Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- HS: Có hiểu biết thêm hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt

Nam hiện đại viết về những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến

chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu được, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động,

hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm

tắt được truyện sau khi học xong bài.

- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho

Tổ quốc.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học

và sáng tạo, năng lực hợp tác.

b. Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019 Tiết 66. Văn bản: LẶNG LẼ SA PA (Trích) - Nguyễn Thành Long - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS: Có hiểu biết thêm hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hiểu được, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. 2. Kĩ năng - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm tắt được truyện sau khi học xong bài. - Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 3. Thái độ - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo, năng lực hợp tác. b . Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ.. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi mà GV yêu cầu. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, dạy học nhóm, PP phân tích, PP thuyết trình, giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ thuật. 2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tâm trạng của ông Hai biến đổi như thế nào khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ? HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tổ chức khởi động: GV cung cấp một số hình ảnh về thiên nhiên và con người sa pa ? Cảm nhận về Sa Pa qua các bức ảnh trên? GV giới thiệu vào bài: Từ cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc miệt mài cho mảnh đất Sa Pa, nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi làm việc của những con người thầm lặng với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi nghỉ tại Sa Pa Nguyễn Thành Long đã viết lên truyện ngắn đặc sắc dạt dào chất thơ. Để hiểu được nét đặc sắc đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV gọi HS thuyết trình tích cực về tác giả ? Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả? Cho HS: quan sát ảnh chân dung nhà văn. GV: Giới thiệu bút danh: Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh. GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời ? Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện? - TN miền Bắc đang tích cực tham gia PT “Thanh niên ba sẵn sàng” GV: Giới thiệu một số tác phẩm chính: - Bát cơm Cụ Hồ (Bút kí năm 1952). - Chuyện nhà, chuyện xưởng - năm 1962 - Những tiếng vỗ cánh (năm 1967). - Giữa trong xanh (Truyện ngắn năm 1972 ). GV: HD cách đọc: giọng chậm, cảm xúc, lắng sâu... GV: đọc mẫu -> gọi học sinh đọc. - Nhận xét. - Gọi HS: tóm tắt đoạn trích. - GV: nhận xét - tóm tắt lại đoạn trích. - Trên chuyến xe HN -> Lào cai, Lai Châu đến Sa Pa chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó bác lái xe giới thiệu cho ông Hoạ sĩ, cô kĩ sư làm quen với anh TN 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh TN mời hai người lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ông hoạ sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh TN. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu vẽ người khác. Hết giờ nghỉ, ông hoạ sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925- 1991) - Quê: Quảng Nam. - Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sấu sắc. b. Văn bản: - Truyện sáng tác năm 1970 nhân một chuyến đi thực tế Lào Cai của tác giả. - In trong tập: “Giữa trong xanh” (1972) 2. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích a. Đọc, kể tóm tắt ? Em hiểu ntn về: “Vật lý địa cầu”, “máy nhật quang ký”. - GV sử dụng kĩ thuật động não ? Văn bản ''Lặng lẽ Sa Pa'' thuộc thể loại nào? ? So với truyện ngắn “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện ntn ? Cốt truyện đơn giản hơn chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên. ? Truyện được kể với sự đan xen của những phương thức biểu đạt nào? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng gì? ? Dựa vào nội dung, chia văn bản thành mấy phần? Giới hạn và nội dung chính từng phần? - P 1: Từ đầu -> anh ta kia: Giới thiệu cuộc gặp gỡ. - P 2: Tiếp đến -> như thế: Diễn biến cuộc gặp gỡ. - P 3: còn lại: Cảnh chia tay. HS: HĐ cá nhân ? Truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính? GV: Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với các nhân vật kia, khi xe của họ dừng lại, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh. HS: đọc từ: “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ... như khi đến”. HS: HĐ nhóm 2 (8p) Câu 1 (tổ 1): Tìm những chi tiết kể về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. b. Chú thích: (sgk) 3. Thể loại, ngôi kể và PTBĐ: - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. - Phương thức: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, bình luận. - Ngôi kể: Ngôi thứ ba (qua điểm nhìn của ông họa sĩ già, có những đoạn nhỏ qua điểm nhìn của cô kĩ sư) -> Câu chuyện chân thực, khách quan đồng thời làm nổi bật chất trữ tình. 4. Bố cục văn bản - 3 phần II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Nhân vật anh thanh niên. Câu 2 (tổ 2): Ý thức về công việc và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên thể hiện qua những chi tiết nào trong truyện? Câu 3 (tổ 3): Trong cuộc sống anh thanh niên còn là một người như thế nào? Câu 4 (tổ 4): Trong quan hệ với mọi người, anh thanh niên có phẩm chất nào đáng quý? ? Anh thanh niên được giới thiệu qua những chi tiết nào? Hoàn cảnh sống của anh thanh niên có gì đặc biệt? ? Những chi tiết trên cho ta hiểu gì về hoàn cảnh sống của anh thanh niên? ? Anh thanh niên làm nghề gì? Công việc cụ thể của anh? ? Em có nhận xét gì về công việc ấy? ? Theo em cái gian khổ nhất của anh là gì? Vì sao? - Đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng 1 mình trên đỉnh núi cao không 1 bóng người. ? Vậy cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? ? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc đối với cuộc sống con người? a. Hoàn cảnh sống và làm việc * Hoàn cảnh sống: - 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m, bốn bề chỉ cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. - “Cô độc nhất thế gian”; - “thèm người”, lăn cây chắn đường ngăn xe để gặp người. => Cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. * Công việc: Làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn mặt đất... phục vụ sản xuất, chiến đấu. - Một ngày 4 lần ghi số liệu báo cáo về trung tâm. - Cả ngày quanh quẩn với mấy chiếc máy. => Đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. b. Phẩm chất * Trong công việc: - Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được, cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” - Anh thấy mình thật hạnh phúc khi góp phần vào chiến thắng của không quân ta... ? Tìm các chi tiết về cuộc sông của anh thanh niên trong truyện? ? Trong cuộc sống anh thanh niên còn là một người như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của anh TN với mọi người: + Bác lái xe: nhớ cả chuyện vợ bác lái xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà cho bác. + Khách ở xa đến thăm: Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. + Chia tay mọi người anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ già cái làn trứng gà làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ ốp”. ? Qua việc từ chối vẽ chân dung của mình và giới thiệu với ông hoạ sĩ những người khác, đó thể hiện vẻ đẹp nào của anh TN? ? Em có nhận xét gì về NT miêu tả nhân vật trong đoạn truyện trên? ? Anh TN hiện lên là một người ntn? (Hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam những năm thập kỉ 70 những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết) GV: liên hệ về cách sống của TN hiện nay qua bài GDCD lớp 9: Lí tưởng sống của thanh niên. => Lòng yêu nghề, tận tâm với công việc. * Trong cuộc sống + Tổ chức cuộc sống ngăn nắp khoa học. + Nuôi gà, trồng hoa. + Viết đơn xin ra mặt trận, hạnh phúc khi được cống hiến; + Tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. => Yêu đời, yêu cuộc sống, sống có lý tưởng. * Mối quan hệ với mọi người + Chu đáo, quan tâm tới người khác, thực sự cảm động, vui mừng khi có khách đến thăm. => Giàu tình cảm, cởi mở, chu đáo, chân thành. -> Phẩm chất khiêm tốn, giản dị. -> NT miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. => Một người có lý tưởng, biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh tuổi trẻ, cống hiến hết mình cho đất nước. GV: yêu cầu HS: kể tóm tắt các nhân vật phụ: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Làm ở nhà) ? Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên Sa Pa trong phần đầu văn bản? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Vận dụng kiến thức vừa học trong văn bản, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên của Than Uyên hiện tại qua các kênh Thông tin và nêu cảm nhận của em? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các tác phẩm khác viết về đề tài tình yêu tniên nhiên, đất nước. V. HD học sinh chuẩn bị tiết sau - về nhà tìm hiểu tiếp về công việc,cuộc sống của các nhân vật còn lai (ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe). Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. - Tên các nhân vật trong câu truyện có gì đặc biệt?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_66_lang_le_sa_pa_nam_hoc_2019_202.pdf