I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nhận ra kỉ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Nắm được ngôn ngữ, hình ảnh giầu suy nghĩ mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nắm vững sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 TP thơ VN hiện đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác
phẩm thơ.
- Cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: - HS có ý thức trọng nghĩa tình, nhớ về quá khứ và thuỷ chung với quá
khứ tốt đẹp.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK- SGV- tài liệu chuẩn KTKN.
2. Học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Phương pháp và kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định.
Lớp mình hôm nay đi được bao nhiêu bạn?
How many friends do you have in class?
2. Kiểm tra đầu giờ.
a. Kiểm tra bài cũ.
H: Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản: Lặng lẽ Sa Pa?
? List content and text art: Quietly Sa Pa?
b. Kiểm tra bài mới.
H: Bài thơ Ánh trăng ra đời vào năm nào? Tác giả?
22 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68 đến 73 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 13/11/2019
Tiết 68
Văn bản: ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nhận ra kỉ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Nắm được ngôn ngữ, hình ảnh giầu suy nghĩ mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nắm vững sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 TP thơ VN hiện đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác
phẩm thơ.
- Cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: - HS có ý thức trọng nghĩa tình, nhớ về quá khứ và thuỷ chung với quá
khứ tốt đẹp.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK- SGV- tài liệu chuẩn KTKN.
2. Học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Phương pháp và kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định.
Lớp mình hôm nay đi được bao nhiêu bạn?
How many friends do you have in class?
2. Kiểm tra đầu giờ.
a. Kiểm tra bài cũ.
H: Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản: Lặng lẽ Sa Pa?
? List content and text art: Quietly Sa Pa?
b. Kiểm tra bài mới.
H: Bài thơ Ánh trăng ra đời vào năm nào? Tác giả?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Cũng như bao nhà thơ trẻ thuộc lớp những nhà thơ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy đã từng trải qua nhiều thử thách gian khổ, từng
chứng kiến bao hi sinh mất mát lớn lao của dân tộc, cùng gắn bó với thiên nhiên núi
rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt, được sống trong hòa bình
với nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những
kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng đã ghi lại một thoáng, một
lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hs chú ý chú thích * sgk/156
H: Giới thiệu những nét chính về tác
giả?
- GV cho HS xem ảnh chân dung nhà
thơ “Nguyễn Duy”
H: Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài
thơ?
(3 năm sau ngày thống nhất đất nước)
- GV nêu cách đọc bài thơ.
+ Ba khổ đầu: giọng kể.
+ Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao,
ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của vầng
trăng.
+ Khổ 5, 6: giọng tha thiết, trầm lắng.
- 2 HS đọc - NX cách đọc.
H: Em hiểu thế nào là người dưng,
Buyn - đinh nghĩa là gì?
H: Bài thơ được viết theo thể thơ
nào?
H: PTBĐ của bài thơ là gì?
H: Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội
dung chính của từng phần?
+ 3 khổ thơ đầu: Quan hệ giữa tác giả
với trăng trong kí ức và hiện tại.
+ Khổ thơ 4: Tình huống tình cờ gặp lại
vầng trăng.
+ 2 khổ cuối: Cảm xúc, suy nghĩ của tác
giả.
->Bài thơ mang dáng dấp một câu
chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời
gian.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Nguyễn Duy (sinh năm 1948)
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Văn bản:
- Bài thơ sáng tác năm 1978 tại thành phố
HCM.
- Rút ra từ tập thơ “Ánh trăng” được tặng
giải A của hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể thơ, PTBĐ
- Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn)
- PTBĐ: biểu cảm, tự sự.
4. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Trăng trong kí ức và hiện tại
HS đọc 3 khổ đầu.
H: Tác giả có những kỉ niệm nào với
vầng trăng?
H: Khổ thơ thứ 2 muốn diễn tả tâm
sự gì của nhà thơ?
- Với tình cảm tri kỉ nên nhà thơ nghĩ
rằng không bao giờ có thể quên được
người bạn tri âm tri kỉ ấy (quãng đời
sống trần trụi hồn nhiên, chân thật nhất
trong thiếu thốn gian khổ - gắn bó gần
gũi với thiên nhiên).
H: Trên thực tế điều đó đã diễn ra
như thế nào khi sống ở thành phố?
Khi về thành phố: coi thường, dửng
dưng, vì không còn cần đến nó. Trăng
trở thành người dưng (người xa lạ)
H: Nhà thơ đã lí giải nguyên nhân - ý
nghĩa của việc làm đó ra sao?
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
- Vì vậy, vầng trăng dẫu đi qua ngõ mà
nhà thơ vẫn dửng dưng vì không cần
đến nó nữa.
H: Tại sao có sự thay đổi đó?
- Vì hoàn cảnh sống thay đổi (sống
trong rừng, sống trong hầm sâu, căn
nhà- gần gũi với thiên nhiên cần đến
ánh trăng. Còn khi được sống trong căn
nhà hiện đại sáng trưng của gương và
ánh điện- không cần đến ánh trăng.)
H: Việc thay đổi này có ý nghĩa gì?
GV: Từ chi tiết ấy sự việc mang một ý
nghĩa xã hội lớn đó là: người ta khi thay
đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên
quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn,
gian khổ. Trước vinh hoa phú quí,
người ta có thể phản bội lại chính mình,
thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua.
Đó là qui luật của cuộc sống tình cảm
con người, không ít người sống mà nghĩ
như thế và coi đó là chuyện bình thường
đương nhiên. Nhưng rồi một lúc nào đó
* Vầng trăng quá khứ:
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ
“Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
=>Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho
quá khứ tình nghĩa, là người bạn tri kỉ.
* Vầng trăng hiện tại
- Trên thực tế nhà thơ đã hoàn toàn thay
đổi:
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
=> Hoàn cảnh sống thay đổi con người
đã lãng quên quá khứ nhọc nhằn gian
khổ, đến với vinh hoa.
tình cảm con người ta lại chợt nhận ra
những điều tưởng như đơn giản ấy với
một cái nhìn trân trọng và Nguyễn Duy
đã nhận ra điều đó như thế nào?
- HS đọc khổ thơ 4.
H: Tác giả gặp lại vầng trăng trong
tình huống nào?
Nhận xét gì về tình huống này?
H: Trước tình huống ấy nhà thơ đã
có hành động gì?
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng
từ ngữ của tác giả?
H: Trong hình ảnh ấy từ đột ngột
vầng trăng tròn có giá trị gì?
- Từ đột ngột diễn tả vầng trăng tròn
bỗng nhiên hiện ra tình cờ mà tự nhiên
vằng vặc giữa trời chiếu vào căn phòng
tối om.
H: Qua đó ta thấy thái độ của t/g
ntn?
GV: Có thể nói khổ thơ thứ tư chính là
một bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ
cảm xúc và thể hiện chủ đề của tác
phẩm.
- HS đọc khổ 5.
H: Trước sự xuất hiện đột ngột của
vầng trăng tác giả có hành động và
cảm xúc như thế nào?
H: Cử chỉ, thái độ ấy biểu hiện cảm
xúc gì của nhà thơ?
- Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt
nhìn trực tiếp với thái độ dưng dưng
cảm xúc thiết tha thành kính, tâm trạng
xúc động, cảm động trong lòng tác giả
khi gặp lại vầng trăng.
H: Trong niềm cảm xúc thiết tha ấy
gợi nhớ trong lòng tác giả điều gì?
-> Vầng trăng gợi nhớ cho anh quá khứ.
Đó là những kỉ niệm của những năm
tháng gian lao. Hình ảnh của thiên
nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
2. Tình huống gặp lại vầng trăng
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn- đinh tối om
->Tình huống bất ngờ.
Vội bật tung cửa sổ.
Đột ngột vầng trăng tròn
-> Sử dụng các tính từ, động từ
=> Thái độ ngỡ ngàng khi gặp lại vầng
trăng.
3. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả
- Thái độ: im lặng
- Hành động: Ngửa mặt lên nhìn mặt
- Cảm xúc: rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
=> Quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn và tràn
đầy thủy chung, nhân hậu.
H: Chú ý khổ thơ cuối và cho biết
hình ảnh thơ Trăng cứ tròn vành vạnh
ngoài ý nghĩa thực hình ảnh vầng
trăng còn có ý nghĩa gì khác?
H: Tác giả viết ánh trăng im phăng
phắc nhằm thể hiện thái độ gì của
trăng?
Gv: Trước thái độ của trăng nhà thơ
đã giật mình?
H: Tại sao trăng im phăng phắc mà
nhà thơ lại giật mình? Hãy phân tích
cái giật mình của nhà thơ?
- Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra
sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong
cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự
trách mình, tự thấy mình phải thay đổi.
H: Thông qua bài thơ nhà thơ muốn
nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV liên hệ thực tế.
- Minh hoạ bài hát Bài ca không quên.
H: Khái quát ý nghĩa của bài thơ?
H: Nêu những nét đặc sắc về nghệ
thuật của bài thơ?
H: Ánh trăng nhắc nhở chúng ta điều
gì?
H: Từ đó nhắc nhở em bài học gì về
cách sống?
- HS đọc ghi nhớ sgk/ 157
- Trăng cứ tròn vành vạnh
ánh trăng im phăng phắc
-> Hình ảnh tượng trưng
-> Đó là thái độ nhắc nhở nhà thơ, là sự
trách móc trong im lặng.
đủ cho ta giật mình.
=> Con người không được quên quá khứ,
phản bội lại quá khứ. Hãy trân trọng quá
khứ tốt đẹp.
*- Ý nghĩa văn bản: Văn bản khắc họa
một khía cạnh trong vẻ đẹp của người
lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau
trước.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Giọng điệu tâm tình tự nhiên.
+ Hình ảnh giàu tính biểu cảm, có nhiều
tầng ý nghĩa.
2. Nội dung
+ Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về
những năm tháng gian lao đã qua của
cuộc đời người lính gắn bó với thiên
nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
+ Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở
người đọc thái độ sống “uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá
khứ
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tìm gặp một số cựu chiến binh và viết về những suy nghĩ của họ đối với đất
nước.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
Tìm đọc những tác phẩm viết về đề tài người lính sau chiến tranh
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn: yêu cầu ôn tập những kiến thức trọng tâm về
phần thơ hiện đại.
+ Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản thơ hiện đại.
Ngày giảng: 9B- 13/11/2019
Tiết 69
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được các nội dung chính của phần thơ hiện đại đã học trong Ngữ văn 9,
thấy được tính chất tích hợp của chúng với các văn bản ở lớp dưới.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung thơ và hiện đại học ở
lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng hệ thông hóa kiến thức, khả năng cảm thụ thơ văn.
3. Thái độ: Tự ý thức việc học và nắm chắc nội dung thơ và hiện đại ở lớp 9, sau đó
so sánh với các kiểu văn bản ở lớp dưới...
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Đọc, nghiên cứu nội dung.
- Bảng phụ, đáp án.
2. HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. Phương pháp và kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Để nắm vững kiến thức trọng tâm của các tác phẩm thơ, văn hiện đại đã học
chuẩn bị kiểm tra 1 tiết ... ôn tập.
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến tức trọng tâm
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống
kê các TP thơ đã học.
- HS thi ghép phiếu học tập tác giả, nghệ
thuật, nội dung và ý nghĩa văn bản.
- Gv nhận xét – chốt trên bảng phụ.
I. Phần thơ hiện đại
1. Hệ thống các tác phẩm thơ đã học.
Tên Tác giả Năm Đặc sắc nghệ Đặc sắc nội dung Ý nghĩa văn bản
tác
phẩm
sáng
tác
thuật
Đồng
chí
Chính
Hữu
1948
- Ngôn ngữ
bình dị, thấm
đượm chất dân
gian, thể hiện
tình cảm chân
thành.
- Sử dụng bút
pháp tả thực
kết hợp với
lãng mạn tạo
nên hình ảnh
thơ đẹp, mang
ý nghĩa biểu
tượng.
+ Tình đồng chí của
những người lính
dựa trên cơ sở cùng
chung cảnh ngộ và
lý tưởng chiến đấu
được thể hiện thật
tự nhiên, bình dị mà
sâu sắc trong mọi
hoàn cảnh.
+ Góp phần quan
trọng tạo nên sức
mạnh và vẻ đẹp tinh
thần của người lính
cách mạng.
Bài thơ ca ngợi
tình cảm đồng chí
cao đẹp giữa
những người
chiến sĩ trong thời
kì đầu kháng
chiến chống thực
dân Pháp gian
khổ.
Bài thơ
về tiểu
đội xe
không
kính
Phạm
Tiến
Duật
1969
+ Lựa chọn chi
tiết độc đáo,
hình ảnh đậm
chất hiện thực.
+ Ngôn ngữ và
giọng điệu giàu
tính khẩu ngữ,
tự nhiên, khỏe
khoắn.
+ Khắc họa một
hình ảnh độc đáo:
những chiếc xe
không kính.
+ Khắc họa nổi bật
hình ảnh những
người lính lái xe ở
Trường Sơn trong
thời kì chống Mĩ,
với tư thế hiên
ngang, tinh thần lạc
quan, dũng cảm, bất
chấp khó khăn nguy
hiểm và ý chí chiến
đấu giải phóng
miền Nam.
Bài thơ ca ngợi
người chiến sĩ lái
xe Trường Sơn
dũng cảm, hiên
ngang, tràn đầy
niềm tin chiến
thắng trong thời kì
chống giặc Mĩ xâm
lược.
Đoàn
thuyền
đánh
cá
Huy
Cận
1958
+ Sử dụng bút
pháp lãng mạn
với các nghệ
thuật đối lập, so
sánh, nhân hóa,
phóng đại.
+ Xây dựng
hình ảnh liên
tưởng, tưởng
tượng phong
phú đọc đáo.
+ Ngôn ngữ
giàu hình ảnh,
Bài thơ đã khắc họa
nhiều hình ảnh đẹp
tráng lệ, thể hiện hài
hòa giữa thiên nhiên
và con người lao
động, bộc lộ niềm vui
niềm tự hào của nhà
thơ trước đất nước và
cuộc sống.
Bài thơ thể hiện
nguồn cảm hứng
lãng mạn ngợi ca
biển cả lớn lao,
giàu đẹp, ngợi ca
nhiệt tình lao động
vì sự giàu đẹp của
đất nước, của
những người lao
động mới.
nhạc điệu; âm
hưởng khỏe
khoắn.
Bếp
lửa
Bằng
Việt
1963
+ Xây dựng
hình ảnh thơ
vừa cụ thể, gần
gũi, vừa gợi
nhiều liên
tưởng, mang ý
nghĩa biểu
tượng.
+ Kết hợp
nhuần nhuyễn
giữa biểu cảm
với miêu tả, tự
sự và bình luận.
+ Thành công ở
sự sáng tạo hình
ảnh bếp lửa gắn
liền với hình
ảnh người bà,
làm điểm tựa
khơi gợi mọi kỉ
niệm, cảm xúc
và suy nghĩ về
bà và tình bà
cháu.
+ Gợi lại những kỉ
niệm đầy xúc động
về người bà và tình
bà cháu
+ Thể hiện lòng
kính yêu trân trọng
và biết ơn của
người cháu đối với
bà cũng là đối với
gia đình, quê
hương, đất nước.
Từ những kỉ niệm
tuổi thơ ấm áp
tình bà cháu, nhà
thơ cho ta hiểu
thêm về những
người bà, những
người mẹ, về
nhân dân nghĩa
tình.
Ánh
trăng
Nguyễn
Duy
1978
+ Giọng điệu
tâm tình tự
nhiên.
+ Hình ảnh
giàu tính biểu
cảm, có nhiều
tầng ý nghĩa.
+ Ánh trăng như
một lời tự nhắc nhở
về những năm
tháng gian lao đã
qua của cuộc đời
người lính gắn bó
với thiên nhiên, đất
nước bình dị, hiền
hậu.
+ Bài thơ có ý
nghĩa gợi nhắc,
củng cố ở người
đọc thái độ sống
“uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa
thủy chung cùng
quá khứ
Văn bản khắc họa
một khía cạnh
trong vẻ đẹp của
người lính sâu
nặng nghĩa tình,
thủy chung sau
trước.
H: Ghi lại các tác phẩm thơ theo giai
đoạn lịch sử?
- GV liên hệ thực tế lịch sử.
H: Các tác phẩm thơ đã thể hiện như
thế nào về cuộc sống của đất nước và
tư tưởng, tình cảm của con người?
H: So sánh hình ảnh người lính và tình
đồng đội của họ trong các bài thơ:
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không
kính, Ánh trăng ?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5
phút.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, bổ sung – chốt trên bảng
phụ.
H: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ
2. Đặc điểm thơ hiện đại Việt Nam từ
sau 1945.
* Theo giai đoạn lịch sử:
- Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) :
Đồng chí (1948)
- Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc
kháng chiến chống Pháp (1954-1964) :
Đoàn thuyền đánh cá (1958), Bếp lửa
(1963)
- Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1964-
1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(1969)
- Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng
(1978)
* Phản ánh tư tưởng, tình cảm của con
người về:
+ Tình yêu quê hương đất nước, tình
đồng chí gắn bó với cánh mạng.
+ Tình cảm gắn bó bền chặt như : tình bà
cháu trong những tình cảm chung, rộng
lớn.
* Hình ảnh người lính:
- Giống nhau: đều viết về người lính cách
mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm
hồn của họ.
- Khác nhau:
Đồng chí Bài thơ về
tiểu đội xe
không kính
Ánh trăng
Tình đồng
chí, đồng
đội dựa
trên cơ sở
cùng
chung cảnh
ngộ chia sẻ
gian lao,
thiếu thốn
và lý tưởng
chiến đấu.
Hình ảnh
những chiến
sĩ lái xe trên
tuyến đường
Trường Sơn
dũng cảm,
hiên ngang,
lạc quan và
ý chí chiến
đấu giải
phóng miền
Nam.
Suy ngẫm
của người
lính đã qua
cuộc chiến
tranh. Gợi
lại những
kỷ niệm
gắn bó của
đời lính để
nhắc nhở
về đạo lý
uống nước
nhớ nguồn,
nghĩa tình,
thủy chung.
- Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
trong các bài Đoàn thuyền đánh cá, Ánh
trăng?
+ Bài Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp
tượng trưng, phóng đại, so sánh mới mẻ,
độc đáo.
+ Bài Ánh trăng: nhiều hình ảnh, chi tiết
thực, bình dị nhưng chủ yếu dùng bút
pháp gợi tả và hướng tới ý nghĩa khái
quát và biểu tượng của hình ảnh.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Đọc diễn cảm bài thơ mà mình yêu thích
Hoạt động 4: Vận dụng
Phân tích hình ảnh biểu tượng
- Đầu súng trăng treo (bài thơ Đồng chí)
- Trăng (bài thơ Ánh trăng)
- HS thảo luận nhóm và phân tích, trình bày, nhận xét
- GV nhận xét và bổ sung.
- Đầu súng trăng treo -> vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng: súng và trăng hình ảnh vừa gần vừa xa, vừa thực tại vừa mơ mộng, vừa
chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Sự hòa quyện của chất hiện thực và
cảm hứng lãng mạn trong thơ Chính Hữu.
- Hình ảnh trăng (bài thơ Ánh trăng): Có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa
tình, bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng gợi lên đạo lý sống thủy chung
trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Tìm đọc những tác phẩm viết về đề tài người lính, đề tài lao động
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau
- Học bài, ôn toàn bộ các văn bản truyện hiện đại đã học.
- Nắm những kiến thức cơ bản, tóm tắt tác phẩm truyện.
Ngày giảng: 9B- 14/11/2019
Tiết 70
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được các nội dung chính của phần truyện hiện đại đã học trong Ngữ văn
9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với các văn bản ở lớp dưới.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung truyện hiện đại học ở
lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Tự ý thức việc học và nắm chắc nội dung truyện hiện đại ở lớp 9, sau đó
so sánh với các kiểu văn bản ở lớp dưới.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Đọc, nghiên cứu nội dung.
- Bảng phụ, đáp án.
2. HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. Phương pháp và kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
Lớp mình hôm nay đi được bao nhiêu bạn?
How many friends do you have in class?
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Để nắm vững kiến thức trọng tâm của các tác truyện hiện đại đã học chuẩn bị
kiểm tra 1 tiết ... ôn tập.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
H: Ở chương trình truyện hiện đại 9,
em đã được học những bài nào?
- Gv chia hs thành 6 nhóm.
- Các nhóm hoạt động 5 phút/ phiếu học
tập.
- HS các nhóm lên bảng dán KQ.
- GV nhận xét chốt = bảng phụ.
II. Ôn tập phần truyện
1. Hệ thống các tác phẩm truyện hiện
đại đã học.
Tên
tác
phẩm
Tác giả
Năm
sáng
tác
Đặc sắc nghệ
thuật
Đặc sắc nội dung Ý nghĩa văn bản
Làng
Kim
Lân
1948
+Tạo tình
huống truyện
gay cấn
+ Miêu tả tâm
lí nhân vật
chân thực, sinh
động qua suy
nghĩ, hành
động, lời nói
(độc thoại, đối
thoại).
Tình yêu làng và
lòng yêu nước, tinh
thần kháng chiến
của người nông dân
phải rời làng đi tản
cư đã được thể hiện
chân thực, sâu sắc
và cảm động ở nhân
vật ông Hai.
Đoạn trích thể
hiện tình yêu
làng, tình yêu
nước của người
nông dân trong
thời kì kháng
chiến chống thực
dân Pháp.
Lặng
lẽ Sa
Pa
Nguyễn
Thành
Long
1970
+Tạo tình
huống truyện tự
nhiên, tình cờ,
hấp dẫn
+ Nghệ thuật tả
cảnh thiên nhiên
đặc sắc; miêu tả
nhân vật với
nhiều điểm
nhìn.
+ Kết hợp giữa
tự sự, trữ tình
với bình luận.
+ Khắc họa thành
công hình ảnh
những người lao
động bình thường,
mà tiêu biểu là anh
thanh niên làm công
tác khí tượng ở một
mình trên đỉnh núi
cao.
+ Khẳng định vẻ
đẹp của con người
lao động và ý nghĩa
của những công
việc thầm lặng
Lặng lẽ Sa Pa là
câu chuyện về
cuộc gặp gỡ với
những con người
trong một chuyến
đi thực tế của nhân
vật ông họa sĩ, qua
đó tác giả thể hiện
niềm yêu mến đối
với những con
người có lẽ sống
cao đẹp đang lặng
lẽ quên mình cống
hiến cho Tổ quốc.
Chiếc
lược
ngà
Nguyễn
Quang
Sáng
1966 + Tạo tình
huống truyện
bất ngờ, tự
nhiên, hợp lí.
+ Miêu tả tâm
lí và xây dựng
tính cách nhân
vật thành công.
Truyện thể hiện thật
cảm động tình cha
con sâu nặng và
cao đẹp trong cảnh
ngộ éo le của chiến
tranh.
Là câu chuyện
cảm động về tình
cha con sâu nặng,
Chiếc lược Ngà
cho ta hiểu thêm
về những mất mát
to lớn của chiến
tranh mà nhân
dân ta đã trải qua
trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ
cứu nước.
H: Tóm tắt nội dung chính của tác
phẩm?
- Làng (Kim Lân)
2. Tóm tắt truyện
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính và
nêu chủ đề của 3 văn bản trên.
H: Hãy phân tích nét nổi bật trong
tính cách nhân vật ông Hai (truyện
ngắn Làng của Kim Lân)?
H: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật này của tác giả?
H: Quan hệ giữa tình yêu làng quê và
lòng yêu nước của nhân vật ông Hai?
H: Vẻ đẹp trong cách sống của nhân
vật anh thanh niên trong tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa.
H: Nêu nhận xét của em về nhân vật
bé Thu, ông Sáu ở đoạn trích truyện
Chiếc lược ngà?
3. Những nét phẩm chất chung của các
nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi
nhân vật.
- Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông
Hai là tình yêu làng thể hiện qua hai tình
huống: khi nghe tin làng mình theo giặc và
khi nghe tin này đã được cải chính.
-> Dẫn chứng:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý: rất cụ thể qua
ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ và gây ấn tượng
mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm
trạng nhân vật. Ngôn ngữ đậm tính khẩu
ngữ, mang nét chung của người nông dân...
- Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng
yêu nước của ông Hai: làng theo Tây thì
phải thù, không chịu trở về làng; luôn ủng
hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ...
- Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa) : Yêu
thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng,
một mình trên núi cao, có nhiều suy nghĩ và
tình cảm tốt đẹp, trong sáng trong công việc
và đối với mọi người.
- Bé Thu (Chiếc lược ngà) : Tính cách cứng
cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha.
- Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết
trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến
tranh.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Tóm tắt một trong các tác phẩm truyện trên?
Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà)
H: Trong các nhân vật trên em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Hs tự bộc lộ.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những người nông dân ở địa phương
trong công cuộc lao động xây dựng đất nước.
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau
- Học bài, ôn toàn bộ các văn bản thơ truyện hiện đại đã học.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- Nắm những kiến thức cơ bản, học thuộc thơ, tóm tắt tác phẩm truyện.
Ngày giảng: 9B- 15/11/2019
Tiết 72: Tập làm văn
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự.
- Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ
Hs có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận vào trong bài viết của mình.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn giảng
2. Học sinh : Đọc – nghiên cứu bài.
III. Phương pháp và kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_68_den_73_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf