý ngĩa sâu sắc không còn câu chuyện sẽ không hấp dẫn. ? Theo em, yếu tố NL có vai trò gì trong bản tự sự? Văn bản: "Lỗi lầm và sự biết ơn". - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp nghị luận. - Câu văn nghị luận + Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xóa nhòa .... trên đá trong lòng người + Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những .... lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. => Vai trò: làm cho văn bản thêm sinh động và giàu tính triết lí. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Kĩ thuật đặt câu hỏi, HĐ cá nhân, kĩ thuật động não. Hs: Đọc bài tập. ? Xác định yêu cầu của đề bài? Gv: Gợi ý: - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào (thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao? ...) ? Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao phát biểu? - Em đã thuyết phục cả lớp như thế nào II. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận Bài tập 1: Chứng minh Nam là người bạn rất tốt trong buổi sinh hoạt lớp. (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích ...)? Hs: HĐ cá nhân (5p) HS trình bày Gv: Nhận xét. Chốt. Hs: Đọc, xác định yêu cầu. ? Hãy xác định yêu cầu của bài tập? HS: Viết (10 - 15 phút). HS:Trình bày, nhận xét. Bài tập 2: Kể về bà. - Bà em là người như thế nào - Hình dáng tuổi tác công việc thói quen, hành động tình cảm của bà với các cháu. - Vai trò của bà trong lòng cháu... HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Ôn lại kiến thức về văn nghị luận có yếu tố nghị luận . - Hoàn thành các bài tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự + Đọc trước nội dung và trả lời các câu hỏi trong bài. + Tìm trong văn bản Làng (Kim Lân) và Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) những đoạn văn có yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Ngày giảng: 10/12/2020 (9A2,3) TIẾT 70. Tập làm văn ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu được: - Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. 2. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó tìm tòi theo yêu cầu bài học. - Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thiện các yêu cầu, bài tập của bài học. Nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực. a. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác., năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng từ ngữ thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: - Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Phân tích, cảm nhận được nét riêng của đối thoại trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. - Có khả năng tạo lập được văn bản có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và trình bày trước lớp, trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đặt vấn đề, gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: GV: HS đọc bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận đã sưu tầm ở nhà HS: Nghe, nhận xét, chia sẻ ý kiến GV: Củng cố kiến thức cũ, dẫn dắt vào bài mới HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Động não, chia sẻ nhóm đôi HS đọc đoạn trích HS: HĐ nhóm đôi 2’/ phiếu học tập ? Theo em, trong 3 câu đầu là lời của ai nói với ai? ? Tham gia câu chuyện có mấy người? ? Dựa vào dấu hiệu nào mà em nhận biết điều đó? GV: Gọi hình thức đối đáp, trò chuyện trên là đối thoại. ? Vậy em hiểu thế nào là đối thoại? HS: HĐ cá nhân 1’/phiếu ? Câu ''Hà, nắng gớm, về nào... '' Ông Hai nói với ai? ? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? GV: Người ta gọi là độc thoại ? Thế nào là độc thoại? Dấu hiệu nhận biết? ? Hãy tìm trong đoạn văn những câu văn có hình thức tương tự câu trên. - “Chúng bay ăn miếng cơm... nhục nhã thế này ''. HS: HĐN bàn 3’/ phiếu HS: Đại diện trình bày, chia sẻ. ? Những câu như ''Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư ?... tuổi I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 1. Ví dụ: Đọc đoạn trích * Nhận xét: a. Đây là lời nói của một người làng chợ Dầu và một người ở nơi tản cư. + Có ít nhất hai người tham gia - Dấu hiệu: có sự luân phiên của hai lượt lời qua lại. + Nội dung nói của mỗi người hướng về người tiếp chuyện. + Hình thức: Gạch đầu dòng trước mỗi lượt lời. => Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. b. Câu “Hà, nắng gớm, về nào...”: - Ông Hai nói với chính mình. - Không phải là đối thoại. + Nội dung không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào. => Độc thoại: Nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tưởng. - Dấu hiệu: Có gạch đầu dòng (độc thoại nói ra thành lời) c. Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?... bằng ấy tuổi đầu...” - Ông Hai hỏi chính mình. đầu '' là những câu ai hỏi ai? ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở VD (a,b) đã nêu. ? Em hãy so sánh câu này với các câu ở VD(b). (Về nội dung, hình thức) GV: Hình thức của các câu phần VD(c) chính là độc thoại nội tâm. ? Thế nào là độc thoại nội tâm? ? Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện; trong xây dựng tâm lí nhân vật ông Hai? - Tạo ra không khí của cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm ghét của những người tản cư với bọn bán nước theo giặc. Khắc sâu tâm trạng đau đớn giằng xé trong tâm can của ông Hai (Miêu tả nội tâm của ông Hai ) ? Theo em hình thức này được sử dụng chủ yếu trong kiểu văn bản nào? ? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? - HS đọc ghi nhớ SGK. HS: HĐN 4 (3p) ? Phân biệt giữa đối thoại với độc thoại và độc thoại nội tâm? ? Tìm trong những văn bản đã học những đoạn văn, đoạn thơ có lời đối thoại và độc thoại nội tâm? - Nó không có gạch đầu dòng vì nó diễn ra âm thầm trong suy nghĩ của ông. + Nội dung: Cùng là lời nói của ông Hai với chính mình. + Hình thức: Được nói ra (có gạch đầu dòng). Diễn ra trong suy nghĩ (không có gạch đầu dòng) => Độc thoại nội tâm: nhân vật nói với chính mình, chỉ diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm. * Tác dụng: Tạo cho câu chuyện thêm sinh động, khắc họa rõ nét, tâm trạng, tình cảm, tính cách và phẩm chất của nhân vật. 2. Bài học: (SGK - Tr178). HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi. HĐ cá nhân HS: đọc bài 1 và nêu yêu cầu bài tập. HĐN đôi (3p) HS: trình bày, chia sẻ HS: Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chỉnh sửa, chốt. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại: - Nhân vật bà Hai có ba lượt lời trao. - Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời đáp. + Nhận xét: HS : Nêu yêu cầu của bài tập 2. - GV cho một tình huống cụ thể. HS: HĐ cá nhân - HD học sinh viết (5p) - HS trình bày bài viết. GV nhận xét, sửa, chốt. GV: Dựa vào khổ thơ sau, viết một đoạn văn tự sự có đối thoại của hàng xóm với bà và của bà với cháu. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” - Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp lại bà Hai ở lượt 1, thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói cái chuyện đang làm ông đau lòng ấy nữa. - Lượt lời 2 và 3, ông Hai đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai khi buộc phải trả lời bà. => Cuộc đối thoại làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe làng mình theo Việt gian. 2. Bài 2: a.- Cho nhân vật là hai người bạn. - Tình huống: một sự hiểu lầm đáng tiếc. - Viết một đoạn văn tự sự trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. b. Viết đoạn văn tự sự HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết đoạn văn tự sự theo chủ đề tự chọn có sử dụng các kiểu ngôn ngữ trên. HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu các bài tập liên quan . - Sự khác nhau giữa đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài mới: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. - Yêu cầu: Lập đề cương và tập nói 3 đề SGK để trình bày trước lớp. - Mối nhóm 1 đề: + N1: Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn. + N2: Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. + N3: Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương '' (Từ đầu đến... bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi). Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. Ngày giảng: 10/12/2020 (9A2); 11/12/2020 (9A3) TIẾT 71. Tập làm văn LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. 2. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu bài học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Tác dụng của các hình thức ngôn ngữ trên? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: GV: tổ chức trò chơi xếp theo thứ tự (các sự việc xảy ra khi em làm một việc có lỗi với bạn). GV: Củng cố kiến thức cũ, dẫn dắt vào bài mới HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật: Động não, HĐ hợp tác I. Chuẩn bị ở nhà 1. Đề 1 GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ? Tự sự phải lưu ý điều gì? HS: HĐN bàn 5’ GV: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói Dựa vào đề cương đã lập ở nhà, các nhóm trao đổi thảo luận -> lập ra đề cương chung cho cả nhóm. Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với Nam -> Bài học chung về quan hệ bạn bè. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn. 2. Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. 3. Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương '' (Từ đầu đến... bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi). Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. * Yêu cầu: - Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại. - Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói. - Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe. - Chú ý rèn các kĩ năng về: nội dung, hình thức II. Chuẩn bị nội dung nói. 1. Đề 1:

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_68_den_73_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf