Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh

thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm,

trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh

phúc của con người trong lao động.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả

nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

3. Thái độ: Có thái độ trân trọng những người lao động bình thường.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử

dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Chân dung nhà văn và tranh cảnh Sa Pa.

2. Học sinh: Đọc văn bản, kể tóm tắt, chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp:

Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2019 Ngày giảng: 08/11/2019 Tiết 66 Văn bản: LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên. 3. Thái độ: Có thái độ trân trọng những người lao động bình thường. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn và tranh cảnh Sa Pa. 2. Học sinh: Đọc văn bản, kể tóm tắt, chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc 2 khổ thơ đầu trong bài thơ bếp lửa của tác giả Bằng Việt.Nêu nội dung bài thơ? H: Nêu ý nghĩa bài thơ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: GV đưa ra câu hỏi: 1. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam?( Phanxipang). 2. Tên một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, nổi tiếng với hoa ban trắng, (có 6 chữ cái).(Lào Cai) 3. Những câu hỏi và hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến địa danh nổi tiếng nào trên đất nước ta?(Sa Pa) Từ cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc miệt mài cho mảnh đất Sa Pa, nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi làm việc của những con người thầm lặng với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi nghỉ tại Sa Pa Nguyễn Thành Long đã viết lên truyện ngắn đặc sắc dạt dào chất thơ. Để hiểu được nét đặc sắc đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS HĐ cá nhân ? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long? (Giáo viên bổ sung thêm) -> Thành công hơn khi viết về cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của thế kỉ XX. -> Giản dị, mộc mạc như một ghi chép về cuộc gặp gỡ những con người bình thường mà lắng động tình người, để lại dư âm trong lòng bạn đọc. ? Hoàn cảnh ra đời của văn bản Giáo viên hướng dẫn đọc. - Chú ý : chậm, lắng sâu. -Học sinh đọc đoạn đầu-đoạn giữa kể-đọc đoạn cuối ? Có thể tóm tắt thật ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu như thế nào ?Qua đó em có nhận xét gì về cốt truyện ? - Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già và bác lái xe, cô gái với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. GV : Kiểm tra một vài từ khó SGK. ? Tình huống cơ bản của truyện này là gì ?(Cuộc gặp ) - HS làm việc theo nhóm( bàn) ? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào? Tác dụng của lối kể này? =>Tác dụng : Câu chuyện chân thật, khách quan -> chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. ? Nhân vật chính của truyện là ai ?Hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ? ( Qua cái nhìn của 3 nhân vật phụ) ? Văn bản được viết theo thể loại nào gì? ? Theo tác giả: Truyện ngắn này là “một bức chân dung”, theo em đúng hay sai? Đó I. ĐỌC,TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả (1925-1991) - Quê: Quảng Nam. - Chuyên viết truyện ngắn, bút kí. - Phong cách văn xuôi, nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ. b. Văn bản : Sáng tác năm 1970. In trong tập "Giữa trong xanh". 2. Đọc, tóm tắt truyện, chú thích a. Đọc, kể b. Chú thích 3. Tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật. - Ngôi kể: ngôi thứ 3- Từ điểm nhìn của ông hoạ sĩ già. - Nhân vật chính: Anh thanh niên. - Các nhân vật phụ: Ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư. Ngoài ra: ông kĩ sư ở trại rau, anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét( không xuất hiện trực tiếp). 4. Thể loại: Truyện ngắn là bức chân dung của ai? ? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ? Em biết gì về Sa Pa. Hãy giới thiệu về Sa Pa theo sự hiểu biết của em? Thảo luận nhóm: Chú ý vào đoạn " Trong lúc mọi người xôn xao.. cô gái sẽ nói. HS chỉ ra các câu văn trong SGK. 1)Vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên Sa Pa hiện lên qua những chi tiết nào? 2) Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Tác dụng? - Những rặng đào, đàn Bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ. - Cây trồng "rung tít trong nắng". - Những cây tử kinh màu hoa cà. - Mây bị nắng xua cuộn tròn từng cục... - Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. - Nắng chiều làm cho bó hoa..... rực rỡ hơn ? Em có nhận xét như thế nào về cảnh Sa Pa qua trang văn của Nguyễn Thành Long . Theo dõi phần đầu văn bản. ? Con người xuất hiện trong tình huống nào? 5. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Thiên nhiên Sa Pa: -> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, sosánh => Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tráng lệ, hữu tình đầy chất thơ, trữ tình -> như mời gọi, cuốn hút, hấp dẫn du khách. 2. Con người ở Sa Pa: a. Anh thanh niên: - Xuất hiện: trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật phụ với anh (khi xe của họ dừng lại nghỉ). -> Hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của họ. * Hoạt động 3: Luyện tập: ?Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên Sa Pa trong phần đầu văn bản? * Hoạt động 4: Vận dụng: ? Vận dụng kiến thức vừa học trong văn bản, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện tại qua các kênh thông tin và nêu cảm nhận của em? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Sưu tầm các tác phẩm khác viết về đề tài tình yêu tniên nhiên, đất nước. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Tóm tắt lại truyện, nắm chắc nội dung vừa tìm hiểu - Chuẩn bị: Lặng lẽ Sa Pa (tiếp) + Tìm hiểu về hình ảnh con người (anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư) là những người như thế nào? - HĐT: Người kể chuyện trong văn bản tự sự - Yêu cầu: tìm hiểu về các nhận vật khác trong truyện và rút ra nội dung, nghệ thuật của văn bản; tìm hiểu về người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_66_lang_le_sa_pa_nam_hoc_2019_202.pdf
Giáo án liên quan